SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Là giáo viên mầm non với 10 năm kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ, tôi nhận thấy phương pháp giáo dục Montessori là một trong những phương pháp giáo dục chú trọng đến từng cá nhân trẻ, kỹ năng riêng của từng trẻ, tạo cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học nhằm hình thành tính tự lập và khả năng tự khám phá và tự sửa sai. Trẻ sẽ tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng một cách có ý thức phù hợp với bản thân. Xuất phát từ những điều này, tôi đã trăn trở, suy nghĩ và lựa chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Tìm ra các biện pháp để ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non cũng như ở nhà hiệu quả.
Giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cần thiết trong thời gian ở nhà hình thành kỹ năng cá nhân của mỗi đứa trẻ góp phần phát triển óc tư duy, khả năng tưởng tượng sáng tạo, tính tự lập, sư tin, tự chủ trong giải quyết vấn đề của mình cũng như bộc lộ hết khả năng cá nhân nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Tìm ra các biện pháp để ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non cũng như ở nhà hiệu quả.
Giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cần thiết trong thời gian ở nhà hình thành kỹ năng cá nhân của mỗi đứa trẻ góp phần phát triển óc tư duy, khả năng tưởng tượng sáng tạo, tính tự lập, sư tin, tự chủ trong giải quyết vấn đề của mình cũng như bộc lộ hết khả năng cá nhân nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4 1. Cơ sở lí luận: ....................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................5 a. Đặc điểm tình hình:..........................................................................................5 * Thuận lợi:..........................................................................................................6 * Khó khăn:..........................................................................................................7 b. Thực trạng:.......................................................................................................7 3. Biện pháp thực hiện:........................................................................................9 3.1. Biện pháp 1: Đưa các bài tập Montessori ứng dụng vào các hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả, phù hợp với thời điểm hiện nay.........................................10 3.2. Biện pháp 2: Phối hợp với đồng nghiệp sưu tầm nguyên vật liệu làm giáo cụ trực quan và hướng dẫn phụ huynh sắp xếp một số giáo cụ đơn giản ................12 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng giáo án hướng dẫn trẻ thực hành với bộ giáo cụ Montessori trong các hoạt động trong thời gian nghỉ ở nhà ...............................14 3.4. Biện pháp 4: Trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp cách thiết kế giáo cụ và ứng dụng phương pháp Montessori vào các hoạt động cho trẻ..................................17 3.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công nghệ công thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ bài tập Montessori trong thời gian nghỉ dịch.............18 4. Kết quả đạt được............................................................................................20 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................22 1. Kết luận:.........................................................................................................22 2. Khuyến nghị: .................................................................................................24 2 trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Ở trường mầm non nói chung và ở lớp mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách nói riêng, trẻ cũng đã mạnh dạn tự tin, có những kỹ năng cá nhân ban đầu nhưng không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, không phải lúc nào trẻ cũng tự tin thể hiện bản thân, tham gia các hoạt động trải nghiệm cũng như thể hiện các kĩ năng thực hành cuộc sống. Đặc biệt, ngay từ đầu năm học 2021-2022 khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các trường mầm non phải cho trẻ nghỉ ở nhà phòng chống dịch, công tác giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn bởi trẻ mầm non không học trực tuyến mà các giáo viên chỉ thực hiện kế hoạch giáo dục tuyên truyền kết nối với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà. Nội dung giáo dục chú trọng đến hoạt động cốt lõi phù hợp với lứa tuổi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức, tâm sinh lý cũng như kỹ năng của trẻ. