SKKN Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

Hiện nay Giáo dục Mầm non đang tiến hành đổi mới, giáo viên đã chú trọng hơn đến việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động ở trường. Nhưng trên thực tế việc rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề chưa đạt hiện quả tương xứng với tầm quan trọng của nó, cũng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội đặt ra cho đứa trẻ. Có thể thấy việc thiếu kỹ năng nói chung và kỹ năng giải quyết các vấn đề nói riêng đang diễn ra phổ biến ở học sinh Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, Vì vậy nhu cầu cấp thiết của xã hội là cần phải giáo dục, rèn luyện các kỹ năng này cho các em. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề mới, chưa có sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ít nguồn tài liệu nên giáo viên và phụ huynh chưa có điều kiện để tìm hiểu và triển khai thực hiện. Trẻ mẫu giáo nhỡ có nhu cầu cao trong mọi hoạt động, mong muốn được hoạt động và tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Cùng với nhu cầu đó, bản thân đứa trẻ ở lứa tuổi này có khả năng thực hiện có kết quả hoạt động vui chơi. Đây là tiền đề của việc hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ và cũng là cơ hội không thể bỏ lỡ để người lớn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này. Như vây, giáo dục các kỹ năng cho trẻ ở giai đoạn này là thích hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng nói chung và kĩ năng giải quyết vấn đề nói riêng một cách tốt nhất, để trẻ tự tin bước vào cuộc sống sau này.

docx 28 trang skmamnon 06/02/2025 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

SKKN Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TÊN ĐỀ TÀI:
“RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ 4 -5 TUỔI 
 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI”
 Họ và tên: Võ Thị Bé
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Thủy
 Lệ Thủy, tháng 3 năm 2022
 Lệ Thủy, tháng 3 năm 2022
 Những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “ Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 
cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi” là rất cần thiết.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 Đối với trẻ mầm non trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và 
tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền 
vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình 
trong cuộc sống
 - Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do 
đó cần rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có cách xử lí 
lính hoạt trong mọi tình huống ngay từ khi còn nhỏ
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề là một nội dung quan trọng của giáo dục kỹ năng sống, đây là 
kỹ năng nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng đi 
học lớp 1.
 - Ở độ tuổi mầm non, trẻ vẫn còn thụ động không biết ứng phó kịp thời với những hoàn 
cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước mọi nguy hiểm... Có nhiều nguyên 
nhân gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng tự giải quyết vấn đề là nguyên nhân sâu 
xa nhất.
 Ở lứa tuổi mầm non, hầu hết các bậc cha mẹ và cô luôn có thói quen làm thay cho trẻ, 
giải quyết thay cho trẻ vì sợ con làm hỏng việc. Các cô giáo lại muốn trẻ có kết quả nhanh nên 
hay dùng mệnh lệnh... Khi gặp phải những tình hương khó trẻ rất dễ bị thụ động, không biết 
giải quyết như thế nào. Chính vì thế rất khó hình thành được những ý thức và kỹ năng trong 
đầu trẻ.
 Do đó, việc dạy rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ là rất cần thiết. Có kỹ năng, 
trẻ sẽ biết mình nên làm gì và làm như thế nào trong các tình huống, từ đó mỗi ngày trẻ lại có 
thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi đã tự tin thì trẻ sẽ chủ động hơn và biết cách xử lý các 
tình huống thành thục. Điều này còn giúp trẻ khơi gợi khả năng tư duy.
 - Muốn cho khả năng xử lý tình huống của trẻ phát triển toàn diện, cô giáo cần tạo cơ hội 
cho bé học hỏi những điều xung quanh thông qua những trò chơi hoặc bài tập kỹ năng phù hợp 
với độ tuổi. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
 Trẻ em trong độ tuổi mầm non bao gồm các trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi, trước khi chúng bước 
vào bậc học phổ thông (khởi đầu là cấp tiểu học – lớp Một). Trong suốt thời học tại trường 
mầm non, mẫu giáo, trẻ dần dần trở nên thông thạo hơn về mặt trí tuệ, nhờ vậy mà trẻ giao tiếp 
tốt hơn, suy nghĩ một cách sáng tạo hơn và có khả năng tư duy trừu tượng. Trẻ có thể sẽ am 
hiểu nhiều hơn trong những cách giải quyết vấn đề khác nhau – một kỹ năng sẽ được chúng 
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất 
cần thiết cho tương lai của trẻ, việc tự mình suy nghĩ và vượt qua được những thách thức đầu 
đời sẽ giúp trẻ hình thành sự tự tin vào bản thân. Khi lớn lên, với việc ý thức được khả năng 
của bản thân và những thành tựu đạt được qua từng thời kỳ, trẻ sẽ không ngần ngại khi đối 
diện những thử thách lớn hơn trong cuộc sống để theo đuổi mục đích và vươn đến thành công.
