SKKN Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn Văn Học

Văn học là một món ăn tinh thần của con người, nó như mạch nguồn của cuộc sống, làm rung động hàng triệu con tim của nhân loại. Tiếng nói trong văn học là tiếng nói tình cảm đó là những trăn trở, những suy nghĩ yêu thương giận hờn của con người đối với cuộc sống .
Đặc biệt hoạt động văn học là hoạt động không thể thiếu trong lứa tuổi mầm non. Bởi lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm giàu cảm xúc trẻ luôn mong được tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Ngay từ những ngày đầu của cuộc sống trẻ luôn mong đựợc đi vào giấc ngủ bằng lời ru của bà, của mẹ. Chúng có thể ngồi hàng giờ để ngồi nghe bà, mẹ, cô kể truyện hay đọc thơ để hoà mình vào cuộc sống cổ tích mà trẻ là những nhân vật kỳ vĩ.
Vì thế văn học là người bạn gần gũi đối với trẻ văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết xung quanh, nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng khả năng sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt thông qua kể chuyện, đọc thơ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng nói mạch lạc diễn cảm, hình thành cho trẻ những tư cách đạo đức tốt, trẻ biết yêu biết ghét, biết phân biệt đúng sai, thiện ác, có tâm tư tình cảm và lòng nhân hậu bao dung đối với mọi người xung quanh.
Qua các tác phẩm văn học trẻ biết thêm những vẻ đẹp của đất nước, quê hương, hiểu thêm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm đối với quê hương, đất nước, một cách nhẹ nhàng qua nhân vật gần gũi.
docx 25 trang skmamnon 21/07/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn Văn Học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn Văn Học

SKKN Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn Văn Học
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 20112
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 ĐỀ TÀI:
 RÈN NGÔN NGỮ DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUổI
 THÔNG QUA MÔN VĂN HỌC.
I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
 * Tầm quan trọng của vấn đề.
 Văn học là một món ăn tinh thần của con người, nó như mạch nguồn của cuộc 
sống, làm rung động hàng triệu con tim của nhân loại. Tiếng nói trong văn học là 
tiếng nói tình cảm đó là những trăn trở, những suy nghĩ yêu thương giận hờn của 
con người đối với cuộc sống .
 Đặc biệt hoạt động văn học là hoạt động không thể thiếu trong lứa tuổi mầm 
non. Bởi lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm giàu cảm xúc trẻ luôn mong được tiếp xúc 
với các tác phẩm văn học. Ngay từ những ngày đầu của cuộc sống trẻ luôn mong 
đựợc đi vào giấc ngủ bằng lời ru của bà, của mẹ. Chúng có thể ngồi hàng giờ để 
ngồi nghe bà, mẹ, cô kể truyện hay đọc thơ để hoà mình vào cuộc sống cổ tích mà 
trẻ là những nhân vật kỳ vĩ.
 Vì thế văn học là người bạn gần gũi đối với trẻ văn học đem lại cho trẻ những 
hiểu biết xung quanh, nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng khả năng sáng tạo nghệ thuật, 
đặc biệt thông qua kể chuyện, đọc thơ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng nói 
mạch lạc diễn cảm, hình thành cho trẻ những tư cách đạo đức tốt, trẻ biết yêu biết 
ghét, biết phân biệt đúng sai, thiện ác, có tâm tư tình cảm và lòng nhân hậu bao dung 
đối với mọi người xung quanh.
 Qua các tác phẩm văn học trẻ biết thêm những vẻ đẹp của đất nước, quê 
hương, hiểu thêm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Từ đó hình thành ở 
trẻ tình cảm đối với quê hương, đất nước, một cách nhẹ nhàng qua nhân vật gần gũi.
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm năm 20114
chỉ đọc thuộc mà còn biết thể hiện giọng đọc, giọng kể thông qua bài thơ, câu 
chuyện. Rèn khả năng nói mạch lạc, diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi qua việc cho trẻ làm 
quen các tác phẩm văn học.
 * Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
 “ Rèn ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học” 
ở trường mầm non Hồng Thái Tây. Nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, 
giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ khả năng trình bày có logic có trình tự, 
chính xác có hình ảnh nội dung nhất định. Bên cạnh đó còn giúp trẻ tránh nói ngọng 
nói lắp không sử dụng từ địa phương. Muốn như vậy tôi phải tìm ra phương pháp 
tốt nhất. Góp phần gìn giữ sự sang trọng của Tiếng Việt.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi - Thôn 1- Trường mầm non Hồng Thái Tây - 
Đông Triều - Quảng Ninh
1.Cơ sở lý luận:
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai 
đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
 Trẻ 4-5 tuổi sự phát triển ngôn ngữ diễn cảm mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn 
của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên đựơc mở rộng ,có chật tự 
hơn, mặc dù cấu trúc câu còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu 
ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
 Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên 
nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận 
thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
 Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật thông qua 
cách đóng kịch, cao hơn nữa là trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt 
truyện một cách sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi trẻ đóng 
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm năm 20116
với chỉ tiêu nhà trường giao là: 30 cháu, độ tuổi của trẻ không đồng đều đa số các 
cháu chưa qua lớp học nhà trẻ và lớp MG 3- 4 tuổi. Các cháu còn chưa đi vào nề 
nếp, các cháu còn chưa được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá.
 Khi được phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. 
Bởi trẻ nhỏ và đa số trẻ chưa qua các nhóm trẻ nên việc tiếp thu và cảm thụ nghệ 
thuật qua các tác phẩm văn học còn chưa đồng đều. Một vài cháu chưa đủ độ tuổi, 
còn nói ngọng, phát âm chưa rõ lời, trẻ còn sử dụng nhiều từ địa phương, trẻ còn 
nhút nhát ít giao tiếp cùng cô và bạn bè nên việc dạy trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn 
cảm mạch lạc còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó các bậc phụ huynh còn chưa 
quan tâm đến việc trẻ nói chưa rõ, nói ngọng mà chú ý sửa cho trẻ. Từ thực tế khó 
khăn này tôi đã phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục thực trạng trên.
 Hiện nay các trường mầm non rất chú trọng việc phát triể’n ngôn ngữ cho trẻ. 
Song việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và nói lưu loát là một vấn đề được rất 
nhiều người quan tâm để tìm ra hướng đi cụ thể và đúng đắn, để’ đạt kết qủa cao 
trong giáo dục.
 Trên thực tế được thăm quan dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, 
các buổi thao giảng chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Tôi nhận thấy rằng trẻ 
mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng thì việc rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc 
diễn cảm thông qua môn văn học còn nhiều hạn chế. Đa số trẻ chỉ đọc thuộc bài thơ, 
nhớ tên truyện, tên nhân vật, chứ chưa biết thể hiện giai điệu, ngôn ngữ nhân vật. 
Từ đó việc trẻ đọc, kễ diễn cảm chưa rõ ràng mạch lạc và biểu cảm. Từ thực tiễn 
trên tôi thấy rằng việc “rèn luyện khả năng nói mạch lạc biểu cảm’” cho trẻ là 
một vấn đề hết sức cần thiết. Là một giáo viên mầm non tôi mong muốn trẻ có được 
nền tảng tốt nhất để trẻ có thể phát huy hết khả năng tưởng tượng, tư duy tích cực 
của trẻ. Người giáo viên phải biết lựa chọn cách học tốt nhất phù hợp với trẻ để làm 
giàu vốn từ cho trẻ từ đó trẻ có thể nói mạch lạc và diễn cảm. Vì vậy việc học tập 
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm năm 20118
trường, do độ tuổi không đều nên gặp rất nhiều khó khăn.
 Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau rất tinh tế trong cách phát âm 
mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung.
 ví dụ: Tay- tai, muỗi- mũi, phân biệt l-n.
 Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng 
như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 vẫn còn một số ít cháu chưa qua các nhóm trẻ nên việc tiếp thu và sức cảm 
thụ của các tác phẩm văn học còn chưa đồng đều. Đồ dùng trực quan còn ít cô tự 
làm là chính.
 Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lý do khách quan nào đó ít có thời 
gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà 
trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà 
không cần dúng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên 
nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
 Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng 
dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm 
quen với văn học thể’ loại chuyện kể’.
 3. Khảo sát :
 Trong năm học 2010-2011 tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 4- 5 
tuổi đây là độ tuổi trẻ còn ít ra lớp. Với sĩ số ban đầu nhà trường giao là 30 cháu, tôi 
đã đến từng nhà làm công tác phổ cập tuyên truyền các bậc phụ huynh cho trẻ ra lớp 
đúng độ tuổi. Tìm hiể’u hoàn cảnh gia đình trẻ để có phương hướng cho chương 
trình chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học.
