SKKN Tổ chức hoạt động khám phá khoa học, gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường Mầm non Sở Dầu

Hiện nay hình thức khám phá khoa học đã được xem là một trong những hoạt động quan trọng trong 5 lĩnh vực phát triển toàn diện của trẻ. Giáo viên đã vận dụng hoạt động khám phá khoa học để giáo dục trẻ song hình thức và phương pháp tổ chức còn chưa được linh hoạt. Hơn nữa, diện tích cho trẻ hoạt động khám phá còn hẹp (góc thiên nhiên nhỏ), các nguyên vật liệu, đồ dùng... còn ít, chưa phong phú.Giáo viên còn ngại tổ chức hoạt động khám phá khoa học, có tổ chức cũng chỉ là hình thức đơn điệu. Bởi lẽ đó nên sự nhận thức của trẻ qua hoạt động khám phá còn hạn chế.
Giáo viên mầm non đã quan tâm và đã biết cách cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ hiểu biết một số sự vật hiện tượng xung quanh như biết: tên gọi, đặc điểm, ích lợi của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế trò chơi và sử dung trò chơi chưa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điểu kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Kiến thức mà trẻ tiếp thu được chủ yếu thông qua việc tìm hiểu qua tranh ảnh học nhiều mà thành kỹ năng.
docx 18 trang skmamnon 13/12/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động khám phá khoa học, gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường Mầm non Sở Dầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức hoạt động khám phá khoa học, gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường Mầm non Sở Dầu

SKKN Tổ chức hoạt động khám phá khoa học, gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường Mầm non Sở Dầu
 2
như: Giải pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động khám 
phá khoa học” của trường mầm non Đại Thạnh - Đà Nằng; Giải pháp: “Một số biện 
pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học” của trường mầm non Mai 
Dịch - Hà Nội. Tôi nhận thấy các giải pháp trên đều có những mặt ưu và tồn như 
sau:
 * Ưu điểm :
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ham học hỏi, luôn tìm tòi những 
tài liệu tập san,thiết kế bài giảng tren powerpoint, những trò chơi mới trên mạng, 
chương trình kidsmart, qua bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm và trong 
lớp.
 - Phụ huynh quan tâm đến bậc học mầm non nên thuận tiên trong việc tìm kiếm 
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt 
hiệu quả cao.
 * Tồn:
 Các giải pháp trên đã có những hiệu quả bước đầu để nâng cao chất lượng hoạt 
động khám phá khoa học nhưng kích thích được tính chủ động, tự tin, tạo cơ hội 
cho trẻ được thực hành khám phá, trải nghiệm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo.
 - Về nội dung: Các nội dung khám phá còn nghèo nàn xoay quanh sự lớn lên 
của cây, sự thay đổi của thời tiết. Chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt 
khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của giáo viên. Trẻ chỉ được tiếp thu 
kiến thức qua kinh nghiệm của giáo viên mà không có cơ hội thể hiện vốn kiến thức, 
kinh nghiệm sống của bản thân trong quá trình khám phá khoa học.
 - Về hình thức: Đồ dùng đồ chơi khám phá khoa học ít, chưa có tính đa năng. 
Chưa có được môi trường phong phú để trẻ có cơ hội được trải nghiệm và tham gia 
các hoạt động khám phá khoa học.
 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
 2.1. Tính cấp thiết:
 Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, 
khám phá thế giới xung quanh, mà con đường đó là phải do chính trẻ tự tìm ra, giáo 
viên chỉ là người hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động. Nó là một 
trong những khía cạnh giúp trẻ phát triển nhận thức tốt nhất.
Con người trong xã hội văn minh thì việc nghiên cứu khoa học lại hết sức quan 
trọng, để trẻ bước đầu làm quen với việc thực hành những thí nghiệm đơn giản, đặc 
biệt giúp trẻ tập suy nghĩ, phán đoán, theo dõi, ứng dụng những điều đã nghe, nói, 
những điều còn thắc mắc về sự vật hiện tượng xung quanh vào cuộc sống hàng 
ngày. Từ đó khả năng nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu, 4
trời như:
 Quan sát hiện tượng lá cây cần ánh sáng để phát triển.
 - Mục đích: Cho trẻ quan sát, nhận biết được lá cây cần ánh sáng để phát triển.
 - Chuẩn bị:túi bóng đen buộc 1 tán lá nhỏ.
 - Cách tiến hành:
 + Cô lấy túi bóng đen buộc 1 tán lá nhỏ để trong vòng 1 tuần sau đó bỏ túi bóng 
đen ra cho trẻ quan sát, nhận xét.
 + Cho trẻ đoán và giải thích tại sao chỗ lá cây buộc tíu bóng đen lại có màu 
vàng mà không có màu xanh như chỗ lá cây ở ngoài không bị buộc túi bóng ?