 1. Thuận lợi
 Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4 - 5 với số 
lượng là 28 cháu, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo bé nên đã có một số kỹ năng sống cơ bản. 
Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận 
thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, biết cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống 
xung quanh trẻ.
 - Lớp học có đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập. Mặt 
khác lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong 
việc chuyển tải kiến thức, tiết học cũng trở nên sinh động và hấp dẫn. Nhà trường luôn tạo điều 
kiện giúp đỡ về trang thiết bị dụng cụ, đồ dùng dạy học.
 - Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp. Đảm 
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, không có tai nạn thương tích hoặc 
ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt; công tác bồi 
dưỡng và tự bồi dưỡng được chú trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.
 - Được sự quan tâm, Phối hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc chăm 
sóc giáo dục trẻ, sự ủng hộ, nhất trí cao của phụ huynh trong việc đóng góp tự nguyện, thỏa 
thuận của phụ huynh để cùng với nhà trường chăm lo đến chất lượng trẻ. Hoạt động phối hợp 
với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tham gia các hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ: trẻ chỉ cần đòi mua đồ dùng nào đó là được đáp ứng 
ngay mà không biết điều đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, khi được 
món đồ chơi đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ.Đây cũng là một trong những nguyên 
nhân làm cho trẻ thiếu kỹ năng sống.
 Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức một số các 
hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và 
chưa thường xuyên.
 Đa số giáo viên đã lồng ghép chỉ số vào mục tiêu phù hợp nhưng một số chỉ số chưa đạt 
được ở chủ đề trước giáo viên thường bỏ qua mà không rèn tiếp trẻ hoặc đưa tiếp vào mục tiêu 
của chủ đề sau cho nên nhiều trẻ bị bỏ qua các kỹ năng của chỉ số đó.
 3. Khảo sát thực trạng:
 •Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 
4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
 Sau khi phát phiếu điều tra cho 10 giáo viên trường Mầm non Hoa Thủy, chúng tôi tổng 
hợp và thu được kết quả các mức độ đo nhận thức của giáo viên Mầm non về vai trò của việc 
rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi như sau:
 Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 
cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
 TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ %
 1 Rất quan trọng 8 80%
 2 Quan trọng 2 20 %
 3 Không quan trọng 0 0%
 Nhận xét: Từ kết quả điều tra trên cho chúng ta thấy rằng 80% giáo viên đã nhận thức 
được mức độ rất quan trọng và 20% giáo viên nhận thức được mức độ quan trọng của việc rèn 
luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
 Qua đó, chúng tôi có thể khẳng định mức độ rất quan trọng của việc việc rèn luyện kỹ 
năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
 •Mức độ tổ chức trò chơi của giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 
4 -5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 2 Hoạt động góc 2 20%
 3 Hoạt động ngoài trời 1 10%
 4 Hoạt động có chủ đích 5 50%
 5 Ý kiến khác 0 0%
 Nhận xét: Qua bảng trên, chúng ta cũng nhận thấy phần lớn các giáo viên (50%) đều tổ 
chức vào trong hoạt động học có chủ đích trong khi việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề 
cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi có thể tiến hành ở khắp mọi nơi và trong các 
hoạt động. Khi hỏi vì sao chị lại lựa chọn thời điểm trong các tiết học chủ đích là nhiều nhất, 
đa phần chúng tôi đều nhận được câu trả lời là do lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích thì 
độ tập trung của trẻ vào việc xử lý nhiệm vụ mà cô đưa ra sẽ cao hơn. Đây là một nhận thức 
đúng. Tuy nhiên, vẫn còn đa số GV còn lại chọn kết hợp nhiều thời gian khác nhau (50%) như 
cho tổ chức rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề kết hợp ở trong hoạt động góc(ví dụ: giải 
quyết nhiệm vụ khi đóng vai bác sĩ điều trị cho bệnh nhân của mình, xây dựng công trình theo 
yêu cầu của cô kết hợp với sự sáng tạo của bản thân,...) Nếu như tổ chức cho trẻ tiến hành kết 
hợp ở hoạt động góc thì giáo viên khó bao quát được hết trẻ, thường thì hành động của trẻ sẽ 
không có sự kiểm soát chặt chẽ của cô nên kết quả thu lại sau khi tổ chức thường không cao, 
trẻ chỉ chơi theo sở thích mà không chú ý đến nhiệm vụ của cô đặt ra.
