SKKN Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với Toán

Ở trường Mầm non Hải An chúng tôi, nhiệm vụ giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ trong đó có hoạt động LQVT rất được quan tâm chú trọng. Ngay từ khâu xây dựng Kế hoạch chương trình năm học nhà trường đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến của giáo viên từ các tổ, khối để lựa chọn các nội dung, các hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, nhóm lớp, nhằm đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần đạt ở trẻ, phát huy những kiến thức kỹ năng trẻ đã có trên cơ sở đó cung cấp, hình thành thêm ở trẻ những kiến thức, kỹ năng mới về phát triển nhận thức. Hằng năm, nhà trường đều bổ sung, cấp phát các tài liệu hướng dẫn dạy trẻ LQVT để nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ như: sách Hướng dẫn tổ chức hoạt động LQVT, sách Hướng dẫn các trò chơi cho trẻ theo độ tuổi, Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) để giáo viên học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn; Các tổ chuyên môn luôn chú trọng việc định hướng cho giáo viên để tổ chức có hiệu quả hoạt động LQVT qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ theo hướng cho trẻ trải nghiệm. Nhà trường cũng đầu tư mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và vận động phụ huynh hỗ trợ, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ; chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường LQVT tại nhóm lớp; tổ chức thao giảng, dự giờ về hoạt động LQVT, q ua đó góp ý, rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện ngày một tốt hơn lĩnh vực này. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ LQVT qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học.
docx 10 trang skmamnon 05/09/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với Toán

SKKN Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với Toán
 2
thao giảng, dự giờ về hoạt động LQVT, q ua đó góp ý, rút kinh nghiệm để giáo viên 
thực hiện ngày một tốt hơn lĩnh vực này. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho trẻ LQVT qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học.
 Với lớp Mầu giáo 4-5 tuổi do tôi phụ trách, qua tiếp xúc hằng ngày cùng trẻ, 
tôi nhận thấy, đa số trẻ trong lớp có khả năng nhận thức được một số khái niệm sơ 
đẳng về toán như đếm số lượng, nhận biết màu sắc, hình dạng, chơi được các trò 
chơi học tập đơn giản. Tuy nhiên, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, vần 
có một số trẻ chưa có khả năng phân tích, so sánh, diễn đạt kết quả, chưa có khả 
năng tự trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm, tìm ra kết quả. Mặt khác, trẻ tại nhóm lớp 
đông, một số trẻ chưa qua lớp mầu giáo bé nên thời gian hướng dần, rèn luyện cho 
cá nhân từng trẻ còn ít. Sân chơi trường vần chưa có nhiều khu vui chơi cho trẻ trải 
nghiệm; phụ huynh chưa có nhiều kiến thức và biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ làm 
quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Cũng chính vì vậy, để tổ chức tốt các 
hoạt động LQVT, đầu năm học bản thân tôi đã tổ chức khảo sát thực tế trên trẻ, kết 
quả khảo sát như sau:
 TT Nội dung khảo sát Số trẻ Đạt Chưa đạt
 được Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
 khảo sát
 1 Trẻ tích cực hứng thú 
 tham gia vào hoạt động 29 13 44,8% 16 55%
 làm quen với toán.
 2 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về tập hợp, số lượng, số 29 12 41,3% 17
 thứ tự và đếm 58,6%
 3 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về xếp tương ứng 29 11 38% 18 62%
 4 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về so sánh, sắp xếp theo 
 quy tắc
 5 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về đo lường
 6 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về hình dạng
 7 Trẻ có kiến thức, kỹ năng 
 về định hướng trong 
 không gian và định hướng 
 thời gian
 Với thực trạng nêu trên, tôi nghĩ mình cần phát huy hơn nữa hiệu quả của biện 
pháp này.
 2. Biện pháp “ Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuồi 
làm quen với toán” áp dụng thành công biện pháp này, chúng ta cần làm tốt các 
vấn đề sau: 4
 Tôi chuẩn bị một số hạt gạo, hạt đỗ và một số hộp nhựa trong. Tôi yêu cầu trẻ 
đóng gói các loại lương thực vào hộp để đưa vào kho. Sao đó cho trẻ diễn đạt và so 
sánh giữa 2 kết quả đo. Thông qua các trò chơi này đã giúp trẻ biết được cách sử 
dụng các dụng cụ để đo lường, rèn kỹ năng nhanh nhẹn của đôi tay, kỹ năng quan 
sát, diễn đạt...
