SKKN Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua
Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi từ nguyên liệu tái chế là chúng ta đã tạo cho trẻ suy nghĩ về việc làm tốt đẹp hơn. Việc sử dụng vỏ hộp sữa chua đã bỏ đi sau khi sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, tính cần cù, tỉ mỉ đồng thời phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ tính thẩm mĩ và hình thành ở trẻ lòng yêu môi trường, yêu cái đẹp, ý thức bảo vệ môi trường trong trẻ càng nâng cao. Trẻ em luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nhưng nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi thì sẽ gây cho trẻ sự nhàm chán. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là yếu tố không thể thiếu khi trẻ vui chơi. Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ vui chơi trong các trò chơi, giúp trẻ phát triển tư duy và óc sáng tạo, vì từ một đồ chơi trẻ có thể chơi theo nhiều cách nghĩ ra nhiều trò chơi sáng tạo khác nhau. Đối với trẻ đồ dùng, đồ chơi không bao giờ gọi là đủ, vì nhu cầu chơi của trẻ là vô tận, mà đồ dùng, đồ chơi là phương tiện giúp trẻ học tích cực, hiệu quả vì vậy làm đồ dùng, đồ chơi càng nhiều chính là giúp trẻ càng tiến bộ, tích cực trong giờ học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua

chơi từ nguyên liệu khác với những đồ chơi bán sẵn, đó chính là sáng tạo từ những vỏ hộp sữa chua. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài : “ Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua” 1.1.1. Cơ sở lý luận. Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi từ nguyên liệu tái chế là chúng ta đã tạo cho trẻ suy nghĩ về việc làm tốt đẹp hơn. Việc sử dụng vỏ hộp sữa chua đã bỏ đi sau khi sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, tính cần cù, tỉ mỉ đồng thời phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ tính thẩm mĩ và hình thành ở trẻ lòng yêu môi trường, yêu cái đẹp, ý thức bảo vệ môi trường trong trẻ càng nâng cao. Trẻ em luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nhưng nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi thì sẽ gây cho trẻ sự nhàm chán. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là yếu tố không thể thiếu khi trẻ vui chơi. Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ vui chơi trong các trò chơi, giúp trẻ phát triển tư duy và óc sáng tạo, vì từ một đồ chơi trẻ có thể chơi theo nhiều cách nghĩ ra nhiều trò chơi sáng tạo khác nhau. Đối với trẻ đồ dùng, đồ chơi không bao giờ gọi là đủ, vì nhu cầu chơi của trẻ là vô tận, mà đồ dùng, đồ chơi là phương tiện giúp trẻ học tích cực, hiệu quả vì vậy làm đồ dùng, đồ chơi càng nhiều chính là giúp trẻ càng tiến bộ, tích cực trong giờ học. 1.1. 2. Cơ sở thực tiễn. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội, dần dần trẻ biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai, cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Trong thực tế tất cả các trẻ đều thích và hứng thú khi được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi có công của mình làm ra. Trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp đã sử dụng để thực hiện đề tài: * Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi nghiên cứu từ tài liệu, sách báo, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, trên các kênh truyền thông, sách báo, tạp chí mầm non. Tìm hiểu những đồ dùng đồ chơi gì có thể làm được từ vỏ hộp sữa chua. Quan sát những đồ dùng đồ chơi thực tế, những đồ chơi bằng vật liêu khác để từ đó sáng tạo ra đồ chơi tương tự bằng vỏ hộp sữa