SKKN Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) vừa là nội dung vừa là cách tiếp cận giáo dục xuyên suốt cho cả mầm non lên đến các bậc học cao hơn trên thế giới. Theo đó, mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá.
docx 28 trang skmamnon 01/09/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non

SKKN Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt 
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho 
trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là 
nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng 
vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực 
của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình 
để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp 
với thế giới. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự 
kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến 
trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai 
đoạn giáo dục phổ thông.
 Ở giai đoạn mẫu giáo hầu hết các trẻ đều tò mò, hoạt động nhiều, có nhu cầu 
ham học hỏi, thích tự làm việc và luôn mong muốn được khám phá thế giới rộng 
lớn muôn màu sắc. Áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, tạo cơ hội cho trẻ 
chủ động học tâp, rèn luyện kỹ năng theo trình độ khả năng của mỗi cá nhân trẻ là 
một trong những tiêu trí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Chính vì vậy 
STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp 
cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận 
dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng 
việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn 
diện.
 Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa 
học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) vừa là nội 
dung vừa là cách tiếp cận giáo dục xuyên suốt cho cả mầm non lên đến các bậc học 
cao hơn trên thế giới. Theo đó, mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến 
thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho 
học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để 
sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Nhắc đến khoa học chúng 
ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng 
thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện 
tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại 
của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn 
giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá.
 Thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện 
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên được lựa 
chọn các nội dung, hình thức mà không áp đặt trẻ, trong đó tích hợp các nội dung, 
 2 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tích hợp phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM trong thiết kế và tổ chức 
một số hoạt động khám phá, trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Khảo sát hiệu quả việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết 
kế và tổ chức một số hoạt động, trò chơi học tập cho trẻ ở trường mầm non.
 Kế hoạch các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo nhỡ 3 và khối lớp mẫu giáo nhỡ của trường mầm 
non 20/10 số 40 Thợ Nhuộm - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
 Trong năm học 2019 - 2020
 6. Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các báo cáo ; phân 
tích, tổng hợp, sưu tầm các tài liệu, hoạt động liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại: Trao đổi, lấy ý kiến của một số giáo 
viên về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết kế hoạt động khám 
phá và tổ chức một số trò chơi học tập cho trẻ ở trường mầm non.
 Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ một ngày ở trường 
mầm non.
 Phương pháp điều tra: Điều tra đối với giáo viên việc thiết kế hoạt động khám 
phá và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ
 Phương pháp thống kê: Xử lý các kết quả thu được.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Tầm quan trọng của việc tích hợp phương pháp giáo dục STEAM với trẻ 
mẫu giáo:
 Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này 
dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được 
nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 0-6 tuổi phát triển 
một cách toàn diện.
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền 
đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều 
kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự 
chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo 
viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, 
trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng 
cá nhân trẻ.
 4 chuyên ngành để có thể giải quyết một vấn đề hay tạo nên một sản phẩm. Đồng thời, 
nhờ được tạo cơ hội khuyến khích sáng tạo dựa trên sở thích riêng của bản thân, nên 
các em học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và làm việc nhóm. Điều thú vị là 
các chương trình giáo dục STEAM giúp học sinh được trải nghiệm qua các cảm xúc 
của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập, một điều rất cần thiết cho 
sự phát triển trí thông minh cảm xúc và tạo động lực cho sự trưởng thành của trẻ.
 Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ nên sử dụng những câu 
hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời “có” 
hoặc “không”. Không nên hỏi những câu như: Đây có phải là viên kẹo bị loang màu 
không? Quả cam này tròn à? Xe ô tô này chạy được vì cái bánh xe đúng không? 
Nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì 
đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp ngôi nhà này 
như thế nào không?... hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại 
sao con không thử làm xem?... hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: 
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho một ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ?... hay 
khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì 
đó mà con đã biết không?
 Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được 
trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng 
được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa 
học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo 
dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu 
về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt 
nhất. Với những ích lợi của STEAM, một vài đơn vị đang có những bước khai phá 
tiềm năng của phương pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi 
mới trong cách dạy và học của lứa tuổi mầm non.
 Nhận rõ được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEAM vào trong 
hoạt động giáo dục cho trẻ, BGH trường mầm non CLC 20/10 đã có những buổi bồi 
dưỡng chuyên môn và lựa chọn nội dung trong việc khai thác môi trường, nội dung 
giáo dục đặc biệt là hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường để áp 
dụng phương pháp một cách hiệu quả nhất đúng với tiêu chí “ Học qua chơi, lấy trẻ 
làm trung tâm” để đảm bảo là trẻ luôn được tôn trọng, luôn được lắng nghe và giải 
quyết vấn đề đến cùng giúp trẻ ngày một hứng thú, cuốn hút và mong muốn tự mình 
khám phá, trải nghiệm các hoạt động đó. Chính vì lẽ đó nó đòi hỏi những giáo viên 
chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực học tập tạo dựng những không gian riêng cho 
trẻ để trẻ được thực sự sống và học tập với nhu cầu của trẻ bởi môi trường giáo dục 
chính là tiền đề cho sự phát triển tương lai của trẻ.