 - Giải thích và kết luận: Lá cây bị buộc túi bóng không có ánh sáng mặt trời 
chiếu vào nên không thể tạo ra chất màu xanh trên lá, nên lá có màu vàng.
 Khám phá không khí:
 - Cho trẻ bịt mũi hỏi trẻ có thở được không? (không thở được), rồi cho trẻ thả 
tay ra, hỏi trẻ có thở được không? (Thả tay ra thở được)
 - Lúc này cô mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy 
không khí có ở đâu? Kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta.
 Tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt được không? (Có cháu nói được, 
có cháu nói không)
 - Cô hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí?
 Cô phát cho mỗi cháu một chiếc túi linon và yêu cầu: “Hãy lấy và bắt không 
khí vào túi”. Mỗi cháu thực hiện một cách khác nhau. Nhưng các cháu vẫn chưa 
thấy gì trong túi. Cô tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách để túi phồng to lên đi” 
- cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải 
xoắn hay buộc túi lại
 Sau đó giải thích: Không khí đang ở trong túi của các con đấy.Tiếp theo cho 
các cháu chơi với túi không khí.....
 Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy que nhọn đâm nhẹ sẽ thấy 
hơi thoát (Đó là không khí)
 Tôi nhận thấy hoạt động sôi nổi và vui hẳn lên, 100% trẻ được tham gia thực 
hiện và cảm nhận, trẻ hứng thú và tự giải thích được các hiện tượng của sự việc.
 *Trong giờ hoạt động góc:
 Ở từng góc chơi tôi cho trẻ được trải nghiệm với các hoạt động phù hợp với 
từng góc chơi.
 Góc phân vai:
 Cho trẻ trải nghiệm tập làm người lớn với các trò chơi: Pha nước chanh, vắt 
nước cam ở những trò chơi này trẻ được tự mình thực hiện các thao tác pha nước 6
 *Hoạt động học:
 Với tiết học khám phá đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho 
tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá mang đến 
nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám phá không giống 
như các tiết học khác, khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải 
nghiệm thực tế, những thí nghiệm không quá khó hay nguy hiểm. Vì vậy tất cả trẻ 
đều được là chính mình khi tham gia tiết học này. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của 
mình và kết luận một cách có khoa học.
 Ngoài việc tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với đồ thật vật thật, thông 
qua hoạt động khám phá tôi còn thường xuyên cho trẻ tham gia trải nghiệm tìm 
hiểu các hiện tượng thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm thí nghiệm đơn giản 
luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính 
tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và 
các năng lực hoạt động trí tuệ.
 VD. Nhuộm màu hoa:
 - Mục đích: Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và 
có khả năng biến đổi thành màu đó.
 - Chuẩn bị:
 + 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước; 1 lọ mực; 2 bông hoa cúc trắng
 - Tiến hành:
 Bước 1: Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó đổ mực vào lọ thứ 2, cắt bớt đầu 
cọng 2 bông hoa chừng 5cm, đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước.
 Bước 2: Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông hoa đặt 
trong lọ thứ 2 sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.
 - Mở rộng: Có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách chẻ đôi cuống hoa 
và ngâm mỗi nửa cuống vào lọ nước màu khác nhau
 Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động dã ngoại, dạo chơi - tham quan.
 Việc tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan rất cần thiết, không những để trẻ khám 
phá về thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục ý thức tự hào dân tộc, tình 
yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, chú ý đến kiến thức xã hội với trẻ công 
việc của mọi người, đặt biệt là giáo dục an toàn giao thông với trẻ, tạo thói quen 
cho trẻ có ý thức khi tham gia giao thông, củng cố và mở rộng vốn hiểu biết và rèn 
các kỹ năng sống cho trẻ như: tính tự lập, tính tập thể, ý thức tự bảo vệ mình.... Do 
đó, ngoài việc tổ chức cho trẻ chơi thử nghiệm các trò chơi cô giáo còn có thể cho 
trẻ dạo chơi khi trẻ quan sát giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ 
chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó . 8
trình thay đổi và phát triển của cây từ hạt thì kiến thức sẽ khắc sâu và hiệu quả với 
trẻ hơn rất nhiều.
 * Một số trò chơi thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học
 1. Khám phá: Làm hoa giấy nở trong nước”
 - Mục đích: Quan sát và giải thích hiện tượng giấy thấm nước.
 - Chuẩn bị: Giấy, bút màu, kéo, chậu nước.
 - Tiến hành:
+ Bước 1: Cô cùng trẻ vẽ lên giấy bông hoa 5 cánh ( mỗi trẻ 1- 2 bông)
+ Bước 2: Tô màu bông hoa
+ Bước 3: Cắt rời các bông hoa ra khỏi giấy và cho trẻ gấp các cánh hoa lại
+ Bước 4: Cô cùng trẻ thả hoa giấy vào chậu nuớc và quan sát.
