SKKN Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì có nhiều hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau, nhưng phương pháp phối kết hợp với gia đình là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi thực tế đã chứng minh phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ, vì gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng tâm hồn và là trường học đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Gia đình là những người hiểu trẻ nhất, là người theo dõi đến cùng sự phát triển tương lai của trẻ sau này. Đây có thể coi là một biện pháp tiên phong quyết định sự thành công của trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh sẽ tạo được nguồn lực rất lớn về vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Song bản thân nhận thấy rằng, hầu hết phụ huynh ở lớp tôi phụ trách làm nghề thuần nông, thời gian chủ yếu họ tập trung làm kinh tế dẫn đến việc đầu tư thời gian cho trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ, sự hiểu biết sâu rộng về phương pháp giáo dục trẻ chưa thực sự tốt, vấn đề cung cấp kiến thức cho trẻ chủ yếu phó mặc cho nhà trường. Một số trẻ khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức còn chậm, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin trong giao tiếp, trong tham gia hoạt động trẻ còn thụ động.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

biện pháp “Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non” mà tôi sẽ lựa chọn để nghiên cứu làm đề tài trong năm học này. 1.2: Điểm mới của đề tài và phạm vi áp dụng: * Điểm mới của đề tài: Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng đến các gia đình trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở nhà trường, tạo niềm tin tưởng đến các bậc phụ huynh. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và giáo viên sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục con người, để góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành học Mầm non. * Phạm vi áp dụng: Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mẫu giáo nhỡ của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong khối Mẫu giáo và nhân rộng trong toàn trường được các giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1: Thực trạng của đề tài: Năm học 2020- 2021, được sự phân công của lãnh đạo nhà trường, bản thân phụ trách lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Là giáo viên đứng lớp, tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Để đạt được điều đó, trong quá trình thực hiện bản thân tôi nắm bắt tình hình thực tế và đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: * Thuận lợi: - Bản thân được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học như các tài liệu bồi dưỡng, sách tham khảo về công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường phù hợp với nội dung chương trình Giáo dục Mầm non mới giai đoạn hiện nay. Đây chính là yếu tố cơ bản quyết định nâng cao công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti vi, đầu đĩa, mạng Internet... Trang trí lớp đẹp, hấp dẫn trẻ, phù hợp từng chủ đề học của trẻ. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo nhỡ, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc giáo dục trẻ để áp dụng và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục trẻ. - Về phụ huynh: 2 Đánh giá thực trạng kiến thức về các lĩnh vực của trẻ ở thời điểm đầu năm học: Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kiến thức về các lĩnh vực của trẻ 4-5 tuổi. Đánh giá thực trạng trên các tiêu chí đã xây dựng. Tổng số trẻ: 36 trẻ. Trong đó: Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Lĩnh vực STT Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 PT Thể chất 18 50,0 18 50,0 2 PT Nhận thức 16 44,4 20 55,5 3 PT Ngôn ngữ 15 41,6 21 58,3 4 PT Thẩm mỹ 18 50,0 18 50,0 5 PTTC- KNXH 20 55,5 16 44,4 Từ những khó khăn thực tế ở lớp mình phụ trách với kết quả đánh giá thực trạng kiến thức của trẻ về các lĩnh vực tôi cảm thấy đây là một kết quả không mấy khả quan đối với trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi, vì vậy tôi đã trăn trở suy nghĩ và tìm ra những biện pháp thích hợp để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường như sau: 2.2. Một số biện pháp thực hiện: Để phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ bản thân tôi đã suy nghĩ và đưa ra các hình thức hợp lý nhằm tuyên truyền đến các bậc phụ huynh một cách đầy đủ và cụ thể nhất. * Biện pháp thứ nhất: Phối hợp với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh. Tổ chức họp phụ huynh là thời điểm thuận lợi để nhà trường và cô giáo phối hợp tuyên truyền một cách đầy đủ về quy chế, tình hình hoạt động của nhà trường. Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với gia đình ngay từ đầu năm học tôi tiến hành tổ chức họp phụ huynh, thông qua buổi họp tôi luôn tạo được sự gần gũi, chia sẽ công việc hàng ngày của mình, để qua đó phần nào phụ huynh hiểu thêm về công việc cũng như nỗi vất vã hàng ngày của giáo viên để phụ huynh thông cảm, chia sẽ. Trước khi tiến hành cuộc họp phụ huynh bao giờ tôi cũng dành 10 đến 15 phút cho phụ huynh xem một số hình ảnh, video về các hoạt động hàng ngày của trẻ, các sản phẩm mà trẻ học ở lớp, khi được nhìn thấy những việc trẻ được làm, những sản phẩm mà hàng ngày trẻ tự tay làm ra, phụ huynh sẽ tự hào về con của mình, đồng thời hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng mà hàng ngày trẻ được giáo viên truyền thụ, rèn luyện. 4 vực thôn như vậy học có thể dễ dàng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh khác và mang lại hiệu quả cao hơn. Như lớp có các cháu chủ yếu thuộc ba khu vực thôn khác nhau trong xã nên tôi đã bầu ba phụ huynh làm ba tổ trưởng của ba khu vực, mỗi người chịu trách nhiệm tuyên truyền đến các phụ huynh từng khu vực. Đồng thời phân công mỗi người một công việc cụ thể để cùng với lớp hoàn thành tốt chỉ tiêu đã đề ra. Việc thành lập hội cha mẹ học sinh của nhóm lớp giúp phụ huynh nắm bắt được các hoạt động trong ngày của trẻ tại truờng. Từ đó giúp phụ huynh hiểu và có kế hoạch phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mang để lại hiệu quả cao hơn. * Biện pháp thứ 3: Phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón, trả trẻ. Phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, đây là công việc thường ngày của mỗi giáo viên và cũng là biện pháp thiết thực, gần gũi nhất. Bởi thông qua giờ đón trả trẻ, giáo viên có thể trực tiếp trao đổi cụ thể với từng phụ huynh về vấn đề tiếp thu kiến thức của trẻ để phụ huynh biết và có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn trong việc giáo dục trẻ được tốt hơn. Ví dụ: Cháu Nguyễn Văn Minh nhận thức về lĩnh vực phát triển nhận thức rất nhanh có thể xếp vào thứ nhất của lớp nhưng lại thiếu tự tin khi hoạt động lĩnh vực thể chất, tôi trao đổi với phụ huynh về khả năng của cháu, nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ tập các bài vận động như tập bắt bóng nhiều hơn, chạy nhảy, ném, giúp cháu phát triển hoàn thiện hơn hoặc Nguyễn Văn Nhân nhận thức rất nhanh nhưng mỗi khi tôi cho cháu đứng dậy phát biểu thì cháu lại nói quá nhỏ, mặt đỏ tía tai tôi cần trao đổi với phô huynh tích cực cho trẻ giao tiếp nói chuyện nhiều hơn với các thành viên trong gia đình cũng như mọi nguời xung quanh trẻ với mục đích giúp trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè, cũng như mọi nguời xung quanh. Ngoài ra sau mỗi giờ học như toán, bài thơ câu chuyện, nếu cháu nào chậm hoặc chưa thuộc tôi ghi lại và cuối buổi học tôi in bài thơ hay câu chuyện đó ra đưa cho phụ huynh, nhờ phụ huynh về nhà tranh thủ thời gian buổi tối chỉ cho cháu học, đồng thời tôi trao đổi với phụ huynh về cách hướng dẫn trẻ đọc, phương pháp để trẻ tiếp thu nhanh, tư thế khi trẻ ngồi học, cách cầm bút như thế nào cho đúng.... Sao cho hình thức cháu học ở nhà phải giống như hình thức mà cháu đuợc học ở lớp mà cô truyền thụ cho trẻ. Hoặc ngược lại, phụ huynh có thể trực tiếp trao đổi với giáo viên về những khó khăn khi giáo dục trẻ ở nhà, để từ đó giáo viên lựa chọn thời điểm thích hợp trao đổi, căn dặn với trẻ ở lớp. Trong giờ đón trả trẻ không chỉ là thông tin từ cô giáo mà còn là những thông tin phản hồi từ các bậc phụ huynh đến với giáo viên. 6 trao đổi góp ý thêm về các vấn đề khác cho giáo viên, nhà trường để cùng thực hiện tốt nhằm giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Ví dụ: Đối với hội chợ quê tôi cũng phối hợp với phụ huynh chuẩn bị các gian hàng, các loại thực phẩm như rau củ quả..., các loại nước giải khát, bánh kẹo, quần áo....những nội dung mà nhà trường phân công cho lớp. Cô cùng với một số trẻ đóng vai người bán hàng, mời chào khách hàng. Phối hợp với phụ huynh giúp những