SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Trực Đại
Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ. Giáo dục STEAM hiện đã được áp dụng rất nhiều trong nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Giáo dục STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi về tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo.
Giáo dục STEAM tích hợp các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học; là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn; thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi trẻ, tôn trọng sự khác biệt và trí tưởng tượng phong phú của trẻ, mang tính thực tiễn cao và phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
Giáo dục STEAM tích hợp các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học; là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn; thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi trẻ, tôn trọng sự khác biệt và trí tưởng tượng phong phú của trẻ, mang tính thực tiễn cao và phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Trực Đại
MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP................................................................................................................1 BÁO CÁO BIỆN PHÁP ............................................................................................................................................................2 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến....................................................................................................................2 II. Mô tả giải pháp .............................................................................................................................................................................3 1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra biện pháp .................................................................................................3 2. Mô tả kết quả sau khi có biện pháp ........................................................................................................................5 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học phù hợp với trẻ 4-5 tuổi. ..........................................................................................6 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục áp dụng hiệu quả giáo dục STEAM ...........................................................................................................................................................................................11 Giải pháp 3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ứng dụng giáo dục STEAM. .........................................................................................................................................................................................15 Giải pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với Cha mẹ trẻ ..........18 III. Hiệu quả do biện pháp đem lại .............................................................................................................................21 1. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................................................................................21 2. Hiệu quả về mặt xã hội......................................................................................................................................................21 - Đối với giáo viên..............................................................................................................................................................21 - Đối với trẻ ................................................................................................................................................................................21 - Đối với Cha mẹ trẻ.........................................................................................................................................................22 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng .............................................................................................................................22 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền........................................................................23 PHỤ LỤC I ............................................................................................................................................................................................26 PHỤ LỤC II..........................................................................................................................................................................................29 2 BÁO CÁO BIỆN PHÁP Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những chuyển biến sâu và rộng ở tất cả các lĩnh vực, điều này cũng tạo ra những vấn đề thách thức đối với người làm công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục mầm non nói riêng. Đặc biệt là việc sử dụng phương pháp dạy học mới để đào tạo ra những con người đầy sáng tạo và có tư duy phản biện. Điều này cho thấy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học nói chung và cấp học mầm non nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trẻ mầm non chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Để làm được điều này, việc sử dụng các mô hình giáo dục tiên tiến là hết sức cần thiết. Hiện nay, có nhiều mô hình giáo dục tiên tiến như: Montessori, STEAM, Reggio Emilia Trong đó giáo dục STEAM là một lựa chọn để giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kỹ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ. Giáo dục STEAM hiện đã được áp dụng rất nhiều trong nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Giáo dục STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi về tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. Giáo dục STEAM tích hợp các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học; là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn; thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi trẻ, tôn trọng sự khác biệt và trí tưởng tượng phong phú của trẻ, mang tính thực tiễn cao và phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã đúc kết: “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu” vì vậy học phải đi đôi với hành. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan; trẻ mầm non không học lý thuyết qua những lời nói 4 lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục luôn trong tốp đầu của huyện; nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 tuổi C2; lớp 4 tuổi C2 có 30 trẻ, trong đó có 18 trẻ gái, 12 trẻ trai; được phân công thực hiện dạy trẻ lớp 4 tuổi C2, bản thân tôi nhận thấy cần phải có những đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là trong điều kiện chuyển đổi số, sử dụng các phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay. Xác định rõ trách nhiệm trong công việc, để thực hiện tốt được nhiệm vụ được giao, tôi đã tiến hành đánh giá, khảo sát các điều kiện có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, sáng tạo. Xác định rõ những thuận lợi: Chủ trương chỉ đạo về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học được các cấp quản lý giáo dục cũng như nhà trường luôn quan tâm, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay; điều kiện môi trường trong và ngoài lớp; chất lượng trẻ tương đối đồng đều, trẻ học đúng độ tuổi, thích tò mò, khám phá nên việc áp dụng STEAM cho trẻ được thuận lợi hơn. Trẻ của lớp có nề nếp thói quen tốt trong học tập, khả năng nghe - hiểu và tiếp thu nhanh; nhiều cha mẹ trẻ rất quan tâm đến việc ăn, việc chơi, việc học, sự phát triển của trẻ; đặc biệt bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, thích tìm tòi, sáng tạo; được tham gia tập huấn, bồi dưỡng và tự học về đổi mới trong giáo dục mầm non, nhất là ứng dụng giáo dục STEAM Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tôi nhận thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai đổi mới giáo dục STEAM trong giáo dục mầm non: Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ứng dụng giáo dục STEAM vào tổ chức hoạt động; Thực tế cho thấy giáo viên mầm non hiện nay chưa được tiếp cận nhiều và sâu với các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới đặc biệt là giáo dục STEAM, vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao; Hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng. Giáo dục STEAM là một hoạt động mới và khó đòi hỏi phải có thực hành và tính ứng dụng cao. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có thời gian và quá trình tìm hiểu kiến thức kỹ lưỡng. Tài liệu về giáo dục STEAM cho giáo viên tham khảo không nhiều và chưa phong phú. Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tập theo phương pháp giáo dục STEAM còn hạn chế. Lớp có một số trẻ còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin; một số kỹ năng còn hạn chế như: Kỹ năng thực hành, trải nghiệm, hoạt động nhóm (hợp tác, thỏa thuận, chia sẻ), kỹ năng giao tiếp. 6 cầu bối cảnh mới, đặc biệt là ứng dụng các phương pháp giáo dục mới, hiện đại; với chức năng nhiệm vụ được giao, cá nhân tôi xác định rõ cần phải làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, triển khai sáng tạo, linh hoạt, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp “Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”, tôi đã đưa ra các giải pháp cơ bản, tham mưu, tổ chức thực hiện hiệu quả như sau: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch ứng dụng giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học phù hợp với trẻ 4-5 tuổi. Đối với trẻ mầm non giáo viên đóng vai trò là thang đỡ, điểm tựa cho trẻ phát triển một cách chủ động và linh hoạt. Để làm được điều đó mỗi giáo viên luôn phải cố gắng, không ngừng tự trau dồi kiến thức và kĩ năng cần thiết cho bản thân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng giáo dục STEAM vào trong hoạt động khám phá khoa học. Bản thân tôi là một giáo viên cốt cán của huyện nên thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hình ảnh cô giáo Phạm Thị Thoa – giáo viên trường mầm non Trực Đại báo cáo tại hội thảo ứng dụng giáo dục STEAM trong trường mầm non
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_giao_duc_steam_trong_to_chuc_hoat_dong_kham_ph.doc