SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời

Qua khảo sát đầu năm cho thấy chỉ có gần 30% trẻ nắm vững chắc những kiến thức, kỹ năng về toán theo quy định của độ tuổi MG Nhỡ. Do đó cần tăng cường, tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ được làm quen với toán. Hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nhất. Ngoài việc giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn tự do hoạt động thì trẻ được quan sát, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên khơi gợi sự tò mò, thích khám phá, góp phần phát triển tư duy. Mặt khác, môi trường tự nhiên ngoài lớp học là nguồn đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng không cần chuẩn bị, đỡ tốn kém mà mang lại hiệu quả cao.Trước những lý do trên tôi đưa ra biện pháp“Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời” ở lớp tôi phụ trách.
docx 6 trang skmamnon 05/06/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời

SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời
 2. Mục đích của biện pháp:
 Với biện pháp đưa ra sẽ có các mục đích như sau:
 * Đối với trẻ: 
 - Giúp trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn toán theo quy định của độ 
tuổi và được duy trì một cách bền vững.
 - Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng 
hợp, khái quát góp phần cung cấp vốn từ về các biểu tượng Toán học cho trẻ. 
 - Rèn cho trẻ tính nhanh nhạy, tính tự tin. Giúp trẻ yêu thích, say mê, hứng 
thú với môn toán góp phần phát triển toàn diện về tư duy, nhận thức cho trẻ.
 - Trẻ được có nhiều cơ hội trải nghiệm, tiếp cận môn toán một cách tự 
nhiên với tâm thế vui vẻ, hào hứng thông qua giờ hoạt động ngoài trời. Thỏa 
mãn được nhu cầu tâm sinh lý “Học bằng chơi, chơi mà học” đáp ứng với 
phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay
 * Đối với giáo viên: Giúp cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn nội 
dung cho trẻ làm quen với toán thông qua giờ hoạt động ngoài trời. Từ đó, giáo 
viên tận dụng được nguồn đồ dùng sẵn có để cung cấp kiến thức với toán cho 
trẻ, giảm bớt thời gian, kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của cô và 
trẻ. Giúp đồng nghiệp có thêm tài liệu kinh nghiệm để tổ chức hoạt động làm 
quen với toán cho trẻ đạt hiệu quả hơn. Bản thân tôi tích lũy được nhiều kiến 
thức, kinh nghiệm qua thực tế để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, 
đáp ứng với tiêu chuẩn của người giáo viên mầm non theo quy định hiện nay.
 3. Cách thức tiến hành:
 Hoạt động ngoài trời là hoạt động được diễn ra hằng ngày ở trường mầm 
non và việc sử dụng đa dạng, hợp lí nội dung hoạt động sẽ làm tăng hứng thú 
giúp cho việc lĩnh hội các biểu tượng toán học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. 
Với 3 nội dung hoạt động ngoài trời được tôi linh hoạt sáng tạo tổ chức cho trẻ 
làm quen với toán qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể: 
 * Đối với hoạt động có chủ đích: Đây là hoạt động trẻ sẽ được cung cấp, 
củng cố những biểu tượng về toán một cách rõ ràng, hiệu quả nhất. Vì thế tôi sẽ 
tiến hành như sau:
 - Ôn số lượng, kỹ năng đếm: 
 + Sau khi cho trẻ quan sát nhận biết về nội dung chính tôi đặt các câu hỏi 
như các con đếm xem có bao nhiêu cây bàng, cây phượng, bồn hoa, đồ chơi 
ngoài trời...nhằm củng cố kỹ năng quan sát và kỹ năng đếm cho trẻ (vì trẻ có đ
ếm được mới trả lời được câu hỏi tôi đưa ra).
 2 về xếp xen kẻ hoặc đội 1 bên trái, đội 2 bên phải để giúp trẻ định hướng không 
gian...
 Để củng cố kiến thức về định hướng không gian, số lượng thì ở trò chơi 
“Chú Ếch con trổ tài”: tôi yêu cầu 2 đội nhảy về phía trước, phía sau; sang trái, 
sang phải, đội 1 nhảy sang trái, đội 2 nhảy sang phải; đội 1 nhảy về phía trước, 
đội 2 nhảy về phía sau với nhịp hô hoặc tiếng gõ xắc xô.
