SKKN Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Trên tinh thần kế thừa và phát huy các biện pháp cũ đã được sử dụng từ trước thì trong sáng kiến kinh nghiệm này có những điều mới và sáng tạo hơn. Trước tiên, trẻ được nêu lên ý tưởng của chính mình trong hoạt động tạo hình, không còn thụ động làm theo mẫu của cô giáo như trước nữa. Từ việc có ý tưởng trẻ sẽ sáng tạo hơn trong các sản phẩm tạo hình của chính mình.
Bên cạnh đó, đồ dùng được dùng cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình đã phong phú hơn với nhiều nguyên vật liệu mới, mở, gần gũi với trẻ. Từ đó, ý tưởng sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển hơn qua việc được sử dụng các nguyên vật liệu mở. Việc trẻ được trực tiếp sử dụng các nguyên vật liệu, được tự mình trải nghiệm với đồ dùng làm bằng các nguyên liệu mở vào ý tưởng tạo hình của mình đã giúp khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển hơn .
Những năm qua, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.
Bên cạnh đó, đồ dùng được dùng cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình đã phong phú hơn với nhiều nguyên vật liệu mới, mở, gần gũi với trẻ. Từ đó, ý tưởng sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển hơn qua việc được sử dụng các nguyên vật liệu mở. Việc trẻ được trực tiếp sử dụng các nguyên vật liệu, được tự mình trải nghiệm với đồ dùng làm bằng các nguyên liệu mở vào ý tưởng tạo hình của mình đã giúp khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển hơn .
Những năm qua, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
triển qua quá trình hoạt động. Do đó đòi hỏi giáo viên mầm non phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động ở trẻ. Trên tinh thần kế thừa và phát huy các biện pháp cũ đã được sử dụng từ trước thì trong sáng kiến kinh nghiệm này có những điều mới và sáng tạo hơn. Trước tiên, trẻ được nêu lên ý tưởng của chính mình trong hoạt động tạo hình, không còn thụ động làm theo mẫu của cô giáo như trước nữa. Từ việc có ý tưởng trẻ sẽ sáng tạo hơn trong các sản phẩm tạo hình của chính mình. Bên cạnh đó, đồ dùng được dùng cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình đã phong phú hơn với nhiều nguyên vật liệu mới, mở, gần gũi với trẻ. Từ đó, ý tưởng sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển hơn qua việc được sử dụng các nguyên vật liệu mở. Việc trẻ được trực tiếp sử dụng các nguyên vật liệu, được tự mình trải nghiệm với đồ dùng làm bằng các nguyên liệu mở vào ý tưởng tạo hình của mình đã giúp khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển hơn . Những năm qua, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non. Tôi đã xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu đó là: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn. Tìm hiểu thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Đề xuất một số giải pháp và thực nghiệm việc tổ chức các hoạt động tạo hình để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đề tài nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động tạo hình để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 4 - 5 tuổi. Chương trình thực nghiệm, áp dụng tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi B4, trường mầm non Trần Nguyên Hãn - Thành phố Bắc Giang. Tôi đã sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu như: Phương pháp 2 hoạt động tạo hình: - Thuyết phát triển trí tuệ của J.Piaget. - Thuyết “Văn hoá xã hội” và về “Vùng phát triển gần” của L.X Vygotsky. - Thuyết về sự phát triển tâm lí trẻ em của E.H.Erikson. - Thuyết về nghệ thuật với sự phát triển nhận thức của E.W.Eisner. - Thuyết về sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của E.Torrance. - Thuyết “trí thông minh đa dạng” của Haward Gardner. - Phương pháp giáo dục của M.Montessrri. 2.2. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên đã có những hiểu biết cơ bản về tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Song trên thực tế, việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề như: Nội dung và hình thức tổ chức chưa phong phú; Chưa đạt được hiệu quả; Giáo viên chưa thực sự tích cực, chủ động; Sự phối hợp giữa giáo viên - phụ huynh còn mờ nhạt... * Thuận lợi: Nhà trường có không gian rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo đạt chuẩn. Các phòng học thoáng mát, có đồ dùng đồ chơi thiết yếu, đảm bảo đầy đủ cho trẻ hoạt động ở trong lớp và ngoài trời. Bản thân tôi và giáo viên trong lớp đều nhận thức và đã hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tạo hình và việc tổ chức tốt hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. Bản thân tôi luôn đam mê, luôn chủ động tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tạo hình và việc tổ chức tốt hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. Bản thân tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, luôn lắng nghe những ý kiến của trẻ và cha mẹ trẻ. Đồng nghiệp của tôi rất khéo tay và sáng tạo, phối hợp tốt trong việc thay 4 Trường mầm non chúng tôi có không gian tương đối rộng nên dễ dàng cho việc trang trí, tạo môi trường. Tôi đã chú trọng xây dựng được môi trường phong phú, hấp dẫn, kích thích hứng thú cho trẻ. Khi trẻ đến lớp thì những hình ảnh chủ đích đập vào mắt trẻ, khiến trẻ muốn đến quan sát, sờ lên tranh, tự trò chuyện về cảnh vật trong tranh, qua đó phát huy được tính sáng tạo cũng như phát triển ngôn ngữ, đồng thời giáo dục được đức tính thẩm mỹ cho trẻ. Môi trường sáng tạo, bắt mắt ngay từ cổng trường. Đối với việc thiết kế môi trường, chúng tôi cũng luôn làm rõ lên chủ điểm mà lớp đang theo học. Mỗi một chủ đề chúng tôi lại trang trí phù hợp và để trẻ luôn được chiêm ngưỡng những bức tranh phù hợp với chủ đề, thật sự lôi cuốn trẻ. Chủ điểm “Bản thân 6 bức tranh được trẻ vẽ tỉ mỉ cẩn thận để làm một góc trang trí trong lớp, đó là “Góc nghệ thuật”. Nhờ đó, nhận thức của trẻ về môn tạo hình được diễn ra một cách có hiệu quả. Sản phẩm của trẻ được trưng bày ở ngay góc nghệ thuật. 