 Vào đầu tháng 9 tháng tôi đã tiến hành điều tra đầu vào và cho được kết quả 
như sau:
 - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, nói được câu phức là :20%
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 10
 mạch lạc biểu cảm kịch, phân tích, làm mẫu, 
 thực hành, sử dụng đồ 
 dùng trực quan
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi đã xây dựng cho mình một một kế 
hoạch phát triể’n ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc cho trẻ thông qua môn văn học như 
sau:
Thời gian Nội dung giáo dục Phương pháp
 Rèn nền nếp cho trẻ Làm mẫu
 Tháng 9-10 Tạo môi trường hoạt động cho Đàm thoại
 trẻ mạnh dạn, hòa đồng. Thực hành
 Đàm thoại, Phân tích,
 Luyện cho trẻ nói đúng cấu trúc Thực hành
 Tháng 11
 câu (Câu đơn, câu phức) Sử dụng đồ dùng trực
 quan
 Tháng 12-5 Luyện kỹ năng nói Đọc kể diễn cảm, đóng
 Từ kế hoạch hoạt động trên khiến tôi phải tìm tòi, nghên cứu và tìm ra những 
giải pháp tốt nhất giúp trẻ của tôi có kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc biểu cảm
- Giải pháp thứ 1: Dùng các phương pháp, thủ thuật thu hút sự chú ý của trẻ 
vào từng câu truyện, bài thơ.
 5.1: phương pháp đàm thoại:
 Nhờ có phương pháp này sự hiểu biết của trẻ về các tác phẩm văn học thông 
qua đọc thơ kể’ chuyện được củng cố, mở rộng và chính xác hơn. Qua việc trả lời 
câu hỏi hay đóng vai thể’ hiện lời nói nhân vật trẻ được luyện rèn ngôn ngữ nói trôi 
chảy, diễn đạt mạch lạc biể’u cảm. Qua đây trẻ được cô sửa sai uốn nắn kịp thời khi 
phát âm, khi diễn đạt trả lời. Qua đó trẻ phát triển ngôn ngữ ở mức cao hơn.
 Ví dụ:Truyện “Chú dê đen”
Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Thế giới động vật:, một số con vật sống trong 
rừng .Cho trẻ thăm quan khám phá khu rừng bí ẩn .
- Các con hãy quan sát xem có những con vật gì sống ở trong rừng đây? + Con 
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 12
 Tôi cho trẻ nghe tiếng động của trời mưa và hỏi trẻ
+ Các con đang nghe âm thanh gì?
+ Trời mưa như thế nào?
- Các con hãy nắng nghe tiếng của ai đây?
+ Bác gấu trong câu chuyện gì?
- Cô dùng mô hình rối dẹt kể’ lại câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” cho 
trẻ nghe, kết hợp với động tác minh họa dáng điệu phục phịch cảu bác Gấu, nhảy 
nhót của bạn Thỏ.
 Trẻ được nghe chuyện kết hợp với quan sát hình ảnh câu chuyện bằng mô 
hình rối dẹt trẻ rất hứng thú. Khi trẻ nghe chuyện song trẻ đã nhớ được nội dung 
chuyện ,các nhân vật trong chuyện, và trẻ có thể trả lời câu hỏi của cô một cách 
mạch lạc rõ ràng. Trẻ có thể’ miêu tả lại hành động điệu bộ của Bác Gấu, Thỏ một 
cách linh hoạt .
 5.3: Phương pháp thực hành
 Phương pháp thực hành là phương pháp hết sức quan trọng và cơ bản của 
việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo. Vì khi đọc thơ hay tham gia đóng 
kịch trẻ vừa thể’ hiện ngôn ngữ của bài thơ cũng như nhân vật mình đang đóng vai 
sao cho đúng và thuộc, lại phải thể’ hiện đúng trạng thái diễn biến tình cảm của tác 
phẩm của nhân vật. Từ đó khả năng diễn biến của trẻ được bộc lộ, được phát huy tư 
duy của ngôn ngữ sự lĩnh hội tiếp nhận và thể hiện. Để đạt được điều này không 
phải đơn giản nó đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lựa tác phẩm gây hứng thú 
cho trẻ. Cô luôn luôn chú ý quan tâm động viên trẻ, sửa sai uốn nắn kịp thời cho trẻ. 
Vì nếu trẻ tham gia thì phải đồng thời sử dụng ngôn ngữ của nhân vật ngôn ngữ cảu 
bản thân, lúc này trẻ phát âm ra sao, chuẩn hay chưa trôi chảy hay vấp váp thể hiện 
ra sao sẽ được bộc lộ rõ ràng nhất.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Truyện “Vẽ chân dung mẹ”
 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_kha_nang_noi_mach_lac_dien_cam_cho_tre_4_5_tu.docx
  • pdfSKKN Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học.pdf