SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình nói chung là một trong những hoạt động góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Đây là một hoạt động nghệ thuật và là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ. Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy xung quanh, những gì làm cho chúng rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ tình cảm xúc cảm tích cực. Hoạt động tạo hình có đầy đủ diều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí thức, tham mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người, như một thành viên trong xã hội. Qua hoạt động tạo hình trẻ biết yêu lao động, tích cực sáng tạo, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng kĩ sảo, khả năng điều chỉnh hoạt động giữa mắt và tay. Như vậy hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Còn như các dạng hoạt động khác, hoạt động tạo hình là một hoạt động của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Thông qua các hoạt động này các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, được phát hiện, bồi dưỡng và phát huy.
docx 20 trang skmamnon 02/12/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
phát hiện, động viên, khích lệ và có biện pháp tác động thích hợp nhằm phát 
huy sự sáng tạo của mỗi con người theo nhiều chiều của một vấn đề.
 Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất tạo điều kiện cho những ý 
tưởng sáng tạo đang còn ấp ủ trong trẻ nhỏ trở thành hiện thực. Sự sáng tạo ở 
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một tiền đề quan trọng đặt nền móng cho khả năng 
sáng tạo đa chiều trong mọi hoạt động sau này, cần tạo điều kiện cho trẻ học 
tập sáng tạo.
 Ớ trường mầm non trẻ em được tham gia vào nhiều các hoạt động, hoạt 
động tạo hình thu hút trẻ nhiều nhất. Nó là sự liên kết của rất nhiều dạng hoạt 
động như vẽ, nặn xé dán, lắp ghép, có khả năng rèn luyện và sáng tạo tốt nhất. 
Các hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải phát huy tích cực những biểu tượng 
và vốn hiểu biết của mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ thể hiện vốn kinh 
nghiệm mà trẻ có được qua sự tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết 
thế giới như thế nào thì phản ánh vào trong sản phẩm tạo hình của mình như 
thế ấy. Sự đa dạng và hợp lí trong các sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo phụ 
thuộc vào vốn biểu tượng vốn kinh nghiệm và biện pháp hướng dẫn của người 
lớn. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng 
tạo, sáng tạo đa chiều trong hoạt động tạo hình. ”
 2/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
đến giá trị nghệ thuật, không quan tâm đến người xem, trẻ vẽ bất cứ thứ gì cố 
gắng truyền đạt tình cảm, suy nghĩ trước những gì được miêu tả. Chẳng hạn 
khi cho trẻ mẫu giáo vẽ tranh về chủ đề “Gia đình của em” bức tranh này 
không có gì mới đối với mọi người nhưng qua đó trẻ thể hiện thái độ tình 
cảm, nhận thức, và suy nghĩ của mình về những người thân trong gia đình. 
Đây là cơ sở để phát triển tư duy trí nhớ, tình cảm ... của trẻ.
 Hoạt động tạo hình của trẻ mang “ tính chủ định” tạo cho sản phẩm của 
mỗi trẻ mang tính hấp dẫn riêng. Bởi các ý tưởng thường nảy sinh tình cờ, 
thay đoi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay trong cảm xúc.
 a. 5: Đặc điểm của sự sáng tạo ở trẻ 4-5 tuổi.
 Sự sáng tạo của trẻ phát triển nhanh ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ cả về số 
lượng và chất lượng. Ớ thời kì này sự sáng tạo của trẻ phong phú hơn thời kì, 
mang tính tích cực và sáng tạo đa chiều hơn. Muốn cho sự sáng tạo của trẻ 
phát triển tốt đòi hỏi phải có những điều kiện giáo dục nhất định, đúng đắn 
nếu không sự sáng tạo của trẻ sẽ bị ngừng trệ hoặc phát triển theo hướng 
không mong muốn. Mà sự sáng tạo của trẻ chỉ phát triển trong hoạt động, đặc 
biệt là hoạt động tạo hình. Vì vậy việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ có 
ý nghĩa quyết định ngày càng mang tính chủ động và có ý thức.
1.2/ Cơ sở thực tiễn.
 Thực tế trẻ lớp tôi rất yêu thích môn học tạo hình, đặc biệt là hoạt động 
vẽ, cắt dán, xé, nặn trẻ say mê khám phá và tích cực thể hiện những gì chúng 
nhìn thấy, sờ thấy, cảm nhận thấy.. .qua sản phẩm tạo hình của mình, sản 
phẩm của trẻ rất trong sáng hồn nhiên và đôi khi rất ngờ nghệch, không quan 
tâm tới nguyên mẫu, không quan tâm tới màu sắc đã giống thật chưa, hình 
dáng có bình thường và gần gũi với thực tế không, mọi người nghĩ gì về sản 
phẩm của mình đang làm, trẻ say mê đi theo cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình 
và thể hiện thế giới theo cảm nhận rất riêng của mình. Sản phẩm của trẻ phong 
 4/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
ở tại lớp và có sự kết hợp một cách đều tay trong mọi hoạt động.