 6 Tổng Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ
 số đạt chưa %
 đạt
1. Trẻ thực hiện các thử nghiệm, thí 24 8 33% 16 67%
nghiệm trong hoạt động khám phá
2. Kỹ năng sử dụng đồ dùng công nghệ 24 6 25% 18 75%
3. Hứng thú tham gia hoạt động 24 6 25% 18 75%
 Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để trẻ 
được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng 
cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn.
 3. Các biện pháp thực hiện:
 Để giúp trẻ hoạt động tích cực sáng tạo, tích hợp phương pháp STEAM vào 
hoạt động giáo dục bản thân tôi đã thực hiện và mạnh dạn đề ra một số biện pháp 
như sau:
 3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
 Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho 
bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều 
đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để 
trau dồi kiến thức. Bản thân phải tự tìm hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của phương pháp 
đem lại cho trẻ, lựa chọn, áp dụng những yếu tố phù hợp với lứa tuổi mình đảm nhận 
từ đó lựa chọn các hoạt động tổ chức phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục.
 Khi được học tập tham gia các buổi tập huấn học tập STEAM do các chuyên 
gia STEAM đào tạo và hướng dẫn, tôi nhận thấy để ứng dụng được phương pháp 
này vào hoạt động khám phá cho trẻ thì bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức xã 
hội rất lớn và có khả năng ứng dụng công nghệ, sử dụng các vật dụng công nghệ 
một cách thuần thục. Giáo viên không chỉ kết hợp hài hòa các ứng dụng mà còn giúp 
trẻ được sử dụng các kiến thức công nghệ một cách bài bản và chuyên nghiệp.
 (Ảnh minh họa 1)
 (Ảnh minh họa 2)
 Tôi cảm thấy đây là một phương pháp có nhiều hình thức kết hợp rất hay và 
sáng tạo. Chính vì vậy, tôi đã tham mưu cho Ban Giám Hiệu nhà trường- nơi tôi 
công tác tạo điều kiện cơ hội cho giáo viên trên lớp như tôi được tham gia vào các 
lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục, Sở Giáo Dục tổ chức, được tham quan học tập các 
bạn đồng nghiệp để trau dồi thêm kiến thức cho mình. Ngoài ra tôi còn tích cực 
nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loại tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập 
 8 3.3. Tạo môi trường hoạt động trong lớp:
 Khi có môi trường để hoạt động thì trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng, như: kỹ 
năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm 
việc nhóm, giao tiếp, khai thác các công cụ thông tin truyền thông... Các kỹ năng đó 
chỉ có thể hình thành được trong quá trình “thực làm” trải nghiệm chứ không thể có 
được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi.
 (Ảnh minh họa 3)
 (Ảnh minh họa 4)
 Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo gây ấn tượng và tạo hứng thú cho 
trẻ tôi đã tạo góc chuyên STEAM. Ở đây, trẻ được tiếp xúc với những nguyên liệu 
mới, được khám phá và thiết kế, thi công các sản phẩm của mình một cách khoa 
học, được trải nghiệm các thí nhiệm và được thực hành. Ngay từ đầu tôi giới thiệu 
vị trí góc chơi giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ dùng khi cần thiết để hoàn thiện sản 
phẩm một cách dễ dàng.
 (Ảnh minh họa 5)
 (Ảnh minh họa 6)
Khi có môi trường thì tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy.Trong các hoạt động học 
khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư 
duy quy nạp. Hoặc trẻ còn được học đi từ những định luật, quy luật để rút ra những 
phán đoán và lời giải cho từng tình huống cụ thể theo kiểu tư duy diễn dịch. Trong 
các hoạt động giáo dục khoa học tương tác, trải nghiệm, trẻ có thể đến sở thú, bảo 
tàng, phòng thí nghiệm... để tìm hiểu, phân tích, và tương tác với những người có 
chuyên môn. Sự háo hức, say sưa, quên hết mọi thứ xung quanh chỉ để tập trung vào 
cái điều mình mong muốn đó cũng chính là những phẩm chất của những nhà khoa 
học thực thụ. Trẻ em rất cần những môi trường giáo dục tốt để được tiếp tục phát 
triển những phẩm chất ấy.
 (Ảnh minh họa 7)
 (Ảnh minh họa 8)
 3.4. Biện pháp 4: Tích hợp phương pháp giáo dục STEAM vào hoạt 
động khám phá cho trẻ:
 Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường 
xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức 
sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, 
với xã hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kỉ năng quan sát, tư 
duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng 
vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự 
nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim ...) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người 
trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau ..) chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_tiep_can_hoc_qua_choi_va_ung_dung_steam_tro.docx
  • pdfSKKN Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo c.pdf