SKKN Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Sở Dầu

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức tranh sống động. Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mẫu giáo là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động tạo hình là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ và ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.
docx 13 trang skmamnon 13/12/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Sở Dầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Sở Dầu

SKKN Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Sở Dầu
 2
 - Khi tham khảo giải pháp trên tôi nhận thấy giải pháp có một số ưu điểm và hạn chế 
của giải pháp sử dụng như sau:
 1. Ưu điểm:
 - Đã sử dụng lá cây để trẻ tạo thành các sản phẩm tạo hình có: Màu sắc đẹp, có nhiều 
hình dạng, dễ uốn, tạo dáng, dễ tìm, bền và giữ được độ bền rất lâu và an toàn cho trẻ khi sử 
dụng, dễ bảo quản có thể sáng tạo nhiều sản phẩm tạo hình.
 - Tạo điều kiện giúp trẻ tìm hiểu và đặc điểm cấu tạo, hình dáng, chất liệu của lá cây 
quá trình chuẩn bị vật liệu.
 - Giúp trẻ biết sử dụng lá cây tạo thành những sản phẩm tạo hình đẹp mắt
 2. Hạn chế:
 - Chưa tận dụng triệt để và hiệu quả sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có để 
trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình mới chỉ sử dụng lá cây tùng bách dán lên giấy kết hợp 
với vẽ thêm chi tiết để tạo ra sản phẩm mà chưa sử dụng các nguyên vật liệu khác, dán trên 
chất liệu khác để trẻ tạo ra sản phẩm.
 Các hình thức sử dụng trong hoạt động tạo hình hiện nay nhằm phát triển toàn diện các 
kĩ năng của trẻ như: Vẽ, nặn, xé dán.. .Thực trạng các hình thức tạo hình cho trẻ mầm non 
đang áp dụng tại các trường hiện nay tôi nhận thấy có một số ưu điểm và hạn chế như sau:
 *Ưu điểm
 - Đủ các hình thức nhằm phát triển các kĩ năng tạo hình cần thiết cho trẻ mầm non 
4-5 tuổi theo đúng chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với độ tuổi 4-5 tuổi.
 - Giáo viên đã quan tâm tới việc thay đổi hình thức tạo hình nhằm khơi gợi cảm xúc 
và sự tích cực của trẻ.
 *Hạn chế
 - Hình thức còn mang tính chất lặp lại gây ra sự nhàm chán, chưa kích thích được sự 
hứng thú, trí tưởng tượng, khẳ năng sáng tạo của trẻ.
 - Lựa chọn hình thức mới chưa thực sự mang lại hiệu quả, áp dụng chưa thường 
xuyên, còn hình thức, chưa khơi gợi được cảm xúc tạo hình của trẻ.
 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 2.1 Tính cấp thiết:
 Hiện nay ở các trường mầm non đã quan tâm tới việc làm mới một số hình thức trong 
hoạt động tạo hình, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động chưa cao và chưa mang tính thường 
xuyên còn hình thức .Tâm thế của trẻ khi tham gia các hoạt động tạo hình còn chưa tích cực, 
chưa khơi dậy ở trẻ những cảm xúc tạo hình để thỏa mãn trí tưởng tượng khả năng sáng tạo 
của trẻ. Chính vì vậy giải pháp “Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Sở Dầu” sẽ giúp trẻ phát huy được hết khả 
năng tạo hình của trẻ.
 Nội dung giải pháp “Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho 4
 * Nội dung giải pháp đề xuất:
 Giải pháp 1: Sáng tạo một số hình thức trong hoạt động tạo hình
 Hiện nay trong các trường mầm non còn đang áp dụng các hình thức tạo hình cho trẻ 
như: Vẽ, nặn, xé dán.... Các hình thức này được phân bố đều trong chương trình học của trẻ. 
Tuy nhiên những hình thức này còn lặp đi lặp lại, đơn điệu, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ 
sáng tạọ, nên hạn chế tính chủ động, tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động taọ hình. Chính 
vì thế, việc làm mới các hình thức trong hoạt động tạo hình có vai trò quan trong việc thu 
hút trẻ, phát huy đươc tối đa tính tích cực chủ động của cá nhân trẻ.