trẻ còn lại trải nghiệm là những người mua hàng, phụ huynh dẫn trẻ đến các quầy bán hàng gợi ý giúp trẻ tự chọn và mua những món hàng mà trẻ thích. Đến phần trò chơi tôi tạo cơ hội để phụ huynh tham gia các trò chơi cùng trẻ, cùng giáo viên. Qua tham gia hội chợ giúp trẻ được trải nghiệm cùng phụ huynh, cùng giáo viên, đây là cơ hội để phụ huynh cũng như giáo viên rèn luyện các kỹ năng cho trẻ. Từ những hoạt động trên phụ huynh có ấn tượng vui vẻ khi con cái mình được nuôi dạy và nhà trường tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa. * Biện pháp thứ 5: Phối hợp với phụ huynh thông qua hình thức tuyên truyền khác: (Bảng tuyên truyền, zalo, facebook, điện thoại, mọi lúc mọi nơi...) Như chúng ta đã biết để làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, thì mỗi giáo viên chúng ta không chỉ tuyên truyền thông qua hình thức họp phụ huynh, thông qua các giờ đón trả trẻ, mà chúng ta cần phối hợp với nhiều hình thức khác nhau như thông qua góc tuyên truyền của lớp, thông qua zalo, facebook, điện thoại, mọi lúc mọi nơi... như vậy vấn đề phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao. Để phụ huynh nhận thức và hiểu được những nội dung hoạt động trong ngày của, lớp. Tôi đã đưa các nội dung trong tuần, trong tháng vào góc tuyên truyền bố trí treo ở chổ ra vào của cữa chính, để hàng ngày phụ huynh đưa đón con đến trường họ nhìn thấy các nội dung hoạt động trong tháng. Góc tuyên truyền còn là nơi trưng bày những sản phẩm hàng ngày của trẻ như: Sản phẩm tạo hình qua các hoạt động trong tuần mà trẻ đã được học. Qua đó giúp phụ huynh hiểu được năng lực thực sự của con mình để cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Ngoài việc trao đổi trực tiếp và thông qua góc tuyên truyền của lớp thì hình thức lập nhóm trên facebook, zalo cũng mang lại hiệu quả tốt. Tôi đã tạo nhóm mang tên "Lớp mình cùng học nhé" gồm tất cả phụ huynh trong lớp để thuận tiện cho việc trao đổi về tình hình của trẻ. Hình thức này rất thuận tiện và hiệu quả. Thời gian trẻ ở trên lớp tuy nhiều nhưng thời gian để trẻ hoạt động và tiếp thu kiến thức là có giới hạn. Mỗi hoạt động chỉ có thể diễn ra trong khoảng thời gian 20-25 phút. Rất ít trẻ có thể tiếp thu và hiểu hết nội dung bài học ngay trên lớp, mà điều đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh thì kiến thức mà cô muốn truyền thụ mới đạt hiệu quả cao, kiến thức được lặp đi, lặp lại như vậy trẻ 8 Thông qua hình thức ,biện pháp này nhằm giúp phụ huynh hiểu được sự vất vã, khó nhọc của cô từ đó thông cảm an ủi, động viên cô tăng thêm gắn bó giữa cô giáo với phụ huynh. Những việc làm trên tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu giáo viên biết vận dụng một cách mềm dẽo và thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong công tác giáo dục trẻ. * Kết quả đạt được: Sau thời gian thực hiện biện pháp“Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non” lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. - Đối với trẻ: Kiến thức về các lĩnh vực được nâng lên rõ rệt và điều đó được thể hiện cụ thể như sau: Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt STT Lĩnh vực Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻ % trẻ % 1 PT Thể chất 35 97,2 1 2,8 2 PT Nhận thức 34 94,4 2 5,6 3 PT Ngôn ngữ 34 94,4 2 5,6 4 PT Thẩm mỹ 35 97,2 1 2,8 5 PTTC- KNXH 35 97,2 1 2,8 - Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong thực hiện các hoạt động, trẻ linh hoạt và tích cực hơn. - Khả năng nhận thức của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt. - Khả năng giao tiếp của trẻ cũng lưu loát, mạch lạc hơn. - Đối với phụ huynh: Quan tâm nhiều hơn về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, cởi mở và thường xuyên chia sẽ các vấn đề liên quan đến trẻ nhiều hơn. - Đối với giáo viên: Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối hợp phụ huynh để giáo dục trẻ. Chủ động hơn trong công việc và có những phương pháp hướng dẫn phù hợp. Bản thân được Ban giám hiệu và các đồng nghiệp đánh giá cao về công tác phối hợp phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi. Biện pháp này được nhà trường nhân ra diện rộng cho toàn thể giáo viên trong trường học tập và vận dụng. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: 10
File đính kèm:
skkn_phoi_hop_voi_phu_huynh_de_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc