SKKN Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

Chương trình giáo dục mầm non quy định nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức bào gồm: Khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen với một số khái niệm toán sơ đẳng. Nội dung giáo dục trẻ mầm non mới chỉ dừng lại ở việc cho trẻ tiếp cận với những kiến thức tiền khoa học mà nó có thể lồng ghép vào rất nhiều các hoạt động khác nhau.
Thực tế ở mỗi giáo viên việc lựa chọn các thiết kế các nội dung khám phá khoa học sáng tạo vẫn còn nhiều lúng túng. Từ những hoạt động khám phá này tôi hy vọng có thể nuôi dưỡng trẻ trở thành những người học tích cực, có kiến thức phong phú đa dạng về thế giới xung quanh thúc đẩy sự phát triển trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Đồng thời nỗ lực, cùng đồng nghiệp tiếp tục sáng tạo những hình thức tổ chức mới gớp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hiện nay. Bằng những kinh nghiệm và sự say mê sáng tạo tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức”
docx 25 trang skmamnon 16/04/2024 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

SKKN Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ giáo dục trẻ em nói 
chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới 
phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Chương 
trình đổi mới cho phép giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của 
mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc 
giáo dục trẻ. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất 
thích tìm hiểu, khám phá khoa học, chắc hẳn mọi người thường rất ngạc nhiên 
và tự hỏi trẻ mầm non chứ có phải học sinh cấp II, III đâu mà khám phá khoa 
học. Vì trong chúng ta luôn sẵn một ý nghĩ rằng khoa học là cái luôn cần đến 
nhiều tri thức và phải luôn sáng tạo ra những hoạt động, trò chơi cho trẻ khám 
phá. Thế nhưng nếu suy nghĩ theo hướng khoa học? Là tìm hiểu những kinh 
nghiệm trong cuộc sống hàng ngày dành cho trẻ mầm non. Và thí nghiệm khoa 
học dành cho trẻ em không phải là kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận 
thấy khoa học không phải là cái gì đó quá khó và xa với với trẻ.
 Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện 
nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa 
học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động 
này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu 
thiên nhiên trong trẻ chứ trong phải là những kiến thức khoa học mà trẻ thu 
lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho 
trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, 
tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như 
vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và 
giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn 
xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong 
quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm 
về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học 
đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn 
nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình 
tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
 Vậy khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp 
phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, hầu hết trẻ 
em đều ít có cơ hội để trải nghiệm, khám phá thế giới một cách tự nhiên nhất. 
Hầu hết kinh nghiệm và kiến thức của trẻ có được đều mang tính thụ động và 
máy móc.
 1 / 24 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Trẻ mẫu giáo nhỡ lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh 
hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng 
với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Cho trẻ khám phá khoa học là một 
trong những hoạt động có tác dụng phát triển nhận thức và quá trình nhận thức 
cho trẻ một cách nhanh và hiệu quả nhất. Vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy 
trực quan, thông qua các hoạt động khám phá khoa học, trẻ có cơ hội được tiếp 
xúc với các sự vật hiện tượng bằng các hình thức khác nhau. Khoa học không 
chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu khám phá thế giới. 
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm 
dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải 
dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu giúp trẻ suy 
nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan 
sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ những 
điều đó hoặc nêu lên những điều còn băn khoăn thắc mắc. 
 Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa 
học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể 
ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung hoặc dùng để gây 
hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ 
hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong 
đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản.Và tất cả những nội 
dung tôi đưa ra trên đây đều dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý, đường lối của 
Đảng và nhà nước, chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới lấy trẻ 
làm trung tâm. 
2. Thực trạng vấn đề:
 Từ trước đến nay trong trường mầm non vẫn dạy trẻ: “Khám phá khoa 
học”. Nhưng thực chất nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề 
ngoài (Các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng) của sự vật, hiện tượng khi 
khám phá khoa học, một số giáo viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác 
quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. 
Giáo viên chưa chú ý đến các câu hỏi mở, kích thích sự tìm tòi, khám phá của 
trẻ, chính vì vậy mà ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề 
và dự đoán những điều có thể sảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phá mô. 
 Trong thực tế hiện nay có rất nhiều giáo viên cũng đã nhận thức được tác 
dụng của phương pháp thí nghiệm. Tuy nhiên kinh nghiệm tổ chức cho trẻ làm 
thí nghiệm với mục đích khám phá khoa học còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn 
nội dung thí nghiệm còn lúng túng, không phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ 
 3 / 24 + Tiêu chí 3: Kĩ năng thực hành 
+ Tiêu chí 4: Khả năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận 
+ Tiêu chí 5: Khả năng diễn đạt ngôn ngữ
Bảng đánh giá
Số 
 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5
trẻ
 Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ
 49
 27 22 28 21 27 22 25 24 27 22
 Tỷ 
 55% 45% 57% 43% 55% 45% 51% 49% 55% 45%
 lệ%
 Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy, đối với trẻ khả năng tập trung chú 
ý và hào hứng, khả năng giải thích một số hiện tượng đơn giản, quan sát và so 
sánh suy luận, phán đoán, ngôn ngữ của trẻ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao. 
 Chính vì vậy tôi băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp đổi mới, sáng 
tạo để tổ chức hoạt động “Khám phá khoa học” đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó 
nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại làm tiền đề cho các kỹ năng 
nhận thức khác như phán đoán, suy luận, hợp tác và cao hơn nữa là kỹ năng thao 
tác thử nghiệm và hoạt động theo nhóm cho trẻ góp phần phát triển tính tích cực 
và làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh giúp phát triển 
toàn diện nhân cách cho trẻ ở giai đoạn tiếp theo. 
4. Biện pháp thực hiện. 
 Trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn cố gắng suy nghĩ, tìm tòi tham 
khảo một số hình thức tổ chức giáo dục mới hiện nay để lựa chọn cho mình 
những phương pháp và cách thức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 
Nhất là trong bối cảnh dịch Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học dài 
ngày như hiện nay. Việc đáp ứng nhu cầu học tập cũng như rèn luyện kỹ năng 
cũng đòi hỏi mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi cách thức, phương pháp giáo dục 
phù hợp đảm bảo cung cấp đủ, đúng, đa dạng, sáng tạo kiến thức và kỹ năng cho 
trẻ càng trở nên cấp thiết. Tôi đã mạnh dạn chọn một số biện pháp sau: 
 - Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung khám phá khoa học theo sự 
kiện chủ đề trên cơ sở tham mưu ý kiến của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn. 
 - Sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động. Tổ chức các thí nghiệm đơn giản, 
gần gũi với cuộc sống và hứng thú của trẻ.
 - Tích hợp nội dung khám phá khoa học với các trò chơi thử nghiệm và 
hoạt động khác nhằm đa dạng hơn trong cách thức tiếp cận cũng như cung cấp 
kiến thức.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học tìm kiếm trên các trang mạng 
giáo dục như Printerst, Hello Wonderful, VTV7 Kids... trong hoạt động khám 
phá khoa học.
 5 / 24 - Cô nhận xét vị trí của phần đất và nước 
- Cô cho trẻ so sánh hai khay bằng cách chỉ theo đường viền quanh đất giáp 
với nước (bờ biển)
-Trẻ sẽ nhận thấy chúng có hình dạng giống nhau. 
- Cô cho trẻ tiếp tục thực hiện và nhận xét 
 H2.Sự tương phản giữa đất và nước
4.1.3. Tạo các dạng địa hình 
 a.Mục đích: Giúp trẻ hiểu rõ hơn các dạng địa hình như hòn đảo, hồ 
nước, vịnh, eo biển 
 b. Hình thức tổ chức: Chia lớp làm các nhóm để tổ chức hoạt động, mỗi 
ngày 1 nhóm trẻ hoạt động 
 c. Cách tiến hành 
- Chuẩn bị khay nhựa, đất nặn, bình nước pha màu xanh nước biển, khăn lau tay, 
tạp dề. 
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện: Cô dàn đều đất lên bề mặt của khay, sau đó cô 
dùng dao cắt một miếng ở giữa rồi kéo miếng đất lên để vào khay thứ 2. Sau đó 
cô đổ nước vào cả hai khay, chú ý không để nước tràn lên bề mặt đất. Cô chỉ tay 
vào hố ở giữa đất và nhắc cho trẻ hiểu: “Nước được đất bao phủ xung quanh 
chính là hồ”.
- Cô chỉ phần đất ở trong nước và nói: “Đất được nước bao phủ các phía chính là 
hòn đảo”.
- Cô tiến hành cho trẻ thực hiện với các dạng địa hình khác nhau. 