 Với mục đích sáng tạo một số hình thức mới trong hoạt động học tạo hình nhằm hấp 
dẫn, thu hút trẻ tham gia vào bài học. Đòi hỏi giáo viên phải đổi mới ngay từ tên đề tài bằng 
từ ngữ gần gũi, ngộ nghĩnh khiến trẻ thích thú. Sáng tạo về mặt nội dung hình thức hoạt động 
mới mẻ, thay đổi phương pháp tiếp cận truyền thống bằng phương pháp trực quan trẻ được 
tri giác thật, cảm nhận thật, thực hành thật và tạo ra sản phẩm từ chính đôi tay của trẻ, trẻ 
được thực hành thử- sai nhiều lần; đặc biệt trong quá trình này giáo viên không làm hộ trẻ, 
tôn trọng mọi sản phẩm trẻ làm ra.
 Giáo viên nghiên cứu kĩ đề tài mang tới trẻ, đổi mới trong cách tạo ra sản phẩm ví dụ 
thay vì vẽ xé dán hoặc nặn hoa thay bằng thổi hoa, in hoa bàn tay, in hoa từ lá cây Việc 
thay đổi hình thức cũ đơn thuần như vẽ, nặn, xé, dán..sang
hình thức mới mẻ như xé dán trên nền chai lọ trong suốt; kết hợp kĩ năng tạo hình vẽ, cắt 
hoa, gấp cánh hoa và sử dụng bông hoa đã gấp đó vào thực hành thả hoa ,quan sát bông hoa 
đó nở trên nước; vẽ trên nên đĩa inoc..sẽ tạo ra cho trẻ nhiều cơ hội, phát huy trí tưởng tưởng, 
sự tò mò khám phá khi trẻ tham gia hoạt động.
 Sáng tạo một số hình thức trong hoạt động tạo hình thông qua việc Tổ chức hội thi 
“Bé khéo tay cùng Bi Bô Ben”. thông qua các ngày hội, ngày lễ, chuyên đề của trường, của 
quận. Nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu thẩm mĩ và thể hiện sự sáng 
tạo góp phần khơi gợi khả năng sáng tạo nghệ thuật cho trẻ, động viên khuyến khích những 
trẻ còn yếu cố gắng hơn để cùng tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp như các bạn. Trẻ được thực 
hành, sáng tạo thể hiện sản phẩm của mình thông qua các trò chơi, phần thi biểu diễn thời 
trang ..........................................................................................................Làm mới
lối dẫn dắt nhờ các nhân vật hoạt hình gần gũi với trẻ. Tạo sân chơi bổ ích cho trẻ theo 
chuyên đề: Lấy trẻ làm trung tâm, nhằm thỏa mãn niềm đam mê và sở thích tạo hình của trẻ. 
Bên cạnh đó, khi tổ chức sân chơi này cũng là cách đánh giá kết quả của hoạt động học năng 
khiếu tạo hình đang tổ chức ở các trường mầm non hiện nay. Đây cũng là cơ hội để trẻ được 
khoe kết quả của quá trình học tập của trẻ.
 Để nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình đòi hỏi người giáo viên cần phải 
sáng tạo các hình thức khác mới mẻ hơn để thu hút trẻ như:
 a. Sáng tạo một số hình thức tạo hình trong hoạt động học, hoạt động vui chơ tại góc 6
 - Với việc thay hình thức vẽ ở trên giấy sang vẽ trên đĩa, sau đó trẻ sử dụng được sản 
phẩm tạo hình của trẻ kết hợp cùng hoạt động khám phá khoa học. Bằng cách đổ nước trắng 
vào sau khi hình đã khô , cùng quan sát hình nổi trên mặt nước tạo cho trẻ sự thích thú, khơi 
gợi sự sáng tạo và khích thích trẻ hứng thú hoạt động.
 - Ảp dụng trong hoạt động vui chơi tại góc tạo hình cho trẻ 4-5 tuốt
 b. Sáng tạo hình thức tạo hình thông qua tổ chức hội thi: “Bé khéo tay cùng Bi Bô 
Ben”, “Nhà tạo mẫu nhí”
 Chúng tôi đã đề xuất tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức cuộc thi “Bé khéo 
tay”, Nhà tạo mẫu nhí, Bé khéo tay cùng Bi Bô Ben.. trẻ được thực hành, thể hiện sản phẩm 
của mình thông qua các trò chơi, phần thi biểu diễn thời trang Làm mới lối dẫn dắt thông 
qua các nhân vật hoạt hình gần gũi với trẻ.