 - Lớp có 2 cô giáo cùng trình độ, nhiệt huyết với công việc, năng động 
sáng tạo linh hoạt, yêu nghề mến trẻ, hỗ trợ nhau trong các hoạt động giáo 
dục.
 - Trẻ ngoan, ham hiểu biết tìm tòi và sáng tạo, ủng hộ cô trong quá 
trình nghiên cứu và thử nghiệm.
 - Tư duy tưởng tượng và sáng tạo ở từng trẻ trong từng thời điểm là 
khác nhau nên sức sáng tạo ở các cháu vô cùng phong phú và đa dạng.
 - Một số cháu có năng khiếu tạo hình, khả năng tưởng tượng sáng tạo 
và tư duy tốt như cháu Uyên Nhi, Minh Châu, Nguyễn Ngọc Anh, Trinh Ngọc 
Anh, Khánh Linh, ...
2.2/Khó khăn:
 Sự sáng tạo hình thành trong quá trình sống, trong hoạt động của trẻ 
dưới ảnh hưởng nhất định của điều kiện sống, giảng dạy và giáo dục. Do vậy 
muốn trẻ sáng tạo, sáng tạo đa chiều cần tích lũy kinh nghiệm tương ứng, mở 
rộng biểu tượng về thực tại xung quanh thông qua những quan sát cá nhân 
của trẻ trong quá trình hoạt động, truyền đạt tri thức cho trẻ về sự vật và hiện 
tượng xung quanh. Tất cả những nhân tố đó mang trạng thái khác nhau, trong 
những thời kì khác nhau. Chính vì sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan mang 
tính quyết định nên khi tiến hành nghiên cứu tôi gặp phải những khó khăn 
sau:
 - Giáo viên còn chủ quan, quan tâm chưa đúng mực đến sự sáng tạo đa 
chiều cho trẻ.
 - Phụ huynh có chưa sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sự 
sáng tạo, sáng tạo đa chiều của trẻ, đôi khi còn cho đó là những điều phi thực 
tế, nên việc phối hợp rèn luyện thêm tại gia đình đôi khi còn gặp khó khăn.
 - Điều kiện về cơ sở vật chất đôi khi còn chưa cho phép cô to chức các 
 6/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
3. Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Biện pháp chung:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện thực tế với giáo viên 
trong lớp và học sinh, tôi đã thực hiện các biện pháp chung như sau:
 1. Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng về thế giới xung 
 quanh.
 2. Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích được tham gia hoạt động 
 tạo hình.
 3. To chức các hoạt động tạo hình dưới nhiều các hình thức phong phú 
 để trẻ được sáng tạo, sáng tạo đa chiều.
 4. Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cách 
 khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới.
 5. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào mọi hoạt động của đời sống.
 6. Tuyên dương trẻ và tổ chức thi đua.
 7. Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo, sáng tạo đa 
 chiều.
 8. Phối hợp với phụ huynh cùng tác động đến trẻ.
3.2. Biện pháp cụ thể:
 3.2.1/ Biện pháp 1: Cung cấp và làm giàu cho trẻ một số biểu tượng 
về thế giới xung quanh.
 Trong quá trình học tập ở trường mầm non trẻ sẽ được đi thăm quan, đi 
dạo, xem tranh hoặc ảnh, các bài vẽ, xem một số các sản phẩm của học sinh 
lớp lớn, sản phẩm của các cô...Đây chính là điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ 
cảm xúc và hứng thú cá nhân với những gì chúng nhận thấy bằng "Mắt thấy 
tai nghe" điều này đóng vai trò quan trọng với chất lượng sản phẩm tạo hình 
của trẻ. Trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, 
cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng của bản thân mình. Trẻ hứng thú say 
mê thể hiện cảm xúc riêng cá nhân. Chính lúc này việc tạo cảm xúc và hứng 
 8/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
khác nhau sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích thích cảm xúc 
giúp trẻ ghi nhớ tốt các hình ảnh, tạo đà cho trẻ sáng tạo.
 3.3.2/ Biện pháp 2: Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích 
được tham gia hoạt động tạo hình.
