SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Là một giáo viên, người làm công tác giáo dục Mầm non, tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ có thể phát triển nhận thức thế giới xung quanh mình một cách tích cực và hứng thú, có hiệu quả nhất. Qua thực tế giảng dạy và đứng lớp, tôi luôn nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc thiết kế một số giáo án khám phá khoa học và sử dụng phương pháp thí nghiệm cho trẻ thực sự đáp ứng được những gì mà tôi tâm huyết và trăn trở bấy lâu nay. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “ Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Qua đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở địa phương và giúp trẻ có nhận thức đúng về môi trường xung quanh nói chung và thực hành thí nghiệm nói riêng.
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc đưa những thí nghiệm khoa học vào giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non đạt hiệu quả cao.
doc 20 trang skmamnon 16/04/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
trẻ rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra những 
kết luận. Bằng những nguyên liệu và đồ vật thật trẻ được làm những thí nghiệm 
nhỏ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về môi trường tự nhiên,cây cối, hoa 
lá, các hiện tượng tự nhiên , các thí nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với lứa 
tuổi mầm non và là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới của công 
tác giáo dục hiện nay. Ở lứa tuổi này trẻ lại rất tò mò, rất thích tìm hiểu khám 
phá những điều kỳ lạ xung quanh trẻ hơn thế nữa trẻ em tuổi mẫu giáo “chơi 
mà học, học mà chơi”, vì vậy các hoạt động khám phá trải nghiệm được tổ 
chức như một trò chơi trẻ tham gia hào hứng thỏa sức đặt ra những những dự 
kiến của trẻ rồi cuối cùng cũng đưa ra một câu trả lời thích đáng thỏa tính tò 
mò của trẻ.
 Là một giáo viên, người làm công tác giáo dục Mầm non, tôi luôn trăn 
trở làm sao để trẻ có thể phát triển nhận thức thế giới xung quanh mình một 
cách tích cực và hứng thú, có hiệu quả nhất. Qua thực tế giảng dạy và đứng 
lớp, tôi luôn nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp, tôi nhận thấy 
việc thiết kế một số giáo án khám phá khoa học và sử dụng phương pháp thí 
nghiệm cho trẻ thực sự đáp ứng được những gì mà tôi tâm huyết và trăn trở bấy 
lâu nay. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “ Ứng 
dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4 - 5- tuổi trong 
trường mầm non”. Qua đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của bản thân 
đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở địa phương và giúp trẻ có nhận thức đúng về 
môi trường xung quanh nói chung và thực hành thí nghiệm nói riêng.
2. Mục đích đề tài.
 Đề tài nghiên cứu thực trạng việc đưa những thí nghiệm khoa học vào 
giáo dục cho trẻ 4- 5 tuổi. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm tổ chức 
các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non đạt hiệu quả 
cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Đối tượng: Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
 - Thời gian và phạm vi thực hiện: Từ tháng 9 /2018 đến tháng 3 /2019
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp điều tra khảo sát.
 - Phương pháp trò chuyện.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 2 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
khám phá của trẻ, chính vì vậy mà ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để 
giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể sảy ra trong quá trình tìm hiểu, 
khám phá môi trường xung quanh. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều giáo 
viên cũng đã nhận thức được tác dụng của phương pháp thí nghiệm. Tuy nhiên 
kinh nghiệm tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm với mục đích khám phá môi 
trường xung quanh còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn nội dung thí nghiệm còn 
lúng túng, không phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ chức chưa mang lại hiệu 
quả như mong muốn, chỉ có cô làm cho trẻ xem hay một vài trẻ được làm cùng 
cô.vv. Để giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua hoạt động thí 
nghiệm một cách hệ thống có hiệu quả ngay từ lứa tuổi mầm non là vô cùng 
cần thiết, nó không những thu hút trẻ mà còn giúp trẻ dễ nhớ hơn và nhớ lâu 
hơn. Để tổ chức các hoạt động khám phá có hiệu quả, trước khi vào thực hiện 
cụ thể tôi đã đặt ra các tiêu chí để tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng học 
sinh đầu năm như sau:
+ Tiêu chí 1 : Kiến thức hiểu biết 
+ Tiêu chí 2 : Tham gia HĐ tích cực
+ Tiêu chí 3: Kĩ năng thực hành 
+ Tiêu chí 4: Thao tác thử nghiệm
+ Tiêu chí 5: Khả năng phán đoán, suy luận.
Bảng đánh giá
Số 
 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5
trẻ
 Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ
 49
 27 22 28 21 27 22 25 24 27 22
 Tỷ 
 55% 45% 57% 43% 55% 45% 51% 49% 55% 45%
 lệ%
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó 
khăn sau
 a. Thuận lợi.
 - Được ban giám hiệu quan tâm, trú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đồ 
dùng đồ chơi và nhà trường luôn ủng hộ khuyến khích , động viên việc cho trẻ 
tham gia những bài tập khám phá khoa học.
 - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu, phụ huynh cùng giáo 
viên chuẩn bị đồ dùng cho bài tập, cùng tham gia làm giàu vốn kinh nghiệm về 
môi trường sống, thế giới xung quanh cho trẻ
 - Đồ dùng làm thí nghiệm đơn giản có sẵn trong các gia đình lớp học.
 - Trẻ có vốn kinh nghiệm về kỹ năng nhất định so với độ tuổi, ham học 
 4 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
 * Các hoạt động cụ thể giúp trẻ tìm hiểu khám phá về đặc điểm tính chất 
của nước.
- Đàm thoại về nước
+ Nước có màu gì? Nước có mùi gì? Nước có vị gì?Tại sao nước lại bốc hơi 
được.Hơi nước bay đi đâu? khi nào hơi nước biến thành nước? Nước ở ao hồ, 
sông suối có bay hơi không? Tại sao? 
+ Nước mưa do đâu mà có? Nước mưa dơi xuống đất chảy đi đâu?
 - Trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với đời sống con người, cây cối và 
con vật.
- Xem các hoạt động của con người cần đến nước ( Như tắm, giặt, rửa rau, làm 
vệ sinh vv.....)
- Làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch? Phải làm gì để tiết kiệm 
nước? Cách phòng tránh các tai nạn về nước. Nhận ra những nơi như ao, hồ, 
sông, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm, không được chơi gần
- Quan sát bầu trời và các hiện tượng nắng, gió ,mưa, mây
 * Các hoạt động thử nghiệm khám phá về nước.
- Làm thử nghiệm về các vật thấm hút nước, (so sánh xem loại vật nào dễ thấm 
nước nhất và loại vật nào khó thấm nước nhất.)
- Làm thử nghiệm về 3 loại nước (nước máy, nước ao, nước sông, dùng kính 
lúp để kiểm tra nước có thể chuyển từ trong ra đục, từ đục ra trong).
- Làm thử nghiệm các vật chìm, nổi trong nước ( xem vật nào nổi, vật nào nổi 
lập lờ,vật nào chìm rồi kể tên và đánh dấu lên biểu đồ.
- Làm thí về sự biến hoá của nước ( pha màu nước nhận biết được sự biến đổi 
nhiều màu của nước, đặt tên cho loại nước mình đã pha)
- Làm thử nghiệm về các chất tan và không tan trong nước như đường, muối, 
bột gạo, bột chanh, sữ bột, bột đậu xanh, cát sỏi...) đánh dấu lên bảng kết quả.
- Làm thí nghiệm về các lớp chất lỏng; để phân biệt được (lớp siro nặng hơn 
nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu 
nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro). Lớp dầu 
nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa. Nhận biết 
một số chất liệu: nhựa, gỗ, kim sắt, cao su - nổi ở lớp chất lỏng nào : nước, 
siro, dầu để rút ra kết luận
- Quan sát xem nước chảy qua rổ, rá, phễu so sánh xem nước chảy qua dụng cụ 
nào nhanh nhất.
 * Khám phá về nước thông qua các hoạt động 
- Trong hoạt động làm quen với toán
+ Đong đếm số cốc nước đổ vào các chai, lọ, xô, chậu, can,bình đựng nước.So 
sánh nhiều- ít (đong nước) đếm số ca nước. Đo sức chứa của một chậu nước, 
 6 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
+ Chơi đóng vai gia đình chuẩn bị dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón mừng năm 
mới, đi mua sắm, gói bánh. Nấu ăn, uống, tắm giặt, cửa hàng bán nước mắm, 
dấm,nước giải khát 
+ Chơi mưa to - mưa nhỏ, rời nắng - trời mưa, cây cao- cỏ thấp. Chìm nổi, 
rồng rắn lên mây, đua thuyền, thả diều, chơi với bóng bay, bong bóng.chong 
chóng
- Bò chui qua cổng, trườn sấp kết hợp nhảy qua vũng nước.
* Trong hoạt động tập làm nội trợ có thể cho bé chơi với nước bằng cách; tập 
rửa hoa quả, làm kem hoa quả, đổ nước hoa quả có màu sắc khác nhau vào 
những khay đựng nước có hình dạng khác nhau rồi đặt vào tủ lạnh.
- Quấy bột cho em bé 
- Làm một số loại bánh đơn giản: nhào bột, cán bột, cắt khuôn, nặn bánh trôi, 
bánh chay.
 *Các hoạt động giúp trẻ tìm hiểu khám phá về không khí.
- Theo các con không khí như thế nào? có nhìn thấy có sờ vào nó được không? 
Không khí có ở những đâu?( Không khí có ở khắp nơi và ngay trong người 
chúng ta) Không khí có màu gì? không khí có vị gì? Không khí cần thiết như 
thế nào đối với con người? Nếu không có không khí thì điều gì sẽ xảy ra( 
Không khí không nhìn thấy được, không có hình dạng, tuy nhiên ta có thể cảm 
nhận được qua mùi thơm của thức ăn, nước hoa, hoa quả...
+ Làm thế nào để bảo vệ bầu không khí trong lành..
