SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4­5 tuổi ở Lớp chồi 2 Trường Mầm non Họa Mi

Trẻ mầm non ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn trả lời trống không với người lớn tuổi, với bạn bè, với cô giáo. Trước thực trạng đó là người giáo viên tôi không thể’ không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo. Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiể’u biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuôi ở lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi. ”
Giúp cho trẻ có được nhiều vốn kinh nghiệm sống, biết được những điều gì nên làm và điều gì không nên làm, biết xử lý tình huống khi gặp khó khăn, giúp trẻ tự tin chủ động hơn, khơi gợi sự tư duy, sáng tạo để’ xử lý tình huống giúp trẻ có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiể’u biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản trong cách ứng xử với mọi người như: nhẹ nhàng, khéo léo, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ...
docx 17 trang skmamnon 02/12/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4­5 tuổi ở Lớp chồi 2 Trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4­5 tuổi ở Lớp chồi 2 Trường Mầm non Họa Mi

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4­5 tuổi ở Lớp chồi 2 Trường Mầm non Họa Mi
 SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những 
người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, 
thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô 
giáo. Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ 
trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những 
người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và 
giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang 
hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không 
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
 Vậy chúng ta những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần 
phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Nhất là trong 
thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục không chỉ là 
một bộ phận khăng khít của nền kinh tế mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát 
triển của xã hội”.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là 
khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
 Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát 
triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi 
người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và 
tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình 
có lỗi. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục 
lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
 Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều 
con quá mức, thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có 
điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. 
Việc đưa trẻ đến trường mầm non chưa được chú trọng, còn để trẻ ở nhà chơi tự do, tiếp 
xúc với môi trường chưa lành mạnh, mà trẻ mầm non còn đang ở độ tuổi tập ăn, tập nói.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 2 Trường Mầm non Họa Mi SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
giáo cho trẻ mầm non là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, qua sự quan sát 
đánh giá trẻ của giáo viên thông qua các hoạt động trong ngày, nhằm giáo dục đạo đức, 
lối sống cho trẻ, qua tiếp xúc với câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo tác 
động đến sự giáo dục lễ giáo cho từng cá nhân trẻ về tình cảm, ý chí nhằm mục đích phát 
triển nhân cách cho trẻ.
 Giáo dục lễ giáo là chuẩn mực của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ, nó đóng một 
vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có thể’ nói: không thể 
thiếu được giáo dục lễ giáo trong vệc giúp trẻ trở thành con người mới của xã hội chủ 
nghĩa. Giáo dục lễ giáo chính là hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, có 
những hành vi, cách ứng xử phù hợp, có văn hoá trong gia đình, trường lớp và ngoài xã 
hội.
 Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng là vô cùng quan 
trọng . Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng. Người lớn chúng ta viết vào đó thế 
nào sẽ thành thế đó. Những tính cách, thói quen được hình thành cho trẻ ngay từ lứa tuổi 
mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời và rất khó thay đổi.
 II. Thực trạng vấn đề
 Năm học 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp chồi 2, phân hiệu lẻ trường 
Mầm non Họa Mi
 - Tình hình của lớp:
 + Tổng số học sinh: 33. Nữ: 9
 + Giáo viên: 2 giáo viên, trình độ đại học
 1. Thu ậ n l ợi
 Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn và có khả năng tiếp 
cận với các môn một cách nhẹ nhàng lối cuốn trẻ vào tiết học. Ngoài ra còn tổ chức tốt 
các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Số lượng trẻ đi hoc chuyên cần cao.
 Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ và đã phần nào 
nhận thức được nội dung, ý nghĩa của giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 4 Trường Mầm non Họa Mi SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con 
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp 
phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho 
trẻ mẫu giáo.
 Sau đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng lồng 
ghép giáo dục lễ giáo vào tất cả các hoạt động:
 l.Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học .
 - Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình 
thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
 Ví dụ: Tiết khám phá khoa hoc “Cây xanh và môi trường sống”.
 Cô giáo có thể’ đàm thoại: Cây xanh để’ làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế 
nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
 Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bẻ cành, mà phải 
biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để’ cây cho ta nhiều lợi ích.
 Đối với giờ học phát triển thể chất: Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều 
đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.
 Ví dụ: Tiết học tạo hình: “Vẽ người thân trong gia đình”.
 Cô có thể đàm thoại:
 - Gia đình cháu gồm có những ai?
 - Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
 -Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
 Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết 
nhường nhịn em bé.
 + Giờ học làm quen với toán
 Nhắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 6 Trường Mầm non Họa Mi SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
 Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? 
Đau ra sao?...
 Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, 
nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
 + Trẻ chơi bán hàng:
 Người bán hàng: Cô, chú mua gì ?
 Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
 Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong 
ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
 Ví dụ: Qua trò chơi xây dựng: trẻ xây “Trang trại chăn nuôi” qua góc chơi này cô 
cần giáo dục trẻ biết ơn những bác nông dân đã tạo ra các sản phẩm ngon, sạch cho chúng 
ta, chúng ta phải biết ơn công sức lao động của mọi người.
 Trẻ mầm non vui chơi là hoạt động diễn ra hằng ngày, là một giáo viên tôi luôn 
có gắng lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi nhằm mang lại hiệu quả 
tốt hơn mà không gây nhàm chán. Trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi, biết xin lỗi bạn 
khi làm bạn đau, biết đoàn kết trong quá trình chơi nhóm, tôi thấy vui mừng và tiếp tục 
áp dụng.
 3. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi.
 Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, 
tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
 Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời. nếu cháu làm việc gì 
sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai tay 
và nói lời cảm ơn.
 Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
 Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
 Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 8 Trường Mầm non Họa Mi SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
 5. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các sự kiện, ngày lễ.
 Như chúng ta đã biết truyền thống của người Việt chúng ta luôn tôn sư trọng đạo. 
Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 
20/11... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào 
mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết 
kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình 
thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích 
trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho xã hội.
 6. Giáo viên phải rèn luyện bản thân là tấm gương cho trẻ.
 Một ngày thời gian trẻ ở trên trường với cô rất nhiều vì vậy trẻ quan sát từng việc 
làm của cô, trẻ coi cô là thần tượng, cô phải thật là nhẹ nhàng, cư xử đúng mực khi giao 
tiếp với trẻ, cô phải tôn trọng trẻ, luôn coi trẻ là bạn vì như vậy giao tiếp với trẻ trở nên 
nhẹ nhàng và có hiệu quả.
 Cô giáo phải ý thức được việc mình là hình mẫu của trẻ để có những việc làm 
chuẩn mực khiến trẻ cảm thấy cô thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ, yêu thương trẻ 
bằng cả tấm lòng.
 Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ ăn chậm hay nói chuyện cô cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng 
cũng như động viên trẻ để’ trẻ ăn hết khẩ’u phần ăn của mình, qua việc làm đó của cô 
giáo trẻ nhận thấy được tình yêu thương của cô dành cho mình, cũng chính từ cách cư 
xử đó trẻ cũng sẽ cư xử nhẹ nhàng với các bạn của mình.
 Trong lớp trẻ đánh nhau cô là người phân xử, cô phải thật nhẹ nhàng khuyên bảo 
tìm ra nguyên nhân hai bạn đánh nhau, nhắc nhở trẻ có hành vi sai, nói với trẻ đánh nhau 
là hành động không tốt và khiến cho bạn đau và yêu cầu trẻ xin lỗi nếu trẻ làm sai từ đó 
trẻ nhận thấy rằng làm sai phải xin lỗi và đánh bạn là hành động không tốt. Cô luôn luôn 
gương mẫu trước trẻ trong tất cả các hoạt động khi trẻ ở cùng cô tại trường.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 10 Trường Mầm non Họa Mi SKKN: Một sô biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ỏ lớp chồi 2, trường Mầm non
 Họa Mi.
 V. Hiệu quả SKKN
 Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về lễ giáo 
tăng lên rõ rệt, đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp tôi có 
nghị lực trong công tác. Cụ thể dưới đây là kết quả khảo sát mức độ đ ạ t đ ượ c v ề gi á 
o d ụ c l ễ gi á o cho tr ẻ 4- 5 tu ổ i.
 * Kết quả khảo nghiệm:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 12 Trường Mầm non Họa Mi

File đính kèm:

  • docxskknmotsobienphapgiaoduclegiaochotre45tuoiolopchoi2_truongma.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4­5 tuổi ở Lớp chồi 2 Trường Mầm non Họa Mi.pdf