 Sự sáng tạo hay sáng tạo đa chiều chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố 
tình cảm xúc cá nhân nên giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích hoạt động 
tạo hình là biện pháp quan trọng để phát triển sự sáng tạo đặc biệt là sáng tạo 
đa chiều ở trẻ. Muốn khơi gợi lòng ham thích của trẻ một cách tự nhiên, tự 
nguyện giáo viên phải kích thích, gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, 
trẻ có thích thú say mê thì sản phẩm tạo hình mới có chất lượng cao, có chiều 
sâu và khả năng sáng tạo, sáng tạo đa chiều của trẻ được bộc lộ rõ. Khi đàm 
thoại về ý tưởng tôi thường sử dụng những câu hỏi ngắn, dễ hiểu ( Con định 
làm gì?, con sẽ tạo ra chúng bằng vật liệu gì?, con làm như thế nào?...), có 
hình tượng cùng cử chỉ điệu bộ, nét mặt gây cảm xúc, khơi gợi lòng ham thích 
cho trẻ, để khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng- tạo sản phẩm trẻ cảm thấy thoải 
mái, tự tin.
 VD: Khi cho trẻ hoạt động vẽ "một số loài hoa" tôi sẽ hỏi ý tưởng của trẻ :
 + Các bạn sẽ tặng cho mẹ mình những bông hoa như thế nào?
 + Những bông hoa ấy sẽ mang tình cảm thế nào? Yêu thương, xinh đẹp 
hay bình thường?
 + Con sẽ vẽ thế nào cho những bông hoa đẹp nhất? ....
 Việc tạo ra hình tượng đối với trẻ luôn gắn liền với sự thể hiện tình cảm, 
xúc cảm trong quá trình tạo sản phẩm. Việc bồi dường cảm xúc, rèn luyện kỹ 
năng, khơi gợi sự ham thích cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bằng biện pháp 
khéo léo biết kích thích sự hiếu kì, tò mò của trẻ, sử dụng các bài thơ câu đố, 
bài hát câu chuyện, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài tạo hình tôi khiến 
cho trẻ có được những tri thức một cách cơ bản nhất, hoàn chỉnh nhất trên cơ 
sở đó biết sáng tạo, sáng tạo đa chiều thêm những yếu tố mới mang tính nghệ 
 10/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua
hoạt động tạo hình
 3.2.4/ Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài 
trí bằng nhiều cách khác nhau (sáng tạo đa chiều) tạo ra nhiều sản phẩm.
 - Để kích thích hứng thú, mong mỏi hoàn thiện sản phẩm của trẻ tôi cho 
trẻ tạo ra các sản phẩm riêng lẻ sau đó cho trẻ dùng các sản phẩm này tạo thành 
một món sản phẩm thật hoàn chỉnh làm quà tặng hoặc trang trí.Tôi hướng dẫn 
trẻ hoạt động mà ít giáo viên làm: hướng dẫn trẻ bài trí các sản phẩm riêng lẻ 
thành một sản phẩm hoàn chỉnh có bố cục và màu sắc hài hòa.
 Ví dụ: cùng xé những dải giấy màu nhưng dùng những cách dán khác nhau: 
chấm hồ 2 đầu dán bồng cong phần giữa, hay dán đan lồng các dải vào nhau, 
noi khối trên giấy dễ thực hiện lại đẹp mắt thu hút trẻ say sưa hơn bao giờ hết.
 Để bé chủ động tự tạo cho mình nhiều sự lựa chọn hơn trong cách hoàn 
thiện sản phẩm, bé có sản phẩm mình yêu thích nhất, khiến bé tiếp tục hứng 
thú, háo hức, mong mỏi đến những hoạt động tạo hình sau này. Những gợi ý 
cho buổi học sau của cô giáo giúp bé ghi nhớ suy nghĩ việc mình sẽ làm gì 
trong buổi tạo hình tiếp theo hoặc bé trao đổi với người khác về ý định của 
mình. Vậy là tôi đã kích thích cho trẻ có sự sáng tạo từ những buổi trước khi 
thực hiện tiết học, nó giúp tôi phát hiện những bé có năng khiếu và thực sự say 
mê với bộ môn tạo hình để phối hợp cùng phụ huynh động viên, bồi dưỡng tài 
năng cho bé giúp các bé luôn tự tin vào bản thân và tiếp tục say mê sáng tạo, 
sáng tạo đa chiều.
 3.2.5/ Biện pháp 5: Sử dụng sản phẩm của trẻ vào mọi hoạt động.
 Sử dụng sản phẩm của trẻ vào các ngày lễ, ngày hội góp phần giáo dục 
và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp (Tình yêu thương con 
người, yêu quê hương đất nước), giúp trẻ thêm phấn khởi, vui tươi có những 
cảm xúc mới mẻ, trẻ thêm yêu và gắn bó với cô giáo, với bạn bè. Trẻ cùng cô 
giáo chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ còn giúp trẻ rèn luyện tính độc lập, sáng 
tạo tìm tòi, và có những sáng kiến... giúp trẻ tự tin vào bản thân.
 Dùng sản phẩm của trẻ vào những cuộc trưng bày nhỏ: Trẻ ngắm sản 
 12/16

File đính kèm:

  • docxskknmot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_tri_tuong.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình.pdf