chua. * Phương pháp nghiên cứu thực trạng: Trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên trong trường đồng thời khảo sát tình hình thực tế trẻ ở lớp, các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tìm hiểu về thực trạng giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ nguyên liệu mở. Dự giờ tiết dạy một số hoạt động của giáo viên và trẻ. Đồng thời khảo sát tình hình thực tế về thái độ tham gia các hoạt động của trẻ của 2 lớp Chồi1 và Chồi 2 trong trường mầm non Hoài Hảo. Tìm hiểu về công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để nắm được tình hình và biện pháp của giáo viên trong kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ vỏ hộp sữa chua. * Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trẻ thông qua các giờ hoạt động của cô và trẻ, quan sát trẻ thực hiện như thế nào, thái độ, mức hứng thú và hiệu quả hoạt động của trẻ để tìm ra các biện pháp phù hợp. Từ đó áp dụng làm đồ dùng đồ chơi bằng vỏ hộp sữa chua có hiệu quả hơn. * Phương pháp kiểm chứng: Cô kiểm tra lại khả năng tích cực tham gia hoạt động của trẻ bằng việc cho trẻ tự tham gia làm một số đồ chơi bằng nguyên vật liệu tái chế. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài và căn cứ vào thực tiễn đã phân tích, so sánh, tổng hợp thực trạng thái độ của trẻ để tiếp tục tìm ra một số biện pháp cụ thể đưa vào giáo dục trẻ cho phù hợp với mục tiêu mà đề tài đề ra. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Giáo viên, phụ huynh và học sinh trường Mầm non Hoài Hảo. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ mầm non hiện nay thì việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ một số loại vỏ hộp sữa chua là việc làm bổ ích và thiết thực. Những sáng tạo này giúp trẻ có thêm hiểu biết về các nguyên vật liệu tái chế: Những thứ tưởng chừng như bỏ đi, cứ nghĩ là rác thải, nhưng nếu biết tận dụng thì cho ra những kết quả bất ngờ. Từ đó hình thành ở trẻ sự yêu quý đối với thiên nhiên, tạo ở trẻ những suy nghĩ hay sáng tạo của trẻ để áp dụng vào thực tế. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. * Thực trạng từ giáo viên trong việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ các loại vỏ hộp sữa chua cho trẻ: Bản thân tôi cũng là một giáo viên trẻ, có lòng nhiệt huyết với nghề, cũng luôn tích cực làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên vì khả năng và sự khéo léo cũng còn hạn chế, nên việc làm đồ dùng đồ chơi nhiều lúc chưa đẹp, chưa hấp dẫn trẻ. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu bỏ đi như vỏ hộp sữa chua mà chỉ tận dụng nguyên liệu thiên nhiên, lá cây, giáy,... Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên còn chưa mạnh dạn trong việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi, chưa dành nhiều thời gian để tìm tòi nguyên liệu tái chế như các loại vỏ hộp sữa chua để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Cụ thể về kết quả khảo sát như sau: + Đối với giáo viên: Chưa thường xuyên Số lượng giáo Thường xuyên sưu tầm sưu tầm nguyên liệu Đối tượng viên được khảo nguyên liệu phế thải Tỉ lệ Tỉ lệ phế thải làm đồ dùng, sát. làm đồ dùng, đồ chơi. đồ chơi. 4 33,3% 8 66,7% Có sưu tầm vỏ hộp sữa Chưa sưu tầm vỏ hộp Giáo viên 12 chua làm đồ dùng, đồ Tỉ lệ sữa chua làm đồ dùng, Tỉ lệ chơi. đồ chơi.. 0 0% 12 100% * Thực trạng từ trẻ: Trẻ thơ thường ham thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng nhanh chóng chán. 2.3. Mô tả, phân tích giải pháp mới. Dựa trên những kết quả đã tổng hợp về ưu điểm cũng như tồn tại có ảnh hưởng đến