SKKN Sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Dương
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt, mang tính sáng tạo nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn của người sáng tạo.
Đối với trẻ mầm non thì phát triển tính sáng tạo là mục đích cốt lõi của hoạt động tạo hình. Bởi khi được tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Đồng thời, hình thành ở trẻ mong muốn và khả năng hình thành cái đẹp của sự vật, hiện tượng, biểu lộ thái độ và tình cảm của mình.
Một số nguyên vật liệu là trẻ được tự do lựa chọn, tự do thỏa mãn trí tưởng tượng của mình. Khi thế giới nguyên vật liệu phong phú thì tính sáng tạo sẽ có hội nảy sinh và phát triển. Hay nói cách khác thì nguyên vật liệu và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ cho hoạt động tạo hình của trẻ.
Đối với trẻ mầm non thì phát triển tính sáng tạo là mục đích cốt lõi của hoạt động tạo hình. Bởi khi được tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Đồng thời, hình thành ở trẻ mong muốn và khả năng hình thành cái đẹp của sự vật, hiện tượng, biểu lộ thái độ và tình cảm của mình.
Một số nguyên vật liệu là trẻ được tự do lựa chọn, tự do thỏa mãn trí tưởng tượng của mình. Khi thế giới nguyên vật liệu phong phú thì tính sáng tạo sẽ có hội nảy sinh và phát triển. Hay nói cách khác thì nguyên vật liệu và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ cho hoạt động tạo hình của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Dương
2 3. Đối tượng nghiên cứu - Tình sáng tạo của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi - Nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Đối tượng khảo sát: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi - Đối tượng thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B Trường Mầm non Hải Dương 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Phương pháp quan sát + Phương pháp kiểm tra đánh giá 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi - Kế hoạch nghiên cứu Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và đưa vào áp dụng tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi B từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. III. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt, mang tính sáng tạo nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn của người sáng tạo. Đối với trẻ mầm non thì phát triển tính sáng tạo là mục đích cốt lõi của hoạt động tạo hình. Bởi khi được tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Đồng thời, hình thành ở trẻ mong muốn và khả năng hình thành cái đẹp của sự vật, hiện tượng, biểu lộ thái độ và tình cảm của mình. Một số nguyên vật liệu là trẻ được tự do lựa chọn, tự do thỏa mãn trí tưởng tượng của mình. Khi thế giới nguyên vật liệu phong phú thì tính sáng tạo sẽ có hội nảy sinh và phát triển. Hay nói cách khác thì nguyên vật liệu và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ cho hoạt động tạo hình của trẻ. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 4- 5 tuổi B. Trong quá trình thực hiện đề tài “Sử dụng một số nguyên vật liệu sẳn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B tại trường mầm non Hải Dương”. Bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi 4 cần đảm bảo tính an toàn (không độc, không nhọn, không có cạnh sắc..); dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ); dễ bảo quản và cất giữ; dễ phục hồi hoặc sửa chữa; đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ và tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu. Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở góc tuyên truyền, viết thông báo về các nguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau. 2. Giải pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật Để “kho” nguyên vật liệu của lớp không phải là một kho phế liệu, tôi đã thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó. Sau khi tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết, tôi tiến hành phân loại chúng và cho trẻ làm quen. Tôi giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, chất liệu.. .của chúng. Qua việc tiếp xúc với các nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ hiểu được công dụng của nó trong hoạt động tạo hình. Trẻ biết được các nguyên vật liệu thật sự hữu ích và qua sự giúp đỡ của cô cùng với trí tưởng tượng phong phú của trẻ đã biến những phế liệu đó thành những món đồ chơi đẹp mắt phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Cũng qua việc cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu một cách hợp lý trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm như mong muốn đồng thời sẽ kích thích trẻ tiếp tục sưu tầm nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Để thuận tiện cho trẻ, tôi đặt và sắp xếp các vật liệu tại góc chơi nghệ thuật sao cho trẻ thấy rõ và có thể lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích. Song song với việc cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu tôi tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp đồ dùng một cách hợp lý và đẹp mắt, bố trí phòng học ngộ nghĩnh. Môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, sung sướng và mong muốn được hoạt động. Đồng thời tôi cho trẻ quan sát, nhận xét các tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ, các sản phẩm sưu tầm hoặc chính các sản phẩm của cô để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Cô sẽ phân tích cách thể hiện của tác phẩm giúp trẻ tưởng tượng từ đó kích thích sự sáng tạo ở trẻ trong những tác phẩm của trẻ sau này.Tôi nhận thấy rằng sau khi trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu gần gũi quen thuộc và được khám phá về chúng khiến trẻ càng hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. 3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu tự nhiên 3.1. Tổ chức hoạt động chung Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu “truyền thống” này chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn 6 của trẻ. 3.2. Tổ chức hoạt động góc Tôi cũng rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên liệu đa dạng khi trẻ hoạt động tại góc chơi nghệ thuật. Tại đây trẻ được thoả sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình đồ chơi. Cô giáo hướng dẫn trẻ tạo được đồ chơi theo chủ điểm qua đó bổ xung được rất nhiều đồ dùng cho hoạt động vui chơi cũng như học tập của trẻ. Cụ thể là: a. Chủ điểm Trường mầm non Trẻ làm được rất nhiều mô hình đồ chơi ngoài trời trong trường mầm non, tạo ra những người bạn thân thiết từ chai nước, bìa, len... Ví dụ: Cách làm búp bê Chuẩn bị nguyên vật liệu: Chai nước lavie, nắp nhựa hộp sữa, dây thun, vải, giấy màu, len, kim chỉ, kéo. Cách làm Bước 1: Làm mặt búp bê bằng nắp hộp + Cô giúp trẻ buộc sợi dây thun vào mặt sau nắp hộp để gắn vào chai nước. + Trẻ vẽ hoặc cắt dán mặt búp bê vào mặt trước của nắp hộp. Bước 2: Làm tóc + Trẻ cắt len hoặc báo thành các sợi nhỏ, dùng băng dính hai mặt đính vào phía trên của khuôn mặt búp bê để làm tóc. Bước 3: Làm váy + Trẻ pha màu nước đổ vào chai cho đẹp hoặc cắt vải vụn thành váy cho búp bê. + Cô giúp trẻ gắn mặt búp bê vào chai nước như vậy đã hoàn thành em búp bê xinh xắn. b. Chủ điểm Một số nghề Làm xe đẩy, ô tô ben bằng hộp sữa chua để chơi chú công nhân xây dựng. c. Chủ điểm Gia đình Trẻ có thể làm được các loại đồ dùng gia đình khác nhau để chơi phân vai, chơi tập làm nội trợ. Ví dụ: Làm bộ bàn ghế Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hộp sữa tươi, hộp bánh đậu xanh, băng dính hai mặt. Cách làm: Trẻ xếp 3 hộp bánh đậu thành ghế tựa, xếp 5 hộp bánh đậu xanh làm ghế đẩu rồi dùng băng dính hai mặt gắn các hộp bánh đậu xanh với nhau. Tương tự trẻ xếp 2 hộp bánh đậu xanh ở dưới, xếp hộp sữa tươi lên trên làm mặt bàn, gắn bằng băng dính hai mặt. Ví dụ: Làm tivi, tủ lạnh 8 kẽm gắn vào thân con kiến làm chân. Trang trí thêm mắt, mũi , miệng và râu để hoàn thành con kiến. Cô có thể cùng trẻ tạo ra các con vật ngộ nghĩnh khác nhau từ vỏ trứng như con gà mái, con lợn, con cò Ví dụ: Làm con bò bằng chai sữa tiệt trùng Chuẩn bị nguyên vật liệu: Chai sữa tiệt trùng, bìa dày, xốp dính hai mặt. Cách làm: Dùng chai sữa