SKKN Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 4-5 tuổi B4 Trường Mầm non Đồng Sơn
Để thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cần có rất nhiều yếu tố, và không thể không kể đến đó là yếu tố cơ sở vật chất. Cần phải chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất để tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 4-5 tuổi B4 Trường Mầm non Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 4-5 tuổi B4 Trường Mầm non Đồng Sơn

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân. Tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng với sự thành công trong học tập của trẻ, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực trạng: Nhà trường có khuôn viên trường rộng, sạch đẹp. ➢ Ưu điểm Lớp 4-5 tuổi B4 luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của nhà trường về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi được tham gia tập huấn về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” do phòng GD&ĐT tổ chức, được tham quan học hỏi các trường. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN Biện pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh cùng tham gia tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào ngày lễ, tết truyền thống BIỆN PHÁP 1: LÀM TỐT CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường, tuy nhiên việc tham mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị căn cứ trên các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phải xây dựng được đề án cụ thể, mỗi lần tham mưu, phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm, trình bày sao cho lãnh đạo thấy được sự cần thiết của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mục đích tạo điều kiện cho trẻ học tập trong môi trường tốt hơn. Khi tham mưu thực hiện cần đề xuất cả biện pháp thực hiện, không đưa quá nhiều việc cần làm cùng một lúc. BIỆN PHÁP 2: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM Nội dung biện pháp: Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Vì vậy mà tôi đã xây dựng môi trường mở, bắt mắt, thu hút trẻ hoạt động. * Môi trường bên ngoài lớp học: Khu vui chơi phát triển vận động Khu chợ quê của bé Bé khám phá âm thanh diệu kỳ BƯỚC 2: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM * Môi trường bên ngoài lớp học: Bên cạnh đó trẻ còn được trải nghiệm chơi trò chơi với nước, cát, sỏi. Trẻ được đong, đo nước, tạo suối chảy từ các chai lavie gắn trên tường. BIỆN PHÁP 2: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM * Môi trường trong lớp: Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi đã tạo nên một môi trường lớp học với những nguyên liệu mở sinh động, môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ Kết quả áp dụng biện pháp: Môi trường được tạo ra ở tất cả các vị trí trong lớp, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động giúp trẻ học qua vui chơi một cách vui vẻ, lớp có khuôn viên sư phạm đẹp mang tính hiệu quả giáo dục cao tạo niềm tin cho lãnh đạo các cấp và các bậc phụ huynh khi gửi con em đến trường. BIỆN PHÁP 3: PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH CÙNG THAM GIA TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM. Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã trực tiếp trao đổi phổ biến để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm... những định hướng, mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Vận động phụ huynh cùng kết hợp với nhà trường hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trong gia đình Mời phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng cho trẻ, cùng trang trí môi trường trong lớp Mời phụ huynh lao động cùng trang trí các khu vực chơi xung quanh trường BIỆN PHÁP 4: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO NGÀY LỄ, TẾT TRUYỀN THỐNG Nội dung biện pháp: Vào các dịp ngày lễ, ngày tết tôi thường tổ chức các hoạt động trải nghiệm để trẻ hiểu sâu hơn về ý nghĩa của những ngày đó và phong tục tập quán của quê hương mình. Qua đó trẻ được trải nghiệm, được tự tay làm những công việc như nặn bánh trôi, gói bánh trưng... Trẻtham gia hoạt động trải nghiệm nhân dịptếthàn thực 03/03 ➢ Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng PHẦN C. MINH CHỨNG Kết quả của giải pháp VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP MINH CHỨNG - Phụ lục I: “Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Khai thác sâu nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động ĐỐI Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo VỚI chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề GIÁO VIÊN Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ ĐỐI VỚI TRẺ Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia Trẻ hứng thú tích đình, bạn bè và xã cực tham gia hoạt hội; phát triển kiến động; kiến thức, thức về môi trường kỹ năng được xung quanh và củng cố, nhiều trẻ những kinh nghiệm tỏ ra mạnh dạn tự trong đời sống; tin trong giao tiếp, đảm bảo an toàn về khả năng sáng tạo thể chất, tâm lý và được bộc lộ rõ rệt. đáp ứnng nhu cầu của trẻ. BÁO CÁO BIỆN PHÁP XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BAN GIÁM KHẢO ĐÃ LẮNG NGHE Tác giả: Phùng Thị Thuần
File đính kèm:
skkn_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_tai.pptx
SKKN Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 4-5 tuổi B4 Trường Mầm non Đồng Sơn.pdf