 *Các hoạt động thử nghiệm khám phá về không khí
- Làm thí nghiệm “Chiếc phễu kì lạ” bằng cách ( Đổ nước vào 2 chai , một 
chai bị dán kín bằng đất sét, chai chứa không khí thì nước không vào được 
dùng que đục thủng 1 lỗ ở miệng chai nước chảy xuống, không khí bay ra.
- Làm thí nghiệm “Bắt không khí” bằng cách; úp ly ngược lại vào chậu nước
(Vì sao nước không vào ly, cho nước vào ly dùng tấm bìa đậy lại úp ly xuống, 
tại sao nước không chảy ra bên ngoài được?)
- Làm thí nghiệm về không khí chuyển động: Thổi gió vào trong hộp bằng 
miệng, quạt mo, quạt điện, quạt giấy( Khi thổi vào trong hộp không khí ở trong 
hộp bay ra mang theo cả các mẩu giấy vụn)
+ Điều gì xảy ra khi ta thổi lên lá cây, lên bông, lên hòn đá.
- Cho trẻ chơi với chong chóng ( Xem ai chạy nhanh, ai chạy chậm)
+ Cho trẻ bịt mũi xem có thở được không?
+ Cho trẻ lấy ly, lấy chai, lấy hộp... để bắt không khí.
+ Cho mỗi trẻ một túi ni lông yêu cầu trẻ hãy lấy và bắt không khí bỏ vào túi, 
trẻ thực hiện theo các cách khác nhau. Làm thế nào để túi phồng lên to? Muốn 
 8 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
Có vòi hoa sen vừa tầm tay của trẻ, có các bàn để trưng bày các tư liệu theo 
chủ đề, các tư liệu sưu tầm. Có nhiều vật liệu khác nhau để trẻ khám phá mọi 
lúc mọi nơi( sổ nhật ký theo dõi hàng ngày mỗi trẻ một quyển) các bảng tổng 
hợp kết quả các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và những vật trẻ có thể sờ mó 
hoặc nếm thử như cân, chai, lọ nhựa, nam châm, nhiệt kế, ốc vít,đèn pin, vỏ 
cây, lá, hột hạt khô....(các nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn và vệ sinh 
cho trẻ). Tùy theo từng chủ điểm mà tôi cung cấp các nguyên vật liệu để cho 
trẻ hoạt động khám phá.
 Tủ đựng đồ dùng khám phá Xây dựng góc khám phá theo tháng
 Kết quả sau khi trẻ thực hiện thí nghiệm và ghi nhật ký hàng ngày
 Biện pháp 3: Tiến hành tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm
 Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm không phải là việc làm hoàn toàn mới 
mẻ, đối với ngành học mầm non. Song để làm quen với thí nghiệm thì (chủ yếu 
 10 Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi 
hoà vào nước. Trẻ nếm và phát hiện nước có vị. Cô hỏi xem đó là vị gì? Ngọt 
vừa hay ngọt đậm? Tại sao? Chia trẻ thành các nhóm.
+ 1 nhóm pha đường
+ Một nhóm pha muối
+ Một nhóm pha chanh. Mỗi cốc pha một liều lượng khác nhau. Cho trẻ nếm 
và xếp theo thứ tự tăng đần từ ngọt ít, đến ngọt nhiều, mặn ít đến mặn nhiều; 
chua ít đến chua nhiều. Sau đó các nhóm khác sẽ lần lượt nếm và kiểm tra xem 
trẻ sắp xếp như vậy đúng chưa.
* Thí nghiệm 3: Nước có thể hoà tan và không tan trong các chất.
 Cô chuẩn bị 3 nhóm chất: 
+ Nhóm 1: Muối, đường, bột vali
+ Nhóm 2: Bột sắn, bột mì, bột đậu xanh
+ Nhóm 3: Cát, sỏi,đá.
 Cho trẻ xem cái gì sẽ tan, không tan trong nước, cái gì tan nhiều, tan ít.
 Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3 loại chất sau đó mang đặt lên bàn. Trẻ 
quan sát nhận xét những chất tan, không tan, tan ít.
 Cô cho trẻ lựa chọn các các cách ghi nhật ký(bảng phấn, bảng gài, sổ, ...)
* Thí nghiệm 4: Pha màu nước nhận biết được sự biến đổi nhiều màu của 
nước, đặt tên cho loại nước mình đã pha.
 Làm thí nghiệm về sự biến hóa của nước, trẻ biết được từ 2-3 màu có thể 
pha được nhiều màu khác nhau, biết được độ đậm nhạt của màu. Trẻ biết được 
sự biến đổi nhiều màu này được ứng dụng vào cuộc sống: Pha màu vẽ tranh, 
trang trí nhà cửa, nhuộm vải.....
 Trẻ thiết lập và bảng và dùng kí hiệu để ghi chép lại kết quả thử nghiệm
 TN các vật tan, k tan trong nước. Trẻ đánh dấu kết quả
 12

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_thi_nghiem_khoa_hoc_vao_viec_giao_duc_t.doc