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các nhà trường, mỗi người giáo viên phải thay đổi suy nghĩ, tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng tình hình thực tế giúp trẻ thoải mãi, tự tin vui học an toàn tại nhà mà vẫn được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Là giáo viên mầm non với 10 năm kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ, tôi nhận thấy phương pháp giáo dục Montessori là một trong những phương pháp giáo dục chú trọng đến từng cá nhân trẻ, kỹ năng riêng của từng trẻ, tạo cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học nhằm hình thành tính tự lập và khả năng tự khám phá và tự sửa sai. Trẻ sẽ tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng một cách có ý thức phù hợp với bản thân. Xuất phát từ những điều này, tôi đã trăn trở, suy nghĩ và lựa chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các biện pháp để ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non cũng như ở nhà hiệu quả. Giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cần thiết trong thời gian ở nhà hình thành kỹ năng cá nhân của mỗi đứa trẻ góp phần phát triển óc tư duy, khả năng tưởng tượng sáng tạo, tính tự lập, sư tin, tự chủ trong giải quyết vấn đề của mình cũng như bộc lộ hết khả năng cá nhân nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ - nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 - 1952). Phương pháp Montessori là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm. Đây cũng lag phương pháp giáo dục mầm non duy nhất trên thế giới sử dụng giáo dục trong từng bài học. Phương pháp Montessori tôn trọng và chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ, cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình với thời gian và không gian riêng gọi là môi trường của trẻ. Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy rằng phương pháp Montessori giúp trẻ được học thông qua các giác quan. Từ đó, trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy. Phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ với mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu khao khát học hỏi, yêu thích sự học hỏi của trẻ; Học thông qua sự khám phá; Trẻ tự do được lựa chọn hoạt động mình yêu thích; Trẻ cần khoảng lặng yên tĩnh để tư duy; Trẻ được tiếp cận thực tiễn; Tự huấn luyện bản thân mình; Tạo sự tin tưởng cho trẻ; Yêu thích sự trật tự; Rèn trẻ sự tập chung chú ý và tính độc lập tự chủ cho mỗi đứa trẻ Phương pháp Montessori có những nguyên tắc riêng biệt: + Tôn trọng sự tự do của trẻ, không áp đặt trẻ trong mọi hoạt động. + Học tập luôn đi kèm với thực hành với giáo cụ trực quan. + Môi trường lớp học mang tính thẩm mỹ, luôn thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt. + Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. + Môi trường thiên nhiên thực tế truyền cảm hứng học tập cho trẻ. + Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ. Phương pháp Montessori đối với các trường công lập nó không được áp dụng trực tiếp luôn mà chỉ được lồng ghép, ứng dụng cho trẻ hàng ngày với phương pháp Montessori tôi thấy nó được triển khai trên 5 lĩnh vực cơ bản: Lĩnh vực thực hành cuộc sống: Trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như chải tóc, tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo,.. .Trẻ chăm sóc môi trường và giữ lớp học sạch đẹp như tưới cây, lau lá cây, 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2021-2022, nhà trường với quy mô 20 lớp, tổng số học sinh là tổng số 576 trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 đồng chí, trong đó có 44/48 giáo viên đạt 91.7% có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn nhiệt tình, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Năm học này, tôi được nhà trường giao phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B2 với tổng số trẻ là 28 trẻ, trong đó có 01 trẻ khuyết tật vận động ở chân, lớp có 14 cháu nam và 14 cháu nữ. Lớp có 03 giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, 60% phụ huynh làm nông nghiệp, 10% phụ huynh làm công nhân viên chức, 30% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu tốt những ưu điểm nổi bật của phương pháp Montessori, thống nhất chỉ đạo đội ngũ giáo viên lồng ghép vận dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào trong hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao; Luôn quan tâm, sát sao bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori, STEAM, công nghệ thông tin,... nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương. - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức. - Nhà trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các lớp, đặc biệt đồ dùng đồ chơi ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori cho các lớp với đa dạng các đồ dùng, đồ chơi ứng dụng góc thực hành cuộc sống, toán, giác quan. Đặc biệt, năm học này nhà trường đã đầu tư xây dựng một phòng ứng dụng phương pháp Montessori với đa dạng với đồ dùng của 5 lĩnh vực Montessori tạo điệu kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện các video hướng dẫn trẻ những bài tập Montessori phù hợp với điều kiện trẻ nghỉ ở nhà. - Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm tốt, sử dụng công nghệ thành thạo, khéo tay, sáng tạo trong thiết kế đồ dùng đồ chơi, giáo cụ thuận lơi trong việc tìm kiếm tư liệu ứng dụng phương pháp Montessori cũng như làm đồ dùng, giáo cụ Montessori phục vụ hoạt động giáo dục trẻ. - Lớp có 03 giáo viên trình độ chuyên môn trên chuẩn. 01 đồng chí giáo viên
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_mot_so_hoat_dong_ch.docx
- SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào một số hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm.pdf