bằng nhựa làm thân con bò. Vẽ hình đầu, chân, đuôi con bò lên bìa. Dùng kéo, bút màu vẽ, tô, cắt hình đầu, chân. Dùng keo dán hai mặt đính các chi tiết đầu, đuôi, chân vào để hoàn thành con bò sữa. Ví dụ: Làm con lợn Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hộp kẹo, đất nặn. Cách làm: Lấy hộp kẹo hình củ lạc để làm thân con lợn. Cho trẻ nặn các bộ phận của con lợn: Chân, đuôi, mũi, tai, mắt rồi gắn vào thân con lợn. e. Chủ điểm Một số phương tiện và luật giao thông phổ biến Trẻ có thể tự làm rất nhiều phương tiện giao thông khác nhau như: Xếp dán thuyền bằng lá cây; Làm ô tô bằng hộp bánh, trà Lipton, ly nhựa; Làm tàu hoả bằng các hộp sữa tươi. Ví dụ: Làm tàu hoả Chuẩn bị nguyên vật liệu: Các hộp sữa tươi đã rửa sạch, lõi giấy vệ sinh, bìa cứng làm bánh xe, dây chạc nhỏ, nắp lọ hồ Mic. Cách làm: Cô vẽ nhiều hình tròn nhỏ bằng nhau lên bìa cứng, cho trẻ cắt các hình tròn đó thành bánh xe, cho trẻ gắn 4 bánh xe vào mỗi hộp sữa để làm toa tàu. Dùng một hộp sữa nằm ngang thấp hơn để làm phần đầu, gắn lõi cuộn giấy vệ sinh rồi nắp lọ hồ Mic lên trên để làm ống khói. Cô giúp trẻ nối các bộ phận thành một đoàn tàu bằng dây chạc nhỏ.Tương tự với cách làm trên trẻ có thể tạo ra các phương tiện giao thông khác như ô tô khách, ô tô tải. g. Chủ điểm Tết và mùa xuân Trẻ làm lẵng hoa bằng ống hút, xốp màu, chai nước ngọt nhựa loại to. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Vỏ chai nước fanta hoặc côca loại to, xốp màu, kéo. Cách làm: Bước 1: Cô cắt bỏ phần cổ chai, sau đó cắt chai nước thành nhiều cành nhỏ, uốn cong. Bước 2: Trẻ vẽ hoa lên xốp màu, dùng kéo cắt rời từng bông hoa. Cắt rãnh nhỏ ở giữa các bông hoa. Bước 3: Cho trẻ gắn các bông hoa vào cành. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tạo ra những lọ hoa xinh xắn từ ống hút sữa, vỏ thạch, hộp sữa, xốp màu. Khi cho trẻ hoạt động tạo hình trong nhóm chơi tôi còn khuyến khích trẻ phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm chung. Đây cũng là kĩ năng 10 Kết quả sau khi tôi đã áp dụng: TT Nội dung Trước khi áp Sau khi áp dụng dụng Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt đạt % % 1 Nói được ý tưởng của mình với các 13/30 43,3% 29/30 96,7% nguyên vật liệu tạo hình. 2 Biết tạo ra sản phẩm theo ý thích từ 14/30 46,7% 30/30 100% các nguyên vật liệu tạo hình. 3 Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình 11/30 36,7% 28/30 93,3% VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi áp dụng đề tài “Sử dụng một sổ nguyên vật liệu sẳn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B tại trường mầm non Hải Dương” tôi nhận thấy: Trẻ yêu thích và say mê hoạt động tạo hình, trẻ tham gia một cách tự nhiên, tự nguyện, không bị gò bó, mà thoải mái, tự do thể hiện ý tưởng cá nhân. Các hoạt động tạo hình ở lớp được tổ chức một cách nhẹ nhàng, không giới hạn bởi không gian hay thời gian mà chỉ phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ. Cha mẹ trẻ đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ trong trường mầm non, từ đó phụ huynh đã quan tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự sáng tạo trong tạo hình những lúc ở nhà và phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Kiến nghị - đề xuất Nhà trường cần tổ chức các chuyên đề về tạo hình mẫu sáng tạo để giáo viên được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Mong muốn được nhân rộng giải pháp này để các giáo viên trong trường cùng tham khảo và áp dụng. Từ những biện pháp trên, để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi xin có những kiến nghị, đề xuất sau: - Đối với giáo viên + Cần tìm hiểu sách báo, tạp chí, tập san, chương trình để tích lũy cho mình các kiến thức về môi trường xung quanh để xây dựng hoạt động tạo hình đạt hiệu quả. + Luôn lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức các hoạt động, khuyến khích trẻ tích cực tham gia, hấp dẫn nhẹ nhàng.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_nguyen_vat_lieu_san_co_nham_phat_trien_t.docx
- SKKN Sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình ch.pdf