 * Về hình dạng
 Tôi sử dụng các vật liệu khác nhau tạo ra các hình đơn giản để cho trẻ chơi 
các trò chơi nhận biết hình, chắp ghép hình; cho trẻ liên hệ với thực tế quanh trẻ về 
các đồ dùng vật dụng có hình dạng giống các hình học.
 - Ví dụ: Trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”
 Tôi chuẩn bị các mô hình về tàu, thuyền, ô tô, ngôi nhà...có các mảnh ghép 
còn thiếu và yêu cầu trẻ chọn các mảnh ghép phù hợp để ghép vào sao cho hoàn 
chỉnh. Sau mỗi lần chơi trẻ có thể thay đổi mô hình chắp ghép và phải nhận biết 
được các hình học tạo nên mô hình đó. Trò chơi này giúp trẻ có kiến thức về hình 
học, rèn luyện khả năng tư duy, phán đoán, phản ứng nhanh nhạy, chính xác...
 * Về nội dung định hướng trong không gian và đính hướng thời gian
 Đây là nội dung mang tính liên hệ thực tế cao nên đòi hỏi giáo viên phải lựa 
chọn các hoạt động vui chơi tạo được nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm với không gian 
xung quanh trẻ và quan sát sự biến đổi của các thời điểm trong ngày để từ đó trẻ 
nhận ra được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ, so với bạn khác; nhận biết được 
các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
 - Ví dụ 1: Trò chơi “Đồ vật dấu ở đâu”
 Với trò chơi này tôi tổ chức cho 01 trẻ bịt mắt, 01 trẻ dấu đồ vật về các phía 
của vật định hướng, kết hợp với âm nhạc. Sau khi âm nhạc kết thúc thì bạn được bịt 
mắt phải tìm ra đồ vật bị dấu và thông báo cho cả lớp vị trí của đồ vật mình tìm thấy, 
nếu hết thời gian mà trẻ không tìm được thì phải nhảy về các phía theo yêu cầu của 
giáo viên. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhận biết được phía trên-phía dưới, phía trước-
phía sau của bản thân và vị trí đồ vật trong không gian so với bản thân và so với bạn 
khác.
 - Ví dụ 2: Trò chơi “Hình này ở đâu”
 Tôi chuẩn bị các hình ảnh mô tả về các hoạt động trong ngày của bé và các 
hình ảnh biểu tượng về các buổi trong ngày (buổi sáng: mặt trời vừa lên; buổi trưa 
ánh nắng chói chang; buổi chiều mặt trờ lặn; buổi tối bầu trời có trăng sao...). Tôi 
cho trẻ chia thành các nhóm cùng gắn các hình ảnh hoạt động trong ngày của bé vào 
ô có hình ảnh các buổi tương ứng. Trò chơi này giúp trẻ nhận biết được các đặc điểm 
nổi bật của các buổi trong ngày và các hoạt động trẻ cần làm từ đó trẻ có được mối 
liên hệ với thời gian.
 2.2. Đa dạng hóa các loại trò chơi, hình thức chơi để tổ chức hoạt động 
cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán
 Cần đa dạng hóa các loại trò chơi và hình thức chơi để dạy trẻ LQVT, có như 
vậy trẻ mới không nhàm chán trong khi chơi. Đa dạng hóa ở đây cả về thể loại trò 6
 2.3. Chuẩn bị tốt các điều kiện khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giúp 
trẻ LQVT
 Khi tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi LQVT giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ chơi. Bởi đồ dùng đồ chơi có đáp ứng đủ với số lượng trẻ, đồ 
chơi đẹp, an toàn, được bố trí sắp xếp thuận tiện thì mới tạo được sự lôi cuốn và 
hứng thú khi trẻ tham gia và trẻ cũng có thể tự mình trải nghiệm với nhiều đối tượng 
đồ vật qua đó cơ hội tiếp cận kiến thức của trẻ sẽ nhiều hơn.
 Mặt khác, các họat động LQVT giành cho trẻ 4-5 tuổi rất đa dạng, có thể tổ 
chức được trong các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, tùy theo từng thời điểm mà chúng 
ta lựa chọn trò chơi và hình thức chơi cho phù hợp. Đối với các thời điểm đón, trả 
trẻ hoặc chơi ở các góc chúng ta nên chọn hình thức chơi cá nhân hoặc nhóm, đối 
với các hoạt động ngoài trời, hoạt động ngày hội, ngày lễ chúng ta có thể chọn hình 
thức chơi tập thể, chia đội...