 - Ngoài những trò chơi trên tôi nhận thấy các trò chơi dân gian cũng làm 
tăng khả năng tư duy về Toán học cho trẻ. 
 + Trò chơi “Cua cắp” giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số 
lượng.Với cách chơi như sau: 
 Cách 1: Chia trẻ trong lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 bạn với 30 viên
 sỏi 3 màu (Xanh, đỏ, vàng). Khi chơi yêu cầu mỗi trẻ chọn một màu sỏi để cắp.
Sau khi cắp hết màu của mình trẻ đếm và so sánh. 
 Cách 2: Cũng với số lượng sỏi như vậy tôi cho trẻ cắp tự do. Sau khi cắp 
xong trẻ đếm số lượng và phân loại xem mình cắp được bao nhiêu viên sỏi màu 
xanh, màu vàng, bao nhiêu viên sỏi to, sỏi nhỏ.
 + Hoặc với trò chơi ô ăn quan: Khi trẻ thực hiện quá trình chơi của mình, 
trẻ vừa đếm vừa đặt những viên sỏi vào từng ô, để giúp trẻ rèn luyện tính logic, 
củng cố kỹ năng đếm cho trẻ.
 + Trò chơi cướp cờ: Tùy vào chủ đề trẻ học để củng cố hoặc cung cấp kiến 
thức cho trẻ tôi chuẩn bị các quân cờ khác nhau như chủ đề trường MN tôi 
chuẩn bị quân cờ là những quả bóng, bạn lật đật, bạn gấu, chong chống, máy bay 
với các màu sắc xanh, đỏ, vàng để củng cố về màu sắc. Còn để ôn luyện củng cố 
về hình tôi chuẩn bị các quân cờ là các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. 
Nếu ôn thêm số lượng thì tôi dán thêm các biểu tượng có số lượng cần ôn vào 
nền cờ (chủ đề bản thân tôi gắn thêm những chiếc áo, mũ, nơ; nếu chủ đề con 
động vật tôi gắn các con vật; đến chủ đề thực vật các quân cờ được tôi thay 
thế bằng hoa, lá, các loại quả)
 Từ đó, thông qua việc tổ chức các trò chơi có lồng ghép những biểu tượng 
Toán học, trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia từ đó góp phần không nhỏ 
vào việc ôn luyện củng cố những kiến thức mà trẻ đã học giúp trẻ ngày càng yêu 
thích, hứng thú với việc làm quen với Toán.
 * Chơi tự do
 Một trong những nội dung của hoạt động ngoài trời mà trẻ rất hứng thú, 
chiếm nhiều thời gian nhất đó là chơi tự do. Đây cũng là lúc trẻ được thỏa sức
 4 tư duy một cách tích cực. Đã nắm được các kiến thức và kỹ năng của hoạt động 
làm quen toán theo yêu cầu.
 Kết quả đánh giá trẻ như sau:
 Kết quả giữa kỳ
 Nội dung đánh giá
 Số lượng Tỷ lệ
Về đếm, thêm bớt, tách gộp số lượng trong phạm vi 5. 28/28 100%
Về sắp xếp theo quy tắc. 27/28 96,4%
Về so sánh, phân biệt giữa các hình hình học. 28/28 100%
Về đo lường, định hướng không gian. 26/28 92,8%
Về so sánh kích thước . 26/28 92,8%
 Đối với giáo viên: Tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm 
để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Vì tận dụng được 1 phần đồ 
dùng sẵn có nên tôi và giáo viên trong lớp có nhiều thời gian hơn quan tâm đến 
trẻ, có thời gian trong việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động khác nên chất lư
ợng, nề nếp của trẻ lớp tôi được đánh giá cao qua các chủ đề và các đợt kiểm tra 
của nhà trường. 
 Từ kết quả đạt được ở trên có thể nhận thấy rằng, đối với trẻ mẫu giáo nếu 
chúng ta cho trẻ có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc thì sự tiếp thu kiến thức của trẻ 
ngày càng tăng lên và được duy trì bền lâu. Trẻ ngoài cơ hội được tiếp xúc với 
môi trường bên ngoài, được thỏa trí tò mò, khám phá môi trường tự nhiên mà 
thông qua đó trẻ còn lĩnh hội được nhiều kiến thức về toán học. 
 Với yêu cầu giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải 
có kiến thức về chuyên môn, phải thật linh hoạt, sáng tạo, có kỹ năng, kỹ xảo và 
biết tận dụng mọi điều kiện, cơ hội để giúp trẻ làm quen với toán tốt nhất không 
chỉ trên giờ hoạt động chung mà còn thông qua các hoạt động khác, đặc biệt là 
giờ hoạt động ngoài trời.
 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Hương Nguyễn Thị Hiền
 6

File đính kèm:

  • docxskkn_ban_mo_ta_sang_kien_to_chuc_cho_tre_mau_giao_4_5_tuoi_l.docx