trẻ, tôi sử dụng các biện pháp sau vào áp dụng trong việc làm một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua. Tôi xin giới thiệu đến các bạn: * Biện pháp 1: Sưu tầm, xử lý và làm sạch nguyên vật liệu Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Để việc làm đồ dùng, đồ chơi từ vỏ hộp sữa chua có hiệu quả thì việc sưu tầm các loại vỏ hộp sữa chua là rất quan trọng. Vỏ hộp sữa chua thật ra không phải là vật khó tìm. Nhưng vỏ hộp sữa chua có vô vàng hình dạng khác nhau, vì thế khi có ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi từ vỏ hộp sữa chua, tôi phải định hình những đồ dùng, đồ chơi đó có hình dạng, kích thướt như thế nào, để sưu tầm và kêu gọi sự quyên góp của phụ huynh. Và để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ phụ huynh trong việc thu gom vỏ hộp sữa chua, tôi đã làm một ít đồ chơi từ vỏ hộp sữa chua, vào giờ đón trả trẻ tôi cho phụ huynh xem, và nhờ phụ huynh tiếp tục thu gom giúp để tôi có thể làm được nhiều đồ chơi cho trẻ hoạt động ở lớp. Vỏ hộp sữa chua thật ra nhiều và đa dạng, vỏ hộp sữa chua to, vỏ hộp sữa chua nhỏ, loại dáng thấp, loại dáng cao. Bản chất của vỏ hộp sữa chua là cứng chắc chắn và độ bắt màu cao. Nên có thể sử dụng để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi. Sau khi thu gom và được cho vỏ hộp sữa chua, tôi tiến hành xử lý vỏ hộp sữa chua để sử dụng. Tôi rửa sạch vỏ hộp sữa chua, sau đó phơi ngoài nắng to cho ráo nước. * Biện pháp 2: Tích cực nghiên cứu, học hỏi cách làm, từ đó tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Để có thể thực hiện tốt đề tài “Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ vỏ hộp sữa chua” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện nhằm tạo ra được các đồ dùng đồ chơi có ích cho trẻ trong các hoạt động. Vì vậy, để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi có ích thì tôi đã: + Tích cực truy cập internet để tìm hiểu. Vì mạng internet là một kho kiến thức khổng lồ với đầy đủ hình ảnh mình họa.Tôi đã tìm thông tin, hình ảnh, cách làm một số đồ dùng đồ chơi từ vỏ hộp sữa chua. + Tham khảo những sách vở, tài liệu, tạp chí có hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, từ đó sáng tạo ra đồ dùng đồ chơi từ vỏ hộp sữa chua. + Học cách làm đồ dùng, đồ chơi mầm non qua ti vi, sách báo, tập san giáo dục mầm non. Bước 4: - Phết 1 lớp keo sữa bên ngoài lớp sơn, sau đó bạn dán tấm giấy bao quanh thân vỏ hộp. Bạn gập dán mép khăn giấy vào đáy vỏ hộp, phết thêm 1 lớp keo sữa bên ngoài lớp giấy để giữ giấy được bền hơn. Bước 5: Tương tự, bạn làm thêm nhiều chậu trồng cây với nhiều hoa văn màu sắc khác nhau nữa nhé!Bây giờ, bạn chỉ cần trồng cây vào trong chậu là xong! * Ngoài cách trên bạn còn sáng tạo bởi những cách làm sau, để tạo nên những chậu cây xinh xắn khác: + Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa chua, vỏ sò, dây sequin, hạt gỗ, nút màu, cây trồng, đất, kéo, kim, chỉ. + Cách làm: Bước 4:- Sau đó, bạn dán vỏ sò, hạt gỗ trang trí làm mắt, mũi, miệng, tai. + Cách sử dụng: Dùng trang trí lớp học, học ở giờ học khám phá, chơi ở góc thiên nhiên hoặc góc xây dựng. + Cách sử dụng: Dùng trang trí lớp học, dùng làm đồ chơi cho trẻ chơi ở nhóm bán hàng, tự xâu dây các hộp với nhau để tạo ra con rắn. * Làm đồ chơi bolling: + Nguyên vật liệu: Vỏ hộp sữa chua susu, sơn, cọ, quả bóng nhỏ. + Cách làm: Bước 1: Chọn vỏ hộp sữa chua susu có dạng đứng. Dán quả bóng vào miệng của hũ sữa. sau đó chọn màu thích hợp để sơn.
File đính kèm:
skkn_sang_tao_mot_so_do_dung_do_choi_cho_tre_mam_non_tu_vo_h.docx