 H3.Các dạng địa hình của Việt Nam
4.1.4. Đất, nước, không khí
 a.Mục đích: Hoạt động này giúp trẻ nắm được ba nguyên tố là đất, nước 
và không khí 
 b. Chuẩn bị: - Ba lọ nhỏ dán nhãn chứa các nguyên tố này (một lọ chứa 
đất, một lọ chứa nước và một lọ không đựng gì) và một loạt thẻ để minh họa như 
khinh khí cầu đang bay, cối xay gió, chim bay liệng giữa không trung. Mặt sau 
các thẻ và trên nhãn các lọ có hình vẽ biểu tượng đơn giản giúp trẻ tự sửa khi 
nhầm lẫn.Thẻ được xếp vào hộp để cạnh các lọ trên chiếc khay.
 c. Tiến hành: Cô giáo giải thích cho trẻ rằng trái đất bao gồm đất, nước 
và được khí quyển bao bọc, rồi cô giới thiệu từng lọ cho trẻ. Lần đầu cô làm 
mẫu cho trẻ xem cho đến khi tất cả các thẻ được phân loại xong. Sau đó cô cho 
trẻ thực hiện. Cô động viên khuyến khích trẻ. 
4.2. Khám phá về tự nhiên và thực vật học: 
 Tiếp xúc với tự nhiên là điều quan trọng cho sự phát triển hài hòa của 
trẻ: Hạt; Các bộ phận của hoa; Vòng đời của cây; Cây cần ánh sáng và nước. 
4.2.1. Hạt 
 7 / 24 a. Mục đích:Trẻ biết được khi gieo hạt và chăm sóc hạt chỉ cần môi 
trường ẩm là có thể nảy mầm, nhưng để cây phát triển cần có nước và ánh sáng. 
Nếu cây không được tưới nước và ở trong bóng tối thì cây không phát triển 
được 
 b.Chuẩn bị: Một nắm hạt đậu, một cốc đựng sẵn bông ẩm, bút, bảng ghi 
kết quả 
 c. Hình thức tổ chức: Tiến hành theo tổ, nhóm hoặc chơi hoạt động góc 
 d. Cách tiến hành:Trẻ gieo hạt vào cốc, hàng ngày tưới nước. Sau khi 
cây nảy mầm, mỗi một ngày trẻ vẽ mô phỏng trạng thái cây, 4 – 6 ngày cô cho 
tổ hoặc từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và cho trẻ tự rút ra kết luận.
4.3. Khám phá về động vật: 
 Theo bản năng trẻ thường bị cuốn hút bởi các động vật sống. Trẻ thích 
quan sát và chăm sóc chúng, việc đó khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm cùng 
thái độ ân cần của trẻ.Vòng đời của con vật (con ếch, con bướm); Dấu vết và 
bóng của các con vật; Các loài chim; Động vật có xương sống và không xương 
sống. 
4.3.1.Vòng đời của động vật 
 a.Mục đích: Giúp trẻ hiểu được quá trình phát triển của các con vật 
 b. Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm trẻ hoạt động góc 
 c. Cách tiến hành:
-Tìm hiểu về con ếch: Đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của ếch. 
Cô kết luận: Da ếch trơn và nhờn, chân ếch có màng nhỏ. Ếch là con vật 
vừa sống được ở dưới nước vừa sống trên cạn đấy! 
- Tìm hiểu về vòng đời phát triển của con ếch. 
- Cô cho trẻ xem video về vòng đời phát triển của con ếch
Cô khái quát lại: Ếch mẹ đẻ trứng, trứng nở ra nòng nọc, một thời gian sau 
ếch nòng nọc đứt duôi và trở thành ếch trưởng thành 
-Tương tự với vòng đời của sâu, bướm cô cũng tiến hành như cách thức trên, 
trẻ sẽ ghi nhớ rất tốt 
- Cô cho trẻ tô màu về vòng đời và cho trẻ lên để dán theo vòng đời của bướm
 H7.Vòng đời phát triển của ếch và bướm
4.3.2. Dấu vết và bóng của các con vật 
 a. Mục đích: Giúp trẻ tinh tế hơn trong khi nhận biết các con vật qua dấu 
vết chân (đặc điểm của chân) 
 b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm 
 c. Cách tiến hành: 
- Sau khi cô tiến hành cho trẻ làm quen với các con vật trong mỗi tiết dạy, 
đặc điểm của từng con vật, nhất là dấu chân, bóng các con vật 
 9 / 24

File đính kèm:

  • docxskkn_sang_tao_mot_so_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_tre_mau_gia.docx