 Dù là chọn hình thức chơi nào, chúng ta cũng cần chú ý lựa chọn địa điểm chơi 
cho phù hợp. Cần bố trí số lượng trẻ chơi phù hợp với không gian tổ chức trò chơi 
như chơi ở các góc trong nhóm lớp thì số lượng trẻ sẽ ít hơn khi tổ chức cho trẻ chơi 
ở ngoài trời. Nếu chơi ở ngoài trời thì góc chơi, sân bãi phải được bố trí thuận lợi, 
rộng rãi, có thể cho trẻ chơi ở trên sân cỏ để trẻ được chơi thoải mái hơn. Bởi không 
gian chơi rộng rãi, thoáng mát, an toàn sẽ giúp trẻ được chơi một cách tự nhiên, vui 
vẻ và lúc đó trẻ được luyện tập nhiều lần với trò chơi qua đó làm tăng vốn hiểu biết 
cho trẻ.
 Ví dụ: Những nơi có diện tích rộng tôi tổ chức trò chơi cho nhiều trẻ tham gia 
như: Trò chơi “Ném vòng cổ chai”, “Trốn tìm”, “ Đổ nước vào chai”... Những nơi 
có diện tích chật hẹp thì tôi tổ chức trò chơi theo từng nhóm: Trò chơi “Ô ăn quan”, 
“Chuyền thẻ”, “Cắp cua bỏ giỏ”...
 Để lôi cuốn trẻ vào cuộc chơi chúng ta cần tạo được sự hứng thú, tập trung trẻ 
vào trò chơi bằng cách tạo ra các tình huống có vấn đề, sử dụng các thủ thuật gây tò 
mà, hứng thú. Đối với các hoạt động cần tạo ra sản phẩm chúng ta phải có vật mẫu 
và hướng dẫn cách thực hiện rõ ràng thì thao tác của trẻ mới linh hoạt, chính xác 
hơn và không quên động viên, khích lệ trẻ để trẻ tích cực tham gia.
 Để tổ chức tốt các trò chơi cho trẻ LQVT tại nhóm lớp, giáo viên cần phải tăng 
cường việc trao đổi với phụ huynh để giúp phụ huynh có thêm kiến thức về tầm quan 
trọng của việc sử dụng các trò chơi nhằm giúp trẻ LQVT. Trong các hoạt động giáo 
dục có sự tham gia của phụ huynh, các ngày hội ngày lễ, giáo viên có thể mời phụ 
huynh cùng tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ qua đó cung cấp cho phụ huynh 
các kỹ năng sử dụng các trò chơi giúp trẻ LQVT tại gia đình.
 III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.
 Qua việc áp dụng biện pháp “ Sử dụng trò để tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen 
với toán” tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt.
 - Về thái độ: Trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động LQVT, biết 
kiên trì thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. 8
hoạt động giáo dục nói chung từ đó hoàn thiện và nâng cao dần kỹ năng sư phạm 
của mình. Tôi có thể mạnh dạn chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp 
qua đó phát huy được uy tín của bản thân.
 * Đối với phụ huynh
 Giúp phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng giúp trẻ làm quen một số khái niệm 
sơ đẳng về toán tại gia đình.
 2. Kiến nghị đề xuất
 Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi có một số ý kiến đề xuất như 
sau:
 * Đối với nhà trường
 - Thường xuyên bổ sung các đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ LQVT. Cung cấp nhiều 
các loại tài liệu có nội dung về tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT để cho giáo viên 
tham khảo.
 - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề về hoạt động cho trẻ LQVT theo hướng trải 
nghiệm để giáo viên được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cùng nhau.
 * Đối với đồng nghiệp
 - Cần linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động LQVT cho trẻ.
 - Chú trọng công tác tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT.
 - Cùng phối hợp với các giáo viên của các lớp khác tổ chức các hội thi, các trò 
chơi nhằm giúp trẻ cùng giao lưu với nhau.
 Trên đây là biện pháp “ Sử dụng trò để tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với 
toán” do bản thân tôi đúc rút qua quá trình giảng dạy tại nhóm lớp, xin chia sẽ cùng 
các bạn đồng nghiệp và xin được sự nhận xét đánh giá của Ban giám khảo để bản 
thân tôi thực hiện tốt hơn sau này./.
 XÁC NHẬN Hải An, ngày tháng _ năm 2022
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT
 HIỆU TRƯỞNG 10

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_tro_choi_de_to_chuc_hoat_dong_cho_tre_4_5_t.docx
  • pdfSKKN Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với Toán.pdf