 - Giải thích: Khi giấy tiếp xúc với nước, giấy hút nước rất nhanh chóng từ dưới 
lên trên. Khi giấy bị ẩm ướt sức căng mặt ngoài của nước khiến những bông hoa 
giấy nở ra nên có hiện tượng hoa giấy nở trong nước.
 2. Khám phá về không khí
 *Trò chơi: “Tàu ngầm”
 - Mục đích, yêu cầu:
 + Trẻ biết nhờ có sự thay đổi của không khí mà tàu có thể chìm xuống và nổi 
lên.
 + Phát triển khả năng quan sát và tư duy cho trẻ.
 - Chuẩn bị:
 + Kéo, ghim kẹp, ống mút, dây chun,1 chai nước.
 - Tiến hành:
 + Bước 1: Thả tàu ngầm vào trong 1 chai nước đã đổ đầy nước và nhận xét: tàu 
ngầm nổi. Sau đó dùng nắp chai đậy chặt chai nước lại.
 + Bước 2: Cho trẻ dùng 2 tay bóp nhẹ vào phần dưới của thân chai và quan sát 
(tàu ngầm chìm xuống), sau đó thả tay ra và quan sát, nhận xét (tàu ngầm nổi lên)
 - Sau đó cô giải thích: Khi bóp nhẹ vào thân chai thì áp suất tăng lên, không 
khí giảm xuống, không có lực đẩy của nước tàu nặng sẽ chìm xuống. Khi bỏ tay ra 
khỏi thân chai áp suất giảm nước sẽ về bình thường và lực đẩy của nước sẽ làm cho 
tàu nổi lên.
 3. Khám phá nước
 *Trò chơi 1: “ Vận động bàn tay trong nước”.
 - Mục đích: Trau dồi óc quan sát, khả năng ngôn ngữ, óc suy luận.
 - Chuẩn bị: Bồn chơi nước, đổ nước vào các vật chứa nước đã chuẩn bị.
 - Tiến hành: Khuyến khích trẻ vận động bàn tay trong nước: vỗ tay, đẩy, đánh 10
 + Làm thế nào để con nhìn thấy đồ vật trong chiếc hộp?
 Khuyến khích trẻ chơi với các con rối kết hợp với chiếc hộp sáng tối và nhận 
 xét sự chuyển đổi của ánh sáng qua chiếc hộp sáng tối? Cho trẻ chơi kể chuyện sáng 
 tạo bằng các con rối.
 2.3. Tính sáng tạo:
 - Giáo viên không phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học xa vời 
 cho trẻ mà trẻ được tự khám phá, trải nghiệm những gì trẻ muốn tìm hiểu thế giới 
 xung quanh qua phương pháp thực hành. Ngoài ra trẻ có thể sáng tạo ra những trò 
 chơi mới, cách chơi mới những thí nghiệm mới theo ý thích của trẻ để khám phá 
 hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.
 2.4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
 - Sáng kiến có khả năng áp dụng trong tất cả các giờ chơi, giờ học và các độ 
 tuổi khác nhau trong trường mầm non
 Với sáng kiến này có thể áp dụng được cho tất cả các trường mầm non trong 
 quận Hồng Bàng nói riêng và cả nước nói chung.
 2.5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 a. Hiệu quả kinh tế:
 - Giaó viên và nhà trường không phải đầu tư kinh phí khi giáo viên triển khai 
 sáng kiến này tại lớp học
 - Sáng kiến mà tôi đưa ra đều dựa trên sự khai thác khả năng của giáo viên, 
 điều kiện sẵn có của trường lớp, huy động của phụ huynh, tiết kiệm tối đa chi phí. 
 Nên không phải mất chi phí mua nguyên vật liệu để khám phá.
 Khám phá khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm 
 non Sở Dầu, mỗi năm học đã tiết kiệm được khoản kinh phí, làm lợi về mặt kinh tế 
 như sau:
 Số 
STT Nội dung Mua mới Thành tiền Thực tế Tiết kiệm
 lượng
 50.000đ/chậu Quan sát tại sân 
 1 Cây hoa 3 chậu 150.000đ 150.000đ
 trường, vườn hoa
 Vận động phụ 
 2.000đ/1 chai 
 2 Chai nhựa 35 chai 70.000đ huynh sưu tầm 70.000đ
 (Thuê)
 mang đến
 3 Rau cải 10 bó 8.000đ 80.000đ Quan sát tại vườn 80.000đ
 rau của trường

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_gay_hung_thu_cho_tr.docx
  • pdfSKKN Tổ chức hoạt động khám phá khoa học, gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học thông qua.pdf