SKKN Thiết kế chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

Trong cuộc sống của mỗi con người có rất nhiều thử thách không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Khả năng tự phục hồi chính là một trong những liều vắc - xin hiệu nghiệm mà cha mẹ, giáo viên có thể trang bị cho trẻ, giúp trẻ vững vàng trước những khó khăn để trở thành một người lớn thành công và hạnh phúc. Khả năng tự phục hồi lý giải được lý do vì sao một số người vượt qua được biến cố trong cuộc sống một cách dễ dàng dù gặp nhiều chấn thương về tinh thần, họ vẫn có khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và những tình huống khó khăn. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, trẻ sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn. Để làm chủ cuộc sống con cần học cách vượt qua khó khăn.
Với cuộc sống đầy thử thách và khó khăn, để vượt qua chúng, mỗi đứa trẻ cần có sự kiên nhẫn, sự kiên trì và tinh thần đổi mới. Có những lúc trẻ phải đối mặt với những trở ngại lớn, những cảm giác bất lực và thất vọng, tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để thay đổi và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Để vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống, trẻ cần phải nhận ra rằng mỗi người không thể kiểm soát hoàn toàn mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình. Nhưng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng với các tình huống khó khăn. Qua mỗi khó khăn thử thách trẻ có thể học hỏi từ những sai lầm và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau khi trải qua những thử thách. Trẻ có thể tìm cách để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo.
docx 35 trang skmamnon 30/08/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

SKKN Thiết kế chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
 1
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................2
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
IV. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................4
I. Cơ sở lí luận....................................................................................................4
II. Thực trạng vấn đề ........................................................................................7
1. Thực trạng các hoạt động của trẻ tại trường mầm non ..................................7
2 Khảo sát thực trạng tham gia hoạt động có hiệu quả .......................................7
III. Các biện pháp xây dựng chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại
trường mầm non..................................................................................................8
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chương trình chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ
4-5 tuổi tại trường mầm non Giáp Bát ..................................................................8
Biện pháp 2: Thiết kế ngân hàng chuôi hoạt động thử thách .............................14
Biện pháp 3: Thiết kế tổ chức một số hoạt động thử thách cho trẻ ....................18
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh về chuôi hoạt động thử thách cho trẻ .... 27
4. Kết quả đạt được...........................................................................................30
4.1. Đối với trẻ...................................................................................................30
4.2. Đối với phụ huynh.......................................................................................31
4.3. Đối với giáo viên.........................................................................................31
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................32
I. Kết luận..........................................................................................................32
II. Khuyến nghị..................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 3
thuần là giải quyết vấn đề theo cách thông thường. Việc tìm ra những giải pháp sáng 
tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết các vấn đề trong tương lai. để vượt qua 
khó khăn thử thách trong cuộc sống, mỗi đứa trẻ cần có sự kiên nhẫn và sự kiên trì. 
Thật không dễ dàng khi đối mặt với các trở ngại và khó khăn, nhưng chúng ta cần 
phải giữ chặt niềm tin và hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai. Trẻ sẽ 
biết được không nên dừng lại trước những thất bại và thử thách mà chúng ta gặp phải. 
Thay vào việc trốn tránh với khó khăn thử thách thì bản thân nên tiếp tục đối mặt với 
chúng và học hỏi từ những sai lầm và thất bại. Bởi vì chỉ có khi không bỏ cuộc và tiếp 
tục đấu tranh, chúng ta mới có thể đạt được những thành công lớn lao và vượt qua 
những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chính vì vậy, mà tôi đã nghiên cứu và 
đưa ra “Chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non”. Với khẩu 
hiệu “I can do it” => “Tôi có thể làm được” được đặt ra cho bản thân và mỗi cá nhân 
trẻ. Với mong muốn mỗi đứa trẻ sẽ luôn tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin, nhanh 
nhạy, bản lĩnh trong các hoạt động và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách 
trong cuộc sống. Góp phần nâng cao chất lượng của mỗi đứa trẻ phù hợp với mọi biến 
đổi trong thời đại, trong cuộc sống.
 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích: Khảo sát đánh giá mức độ nhanh nhạy của trẻ. Sự tư duy, sáng 
tạo, độc lập, tự tin, chủ động, bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách được đề 
ra. Trên cơ sở đề ra một số giải pháp, biện pháp, chuỗi bài tập phù hợp với khả năng, 
lứa tuổi của trẻ trong các hoạt động.
 2. Nhiệm vụ: Thông qua các hoạt động học của trẻ, qua các hoạt động chơi ở 
mọi lúc mọi nơi và việc khảo sát thực tế của trẻ để đưa ra được một số biện pháp phù 
hợp với thực tại giúp trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi hoạt động mang tính chất thử thách trong các 
hoạt động giáo dục trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non.