 Ví dụ: Cuộc thi: “Nhà tạo mẫu nhí”
 * Đối tượng tham gia: 100% trẻ ở các độ tuổi tham gia.
 * Tổ chức thực hiện:
 - Phần 1: trẻ được thực hành tự thiết kế trang phục, phụ kiện. từ các chất liệu phong phú 
phù hợp với độ tuổi của trẻ, không cứng nhắc trẻ làm theo khuôn mẫu, khuyến khích trẻ sáng 
tạo theo ý thích cá nhân.
 - Phần 2: Trình diễn thời trang: trẻ sử dụng trang phục, phụ kiên... đó để biểu diễn trên 
nền nhạc trình diễn thời trang.
 - Phần 3: Lễ hội: trẻ mặc trang phục mình thiết kế tham gia biểu diễn văn
nghệ ....
 Ví dụ: Cuộc thi bé khéo tay cùng Bi Bo Ben
 * Đối tượng tham gia: 100% trẻ ở các độ tuổi tham gia.
 * Tổ chức thực hiện:
 Trẻ dẫn dắt bằng các nhân vật hoạt nghộ nghĩnh đáng yêu, nét nhí nhảnh của các nhân 
vật sẽ tăng thêm phần hấp dẫn với trẻ. Các nhân vật Bi Bo Ben sẽ tham gia trải nghiệm cùng 
trẻ trong tất cả cẩc hoạt động, có sự tương tác dí dỏm giữa Bi Bô Ben, giữa nhân vật với trẻ 
..
 Để khích lệ trẻ tham gia và thể hiện hết khả năng của mình khi tổ chức cuộc thi có cơ 
cấu giải thưởng: Giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích. Tất cả những trẻ tham gia hội 
thi đều được trao giải thưởng là những món quà ngộ nghĩnh, xinh xắn do giáo viên chủ nhiệm 
và Hội cha mẹ học sinh ở lớp chuẩn bị. Do vậy trẻ rất thích thú, phấn khởi trẻ được giải cao 
sẽ cố gắng giỏi hơn bạn, trẻ được giải thấp hơn sẽ cố gắng hơn nhiều để cho bằng bạn. Qua 
đó kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng về cho trẻ đạt kết quả cao.
 Bằng hình thức này đã giúp trẻ lớp chúng tôi rất hứng thú và tích cực khi tham gia hoạt 
động tạo hình và rất hào hứng khi tham gia tranh tài.
 - Tố chức cho trẻ trong ngày hội ngày lê, trong các hoạt động trải nghiệm. 8
 - Một tay cầm thân trâu, một tay cầm dây kéo để đầu trâu gật gật
 - Có thể tổ chức cho trẻ làm con trâu trong hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động 
ngoài trời trong chủ đề động vật
 Ví dụ: Làm thuyền bằng bẹ chuối
 * Chuân bị:
- Bẹ chuối đã được cắt các đoạn dài bằng nhau, 2 que kem, là chuối (Thực hiện trên cơ sở 
thực tế địa phương Sở Dầu nguyên liệu lá chuối có nhiều, dễ tìm kiếm và gần gũi với trẻ)
 * Cách làm:
 - Dùng que kem xâu ngang qua đầu bẹ chuối để kết thành mảng
 - Xâu tiếp đầu còn lại của bẹ chuối vào que kem, sau đó cắm lá vào giữa để tạo thành 
cánh buồm
 * Cách sử dụng:
 - Cho trẻ thả thuyền trên nước, quan sát thuyền đi trên mặt nước. Trẻ dùng tay tạo thành 
sóng nước cho thuyền đi.
 Ví dụ: "Bức tranh máy bay ngộ nghĩnh từ hạt"
 * Chuân bị:
 - Các loại hạt: Hạt dưa, hạt bí, hạt đỗ tương, tấm bìa.
 * Cách thực hiện:
 - Bước 1:Vẽ phác thảo hình máy bay lên tấm bìa cứng.
 - Bước 2:Phết keo lên phần diện tích cần dán hạt lên bức tranh
 - Bước 3:Dính hạt lên vùng vừa phết keo, ấn nhẹ hạt cho dính rồi chờ keo khô
(mỗi phần chọn một loại vỏ hạt khác nhau). Như vậy đã thực hiệnxong một bức
tranh từ vỏ hạt .