 Qua phân tích thực trạng trên, Chúng tôi có nhận xét như sau:
 - Phần lớn các giáo được điều tra đều đánh giá cao vai trò việc rèn luyện kỹ năng giải 
quyết vấn đề cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
 -Đa số các giáo viên đều tiến hành tổ chức hoạt động vui chơi nhằm rèn luyện kỹ năng 
giải quyết vấn đề cho trẻ trong các giờ học có chủ đích nhưng tiến hành không thường xuyên, 
chưa khai thác triệt để, hiệu quả của trò chơi để giúp trẻ để hình hành và phát triển kỹ năng giải 
quyết vấn đề.
 - Mức độ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ trong quá trình chơi còn thấp. Trẻ 
chưa thật sự hứng thú và chú ý tới nhiệm vụ mà bản thân phải giải quyết trong trò chơi.
 Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
 - Do các chủ thể cho trẻ về các kỹ năng giải quyết vấn đề chứa một nội dung vô cùng đa 
dạng và phong phú nên giáo viên chưa nắm bắt vững cơ sở lý luận; Kiến thức còn hạn chế động cơ thể với tâm lý, tình cảm cảm suc đặc biệt là mở rộng các trò chơi phản ánh các quan 
hệ xã hội và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
 Hoạt động vui chơi của trẻ bao gồm rất nhiều loại trò chơi: trò chơi đóng vai theo chủ đề, 
trò chơi vận động, trò chơi đóng kịch, trò chơi dân gian, trò chơi học tập... giáo viên dễ dàng 
tận dụng các loại trò chơi để tổ chức cho trẻ nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.
 Ví dụ:
 + Loại trò chơi vận động
 Đa số các trò chơi vận động dành cho lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ 
đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ.
 - Khi tham gia trò chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích 
của cô (về nội dung chơi, luật chơi, cách chơi) để giải quyết các nhiệm vụ chơi. Do đó 
đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là đồi hỏi phải có sự phối hợp giữa quá trình nhận thức 
và vận động.Đặc điểm của trò chơi vận động đó là:
 + Nội dung chơi đó chính là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện.
 Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” luật chơi là: Mèo không được đón đầu chuột để bắt, 
nếu mèo bắt được chuột thì chuột làm mèo, mèo không bắt được chuột thì làm chuột.
 - Trong trò chơi vận động mọi trẻ đều phải tham gia.
 + Trò chơi đóng kịch: Trò chơi này cho phép giáo viên tự do lựa chọn nhiều tác phẩm để 
chuyển thể thành kịch bản dựa trên sự sáng tạo của bản thân. Giáo viên dễ dàng lồng ghép các 
nhiệm vụ vào trong trò chơi để buộc trẻ phải tìm cách giải quyết nhưng đảm bảo được sự hứng 
thú của trò chơi.
 Ví dụ: Khi chơi trò chơi đóng kịch Chú Dê Đen trẻ biết được để diễn với kịch cần có ba 
nhân vật: Dê Đen, Dê Trắng và Sói. Nếu trẻ đóng vai Dê Đen thì khi thể hiện loài của Dê Đen, 
trẻ phải biết kết hợp với một dáng đi bệ vệ thể hiện sự tự tin, kiêu hãnh, lòng dũng cảm. Vai 
Dê Trắng phải thể hiện sự run sợ, giọng yếu ớt, vai Sói phải thể hiện giọng ồm ồm, hung giữ 
khi gặp Dê Trắng và tỏ ra sợ hãi, run sợ khi gặp Dê Đen.
 Khi nhận xét, cô giáo cần khen ngợi những sáng tạo riêng của bạn, đồng thời chỉ ra 
những chỗ chưa đạt và gợi ý cách sửa. Ví dụ: “bạn Nam đi như thế trông đã giống hình dáng 
run sợ của bạn Dê trắng chưa? Cô nghĩ nếu con đi chậm hơn, lắc người và dậm chân nhẹ hơn 
chút nữa thì sẽ giống lắm đây. Nam có muốn làm lại không” hoặc “Ai có thể thể hiện tốt vai 

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_giai_quyet_van_de_cho_tre_4_5_tuoi_th.docx