Tóm tắt Sáng kiến Tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học

Tìm hiểu và nghiên cứu, sử dụng các biện pháp thích hợp, từ đó đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động khám phá nhằm phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình phát triển tâm, sinh lý, cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ, chú ý…. trẻ được tích cực sử dụng các giác quan như: Nghe, nhìn, sờ, nếm, ngử… Do đó các giác quan của trẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ nhanh, nhạy và chính xác, tư duy ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ đa dạng và phong phú hơn, góp phần mở rộng, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Đồng thời, rèn các kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ pháp với thái độ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người. Trẻ bộc lộ các ý kiến, quan điểm của bản thân trong các hoạt động khám phá khoa học và nói lên những kết quả thu được.
doc 11 trang skmamnon 18/10/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học

Tóm tắt Sáng kiến Tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học
 2
 Trước khi áp dụng các biện pháp tôi tiến hành khảo sát trẻ trên một số 
nội dung.
 * Kết quả khảo sát như sau:
 Kết quả đầu 
 năm
 Nội dung Số trẻ Tỷ lệ 
 đạt %
 1. Trẻ chú ý vào nội dung, nắm được kiến 15/35 43 %
 thức
Trẻ 2. Trẻ có khả năng tìm tòi khám phá đối 14/35 40 %
được tượng
khảo sát 3. Khả năng nhận biết gọi tên, tính chất, đặc 13/35 37 %
là 35 điểm rõ nét của đối tượng
cháu 4. Trẻ biết so sánh một số đặc điểm giống và 19/35 54 %
 khác nhau của hai đối tượng
 5. Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại 17/35 48 %
 6. Khả năng suy luận 13/35 37 %
5. Sự cần thiết khi áp dụng biện pháp 
 Tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học 
giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, giá trị sử dụng, mối liên hệ 
và sự phát triển của các hiện tượng, sự vật xung quanh trẻ. nhờ vậy khả 
năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả 
trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí 
nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành 
ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
 Trẻ được tham gia hoạt động khám phá, làm những việc mà trước đó trẻ 
nghĩ khó có thể làm được và thấy thật tự hào khi mình được tin tưởng, đây cũng 4
 + Trò chơi: “Tìm nhà cho các con vật’’ sử dụng trong các tiết: Một số 
con vật nuôi trong gia đình (gia cầm, gia súc, vật nuôi nói chung)
 * Chuẩn bị: Bút mầu, bàn ghế, mỗi trẻ có một tờ giấy có vẽ hình giống 
mẫu ở dưới.
 * Cách chơi: Trẻ ngồi theo bàn, mỗi trẻ có một tờ giấy giống mẫu ở 
dưới, trẻ dùng bút nối con vật ở giữa tương ứng với ngôi nhà của chúng rồi tô 
màu. Sau khi chơi xong cô nhận xét kết quả.
 * Luật chơi: Thi xem ai tìm được nhiều con đường cho con vật nhất.
 Trẻ tìm nhà cho các con vật
 + Trò chơi: “Ghép hình con cá’’ sử dụng trong tiết: Tìm hiểu về con cá
 * Chuẩn bị: Các chi tiết con vật như đầu, mình, đuôi, vây, nơi hoạt 
động, thức ăn2 bảng gắn, bàn để chi tiết.
 * Cách chơi: Chia làm hai đội, số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau. Khi 
có hiệu lệnh chơi lần lượt từng trẻ ở mỗi đội chạy lên tìm một chi tiết con vật
 của đội mình gắn lên bảng. Kết thúc trò chơi đội nào ghép được nhiều 
chi tiết nhất là đội thắng cuộc.
 * Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào ghép được nhiều chi tiết 
nhất là đội thắng cuộc... 6
 Cho trẻ thí nghiệm vật chìm, nổi
 + Ví dụ: Khám phá về một số loại quả “Quả cam, quả chuối” tôi dùng 
quả cam, quả chuối thật cho trẻ quan sát và trải nghiệm trẻ được sờ, ngửi, 
nếm.
 * Mục đích:
 - Trẻ tiếp xúc với vật thật thì trẻ hứng thú và nắm chắc kiến thức rõ 
ràng nhất.
 - Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm với sự vật hiện tượng 
xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, ngửi, nếm.
 - Trong đó trẻ bộc lộ tính cách và hình thành phát triển tâm lý và phát 
triển thêm vốn từ cho trẻ.
 * Chuẩn bị: Quả cam, quả chuối thật để trẻ khám phá 
 + Ví dụ: “Cây cần gì để sống” chuẩn bị một số hình ảnh và tranh rời, 
hình ông mặt trời, bình nước tưới cây, hình ảnh con người chăm sóc cây.
 - Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân, trẻ chọn các bức tranh mô 
 phỏng công việc đối với cây (Như tưới nước, nhổ cỏ...)
 Biện pháp 3: Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên
 Giờ hoạt động ngoài trời là giờ trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự 
nhiên: Mây, mưa, nắng thì bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao? 
Hoặc trong hoạt động có mục đích “Tìm hiểu về hoa cúc mặt trời” trẻ sẽ biết 8
 Trẻ hăng say chơi với cát, sỏi, khám phá thiên nhiên
 Biện pháp 4. Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh để đạt hiệu quả 
cao nhất trong công tác giảng dạy 
 Phụ huynh thường không biết trẻ ở trường được học những gì và học 
như thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan 
trọng giữa giáo viên và gia đình. Việc cô giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm 
hiểu trước vấn đề sẽ khám phá đã tạo cho trẻ hứng thú nhất định và tạo thói 
quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau 
mỗi hoạt động khám phá thì yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi 
bố mẹ, xem tivi... Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen 
tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ. Làm 
trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa khám 
phá. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để 
hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ.
 Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển truyện, tranh về con 
vật, cây cỏ phù hợp với lứa tuổi để trẻ có được vốn kiến thức về thiên 
nhiên, về xã hội phong phú. 10
 * Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh sau:
 Trước khi áp Sau khi áp 
 Nội dung dụng biện pháp dụng biện pháp
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 đạt % đạt %
Số 1. Trẻ chú ý vào nội dung, 15/35 51 % 35/35 100 %
lượng nắm được kiến thức
trẻ 2. Trẻ có khả năng tìm tòi 14/35 57 % 33/35 94 %
được khám phá đối tượng
khảo 3. Khả năng nhận biết gọi tên, 13/35 51 % 34/35 97 %
sát là tính chất, đặc điểm rõ nét của 
35 trẻ đối tượng
 4. Trẻ biết so sánh một số đặc 19/35 54 % 32/35 91 %
 điểm giống và khác nhau của 
 hai đối tượng
 5. Trẻ có kỹ năng quan sát, so 17/35 66 % 34/35 97%
 sánh, phân loại
 6. Khả năng suy luận 13/35 54 % 34/35 97 %
 Thông qua các biện pháp nêu trên, tôi thấy trẻ nhận thức, tiếp thu các 
kiến thức trong các hoạt động khám phá khoa học được nâng lên rõ rệt. Trẻ 
rất chủ động hứng thú trong các hoạt động. Nó đã giúp trẻ thực sự hướng 
mình đến các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội. Ngoài ra nó 
còn giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh phát triển ngôn ngữ 
chính xác cho trẻ rèn luyện các giác quan làm giàu trí tuệ tư duy cho trẻ. 
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp
 Sau khi áp dụng sáng kiến “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi 
tham gia hoạt động khám phá khoa học”. Đề tài này đưa ra có tính mới, sáng 
tạo, logic khoa học. Các biện pháp đưa ra vừa sức với trẻ trong hoạt động 

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_tao_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tham_gia_hoa.doc