Tóm tắt Sáng kiến Rèn kỹ năng hát diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở Lớp Chồi 4 Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022

Âm nhạc là một trong những nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, là hoạt động thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung... Mặt khác chất giọng của trẻ còn hạn chế về hơi, về âm vực, tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh covid- 19 kéo dài và diễn biến phức tạp trẻ phải nghỉ học thời gian dài dẫn đến kỹ năng hát của trẻ bị hạn chế nên ngay khi trẻ được trở lại trường học tôi tiến hành khảo sát, kết quả qua quan sát thực hành trẻ chưa hứng thú tự tin tham gia hoạt động ca hát, trẻ hát không rõ lời đúng nhịp, hát không diễn cảm. Từ những nguyên nhân trên tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng hát diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp Chồi 4 Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022”.
doc 3 trang skmamnon 01/08/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Rèn kỹ năng hát diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở Lớp Chồi 4 Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Rèn kỹ năng hát diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở Lớp Chồi 4 Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022

Tóm tắt Sáng kiến Rèn kỹ năng hát diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở Lớp Chồi 4 Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022
 Ví dụ: Khi hát bài “Con cào cào” thì trẻ hát thường sai về tiết tấu vì bài này có 
tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát khác. Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ 
tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng.
 Để trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn thì tôi cho trẻ nghe giai điệu bài 
hát sau đó trò chuyện với trẻ nội dung bài hát qua đó giúp trẻ tăng cảm xúc khi hát, hát 
diễn cảm hơn. Ví dụ: bài hát “Bông hoa mừng cô” trẻ thể hiện tình cảm yêu thương vì 
đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
 Rèn trẻ hát rõ lời để góp phần truyền đạt bài hát một cách diễn cảm, cô cần
chú ý rèn trẻ hát rõ lời, hát đúng, hát rành mạch.
 Trước khi dạy trẻ hát nên cho trẻ đọc tập thể các âm cao theo tiết tấu bài hát và 
với bài có nhịp điệu nhanh để tăng cường độ xúc cảm với bài hát làm sâu sắc thêm 
hình tượng âm nhạc, tránh việc tập luyện dưới hình thức khô khan.
 Rèn trẻ hát chính xác, đúng âm điệu, nhịp điệu bài hát: Hát chính xác còn phụ
thuộc vào mức độ phát triển tai nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát thanh.
Nếu trẻ phân biệt được rõ độ cao, thấp, to, nhỏ của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu
thì trẻ dễ dàng hát được chính xác.
 * Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương làm nhạc cụ, đồ chơi 
phục vụ hoạt động học tập và vui chơi:
 Đồ dùng dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dạy và học của trẻ, 
làm cho tiết dạy phong phú, hấp dẫn đối với trẻ, tạo cho trẻ ham thích đi học, yêu quý 
cô giáo, đoàn kết với bạn... nhu cầu về đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Vì vậy 
muốn đạt kết quả tốt trong quá trình dạy trẻ hoạt động âm nhạc thì yêu cầu đồ dùng đồ 
chơi phải đẹp, đa dạng về chủng loại, đẹp về màu sắc phù hợp với lứa tuổi. Sử dụng 
nhạc cụ âm nhạc kết hợp với lời bài hát sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú, vui sướng và 
tham gia hoạt động âm nhạc một cách tự nguyện, vui vẻ.
 Ví dụ: Dùng tre để làm thanh gõ, dùi trống, dùng lon pepsi, bia để làm xúc xắc, 
hộp bánh bằng thiết làm trống gõ, đàn. Điều này kích thích tính tò mò, khám phá của 
trẻ, giúp trẻ hứng thú và tiếp nhận tác phẩm âm nhạc một cách dễ dàng. 
 * Tạo môi trường học tập cho trẻ:
 Để gây hứng thú cho trẻ tham gia tốt hoạt động giáo viên phải trang trí, sắp xếp 
tạo môi trường trong lớp học thoải mái để trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động âm nhạc.
 Xây dựng góc âm nhạc hình ảnh màu sắc nổi bật thu hút lôi cuốn trẻ, trưng bày 
nhiều loại nhạc cụ phong phú đa dạng sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, đồ 
chơi luôn để ở tư thế “mở’’ nhằm kính thích trẻ hứng thú hoạt động. 
 Vào giờ hoạt động chơi các góc, cô cho trẻ vào góc âm nhạc tổ chức chương trình 
văn nghệ trẻ biểu diễn dưới các hình thức khác nhau: đơn ca, song ca, tốp ca, đội văn 
nghệ biểu diễn các bài hát chủ đề qua đó giúp cháu hứng thú tham gia hoạt động, tự tin 
hát diễn cảm theo nhạc.
 * Kết hợp với phụ huynh:
 Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong các cuộc họp, giờ đón trả 
trẻ, lúc dịch bệnh thì trao đổi qua zalo nhóm lớp rèn kỹ năng hát cho trẻ, giáo viên gửi 
bài hát, quay video hoạt động âm nhạc gửi phụ huynh mở cho trẻ xem hay cho trẻ 
nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú 
thêm vốn hiểu biết của trẻ về âm nhạc, giúp trẻ tự tin hứng thú và hát diễn cảm hơn khi 
thể hiện các bài hát yêu thích.
 b. Tính mới:
 - Chủ động sáng tác nhiều bài hát phù hợp để dạy trẻ, sưu tầm và quay clip hoạt 
động âm nhạc làm kho học liệu của lớp mở cho trẻ xem.

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_ren_ky_nang_hat_dien_cam_cho_tre_4_5_tuoi.doc