 Phạm vi nghiên cứu: Tôi đi sâu khai thác khả năng nhanh nhạy, tư duy, sáng 
tạo và mức độ chủ động tích cực, mạnh dạn, bản lĩnh của trẻ 4-5 tuổi.
 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Có câu nói rất hay của nhà văn Helen Keller: "Một cánh cửa đóng lại không 
bao giờ là một cái kết, chỉ là một con đường mới mở ra. Chúng ta phải tìm ra nó." Bởi 
vậy, không có khó khăn thử thách nào có thể làm một con người có bản lĩnh gục ngã. 5
bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn thử thách để trở thành một người thành công thì mỗi 
chúng ta cần có kỹ năng thích nghi với mọi diễn biến của cuộc sống. Điều đó được 
hiểu đơn giản là khả năng thích ứng đủ nhanh và tốt trước sự biến động, thay đổi của 
hoàn cảnh, môi trường. Trẻ em cần được trang bị kỹ năng thích nghi để phù hợp hơn 
với nhịp sống hối hả và vội vàng như hiện nay. Trẻ có kỹ năng thích nghi sẽ nắm bắt 
được những cơ hội cũng như dễ dàng hơn trong việc ứng phó với những biến động 
bất ngờ. Nhằm bảo vệ sức khỏe và giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện, 
các bậc phụ huynh nên xây dựng và rèn luyện kỹ năng thích nghi cho trẻ từ khi còn 
nhỏ. Việc cung cấp đầy đủ thức ăn ngon, quần áo đẹp và môi trường sống trong sạch 
nhất không phải là điều tốt nhất mà các bố mẹ nên dành cho trẻ. Thay vào đó, bố mẹ 
nên hình thành cho trẻ khả năng phát triển trong mọi điều kiện sống. Tức là, trẻ có thể 
tồn tại và lớn khôn dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù điều kiện thiếu thốn hay dư 
đủ. Ngoài ra, kỹ năng thích nghi sẽ:
 Giúp trẻ chủ động hơn trong việc khám phá và tìm hiểu, học tập những điều 
mới
 Phân tích và xử lý các tình huống thách thức, trở ngại, khó khăn trong quá trình 
học tập, sinh hoạt và làm việcTrau dồi và tích lũy kinh nghiệm cũng như khả năng 
làm việc nhóm, tập thể
 Trẻ sẽ trở nên kiên cường và mạnh mẽ hơn mỗi khi đối đầu với những cám dỗ, 
thử thách. Bắt buộc trẻ phải tự mình thay đổi để thích nghi với cuộc sống từ đơn giản 
đến phức tạp như:
 Kỹ năng thích nghi với thực phẩm: Trước hết, con người cần có thức ăn và nước 
uống để có thể tồn tại và sinh sống. Do đó, trẻ em cũng cần được người lớn xây dựng 
khẩu phần ăn hợp lý và đa dạng. Ngoại trừ những trường hợp gặp khó khăn trong vấn 
đề ăn uống vì mắc bệnh lý, dị ứng... chúng ta cần cân nhắc và phân bổ đa dạng các 
món ăn, đầy đủ các loại rau, các loại thịt. để giúp trẻ thích ăn và dễ ăn hơn. Việc thay 
đổi vài loại sữa hoặc đa dạng hóa các loại thực phẩm sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng 
kén ăn, biếng ăn. Và điều này sẽ cực kỳ hữu ích đối với những chuyến đi chơi xa của 
gia đình bởi trẻ có thể sử dụng những loại thực phẩm có sẵn. Bố mẹ sẽ không gặp khó 
khăn hay lo lắng trong việc tìm kiếm thức ăn cho con nữa.
 Kỹ năng thích nghi với môi trường: Những cơn mưa bất chợt hay những lúc 
giao mùa chuyển từ nắng sang mưa, hoặc trời vừa mưa vừa nắng cũng có thể khiến 
cho trẻ bị cảm cúm, bệnh lặt vặt, ho, sốt. Chính vì vậy, phụ huynh nên tập cho trẻ dần 
thích nghi với sự thay đổi thời tiết bất thường này bằng cách cho phép con trẻ được 
“dầm mưa dãi nắng” trong một mức độ vừa phải để tăng khả năng chịu đựng và thích 
nghi cao. Trẻ được phép vô tư vui chơi, đùa nghịch dưới đất, cát và mưa. mà không 
bị phụ huynh săn sóc quá kỹ lưỡng, giám sát quá khắt khe. Trong những ngày nắng, 
trẻ không cần mặc những trang phục quá kín đáo, có thể linh hoạt thay đổi bằng những 7
 Việc tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự đam mê, chủ động, tích cực, tăng 
sự tự tin, bản lĩnh đối với trẻ, cũng như niềm vui niềm hạnh phúc của trẻ khi hướng 
tới các hoạt động đã gặp phải không ít khó khăn. Nhất là việc lựa chọn các hoạt động 
thử thách phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp cũng như sự tướng tác của trẻ suốt 
thời gian thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi khó khăn 
như sau:
 * Thuận lợi
 Trường đạt chuẩn Quốc gia, khung cảnh sư phạm của trường và các lớp khang 
trang đáp ứng với yêu cầu cao của xã hội về giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Nhà 
trường có đủ điều kiện về cớ sở vật chất với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy và 
học của cô và trẻ. Lớp học được trang bị đồ dùng, thiết bị hiện đại: Máy tính, máy 
chiếu, ti vi, loa....
 Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về 
chướng trình đổi mới do trường và quận tổ chức, khéo tay làm đồ dùng, đồ chới, bản 
thân cũng như nhiều giáo viên tại trường có khả năng trình độ sử dụng công nghệ 
thông tin tốt và có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy như: Elearning, Power point, 
Flash, Photoshop....
 - Trường nằm ở khu vực trung tâm nên đa số phụ huynh đều trẻ, xu hướng suy 
nghĩ hiện đại nên đều ý thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc cho trẻ đương 
đầu với thử thách để con có thêm bản lĩnh, thêm mạnh dạn, tự tin hơn.
 * Khó khăn
 Trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn mà khó khăn lớn 
nhất lại đến từ phụ huynh và trẻ. Qua thời gian nghỉ dịch dài kĩ năng cũng như kiến 
thức của trẻ non kém, ỉ lại, chậm chạp, phụ huynh chưa thật sự quan tâm và còn quá 
bận chưa dành thời gian tương tác, trao đổi cùng giáo viên và tương tác cùng con khi 
giáo viên giao nhiệm vụ thử thách.
 Nhiều trẻ còn quá tự ti, nhút nhát, chưa chủ động trong mọi việc, kĩ năng thực 
hành, tự lập còn kém. Còn e ngại trong giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh, 
đặc biệt là những người mới gặp. Nhiều trẻ khả năng diễn đạt ý kiến bản thân còn yếu.
 Một số giáo viên chưa thực sự dám bứt phá, tìm ra hướng đi mới, hay áp dụng 
những phương pháp hình thức hay trong quá trình cho trẻ hoạt động. Vẫn thụ động 
theo khuôn mẫu, lối mòn cũ.
 Tre chưa thực sư được tham gia nhiều hoạt: dông trai nghiêm thực tiễn hay các 
thử thách mang tính chất liên hoàn và có độ khó cao. Trẻ chưa đươc tao điêu kiên tôi 
đa đê tre phat huy năng lực tư học, tư nghiên cưu, tìm kiêm kiên thức, chưa chúi trong 
tô chưc hoat đông theo ca nhân, nhom nho.
2 Khảo sát thực trạng tham gia hoạt động có hiệu quả. 9
 Thích thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
 30%
 Sự tương tác giữa phụ huynh và trẻ tại nhà, 
 sự phối hợp của phụ huynh với giáo viên tại 20%
 lớp trong các hoạt động.
 Từ kêt quả trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiêu biện pháp để nâng 
cao chất lượng tổ chức các hoạt động của trẻ tại trường mầm non.
 III. CÁC BIỆN PHÁP THIẾT KẾ CHUỖI HOẠT ĐỘNG THỬ THÁCH 
CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
 BIỆN PHÁP 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH CHUỖI HOẠT 
ĐỘNG THỬ THÁCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON GIÁP 
BÁT.
 Để thực hiện được các chuỗi hoạt động thử thách một cách thuận lợi và đạt hiệu 
quả cao nhất. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kê hoạch cụ thể cho từng hoạt động.
 Trong quá trình thực hiện tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng ít 
nhất mỗi tháng 1 chuỗi hoạt động thử thách với trẻ. Các thử thách được xây dựng từ 
dễ đên khó. Cô sẽ là người đưa ra đê tài, giúp trẻ khám phá, tìm hiêu. Bố mẹ sẽ hướng 
dẫn và đồng hành cùng con trong các hoạt động. Các hoạt động đưa ra được dựa trên 
nguyên tắc vừa sức với trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đáp ứng 
được mục tiêu cần đạt. Dưới đây là những chuỗi hoạt động thử thách của 9 tháng trong 
năm học.
 Tháng Tên hoạt động thử thách Ghi chú
 09 Giải mã cảm xúc
 10 Tính tự lập
 11 Không gian xanh của bé
 12 Ham học - ham đọc
 01 Thử thách 30 ngày dậy sớm tập 
 thể dục
 02 Kiên trì - Tự tin
 03 Điêu muốn nói
 04 Sáng tạo
 05 Giới hạn bản thân
 Trong quá trình xây dựng kế hoạch tôi cũng họp bàn cùng các chị em trong 

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_chuoi_hoat_dong_thu_thach_cho_tre_4_5_tuoi_tai.docx
  • pdfSKKN Thiết kế chuỗi hoạt động thử thách cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non.pdf