 * Sử dụng: giáo viên hướng dẫn bé đặt bức tranh ở góc tạo hình để triển lãm tranh cho 
các trẻ khác xem hoặc bảng tuyên truyền.
 Ví dụ: Vẽ con bọ cánh cam trên vỏ sò, ngao
 * Chuân bị: Vỏ sò, ngao rửa sạch phơi khô( Chọn vỏ to, màu sắc rõ ràng), màu nước, 
bút lông
 * Cách thực hiện:
 - Sử dụng kỹ năng vẽ màu nước, chấm màu trên vỏ sò, vỏ ngao tạo hình con bọ cánh 
cam theo trí tưởng tượng của trẻ.
 * Cách sử dụng
 - Thực hiện trong hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều chủ điểm thế giới 
động vật.
 Giải pháp 3: Tuyên truyền phụ huynh ủng hộ về điều kiện cũng như tham gia 
cùng con.
 - Phụ huynh luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc chăm sóc 10
 2.3: Tính sáng tạo:
 Tính sáng tạo được thể hiện thông qua việc phối kết hợp giưã phụ huynh, trẻ và 
 cô giáo khi tổ chức hoạt động tạo hình. Việc thay đổi phương pháp từ dạy học trực tiếp 
 sang hình thức quay video hướng dẫn cụ thể các thao tác tạo hình gửi cho phụ huynh và 
 trẻ cùng thực hiện, đã mang lại hiệu quả cao cho trẻ theo hướng phát triển mới, các sản 
 phẩm tạo hình trẻ tạo ra rất độc đáo mang dấu ấn cá nhân của trẻ. Bên cạnh đó vai trò 
 của phụ huynh trong việc hướng dẫn và thực hành cùng con vô cùng quan trọng, tạo ra 
 được sự gắn kết của từng thành viên trong gia đình giữa gia đình và nhà trường. Nhất là 
 trong hoàn cảnh tình hình dịch bệnh covid hiện nay, vẫn phát triển cho trẻ kỹ năng tạo 
 hình theo đúng chương trình học mầm non đã đề ra.
 Tổ chức các sân chơi tạo hình dưới hình thức các cuộc thi mới mẻ, mang tính hoạt 
 động tập thể. Trẻ không những được thể hiện kỹ năng tạo hình của mình mà trẻ còn được 
 tham gia phần lễ hội: Lễ hội hóa trang, trình diễn thời trang, biểu diễn văn nghệ...từ chính 
 những sản phẩm tạo hình mà trẻ tạo ra. Thay đổi hình thức dẫn chương trình bằng các 
 nhân vật hoạt hình cùng tham gia sân chơi tạo hình với trẻ: Bé khéo tay cùng Bi Bô Ben 
 đã tạo ra một sân chơi vô cùng bổ ích hấp dẫn trẻ lôi cuốn trẻ tham gia.
 2.4 Khả năng áp dụng, nhân rộng
 - Có thể áp dụng và nhân rộng cho tất cả các lớp học, các cơ sở giáo dục mầm non 
 trong quận và thành phố
 - Từ thực tế của đơn vị Mầm non Sở đã thực hiện trong những năm qua. Tổng kết 
 chuyên đề “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”. Trong đó góc nghệ thuật là 
 một trong những góc nằm trong chuyên đề đó được các trường bạn tham quan và học tập
 2.5 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
 Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên tôi thấy trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực khám 
 phá, sáng tạo hơn rất nhiều. Trẻ được rèn các kĩ năng dưới nhiều hình thức mới tránh 
 được sự nhàm chán trong các giờ học tạo hình
 Bảng so sánh mức độ trước và sau khi thực hiện giải pháp
 Trước khi thực Sau khi thực hiện 
 Nội dung So sánh:%
 hiện giải pháp giải pháp
Trẻ mạnh dạn tự tin 
 13 / 30 = 43 % 28 / 30 = 93 % Tăng 50%
trong khi tham gia
Trẻ hứng thú 13/30=43 % 29 / 30 = 97 % Tăng 37%
Trẻ sáng tạo 14 / 30 = 46 % 26 / 30 = 87 % Tăng 41 %

File đính kèm:

  • docxskkn_sang_tao_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_cac_hoat_dong_tao_hin.docx
  • pdfSKKN Sáng tạo một số hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường M.pdf