2.3.2. Sử dụng nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ các hoạt động. Giúp trẻ biết tận dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra các ra các sản phẩm một cách sáng tạo, đòi hỏi chúng ta phải biết cách chọn lọc các nguyên vật liệu phù hợp với trẻ. Những nguyên liệu đó cần phải là: Nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ tìm, gần gũi với trẻ và có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau; nguyên vật liệu phải có màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm; nguyên vật liệu phải đảm bảo tính sáng tạo (tức là từ một nguyên vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng); nguyên liệu phải có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm về toán, môi trường xung quanh... hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ. 8 Ngoài ra trong các tiết học tạo hình tôi cũng chuẩn bị các nguyên vật liệu mở để cho trẻ sử dụng vào các bài sản phẩm của chính mình để tăng sự sáng tạo cho trẻ. Trẻ có thể sáng tạo trên các chất liệu khác nhau. 2.3.3. Cho trẻ thực hành thường xuyên tại góc nghệ thuật (tạo hình). Để cho trẻ có thể thoải mái sáng tạo trong góc tạo hình thì tôi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho trẻ bằng cách sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải để tạo hình. Đồng thời, khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng và cách thức thực hiện sản phẩm. Ngoài ra, tôi hướng dẫn trẻ tự sưu tầm những nguyên vật liệu khác nhau mà trẻ thích để sử dụng vào các góc chơi, trong đó có góc tạo hình. Trẻ sáng tạo ở “Góc nghệ thuật” với nhiều nguyên liệu mở. 10 phải đặc biệt chú ý đến không gian cho trẻ chơi. Không gian ấy luôn luôn vận động, biến đổi cho phù hợp với chủ đề, nội dung của góc tạo hình. Hơn nữa, góc tạo hình phải thực sự an toàn, sinh động, hấp dẫn, đảm bảo khuyến khích tính sáng tạo của trẻ được nảy sinh và phát triển trong hoạt động này. Hướng dẫn trẻ trang trí những hộp đựng các nguyên vật liệu, sản phẩm tại góc tạo hình cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì nếu không có chúng, các nguyên vật liệu khó có thể được gìn giữ gọn gàng, ngăn nắp. Do vậy, tôi hướng dẫn trẻ trang trí cho các đồ dùng đó là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các nguyên vật liệu trong việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Những chiếc hộp để trưng bày sản phẩm cũng thật ngộ nghĩnh. 2.3.4. Lồng ghép tạo hình vào các hoạt động học. Việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các tiết học là vô cùng quan trọng. Tất cả các tiết học của trẻ đều có thể lồng ghép tạo hình để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, đặc biệt là trong tiết học tạo hình - tiết học chuyên biệt để phát triển sự sáng tạo của trẻ. 12 Đối với riêng tiết học tạo hình: Đây là tiết học chuyên biệt về tạo hình, do vậy tôi luôn chú trọng việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ ở trong hoạt động này. Việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động này thể hiện ở hai điểm: Điểm thứ nhất: Trong việc chuẩn bị cho hoạt động này tôi luôn chuẩn bị kĩ càng đồ dùng và nguyên vật liệu cho trẻ. Những đồ dùng này mang tính thẩm mỹ cao, các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động này luôn được tôi chọn lọc và sắp xếp để phù hợp với từng bài dạy. Các bức tranh mẫu dành cho trẻ luôn được vẽ với nhiều màu sắc phong phú và mang tính thẩm mỹ cao, giúp trẻ có thể tri giác một cách toàn vẹn về bức tranh, từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo hơn trong bức tranh của mình. Tranh mâu với nhiều màu sắc phong phú và chất liệu khác nhau. Điểm thứ hai: Trong hoạt động tạo hình, tôi cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo bằng cách cho trẻ nêu ý tưởng của mình về chủ đề học của ngày hôm đó. Đây là điểm khác so với phương pháp cũ, trước kia trẻ chỉ biết thụ động vẽ theo tranh của cô đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, khả năng sáng tạo của trẻ còn thể hiện trong việc trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và của mình. Do vậy, tôi luôn cho trẻ được nói về ý tưởng của trẻ trong các bức tranh mà trẻ vẽ để cho mọi 14 Trẻ tham qua, dạo chơi để quan sát cảnh vật xung quanh. Tôi luôn tận dụng mọi lúc mọi nơi để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ: phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, bảng... cho trẻ vẽ theo ý thích của trẻ, vận động với nhiều hình thức như: thi đua xem ai vẽ được nhiều bông hoa hơn, thi đua xem ai vẽ được vườn cây có nhiều loại quả ngon... và thường xuyên động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. Tất cả những điều mà trẻ được tri giác, được trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp trẻ có cơ hội tưởng tượng và vẽ theo cảm nhận của riêng mình. Từ đó cũng góp phẩn phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. 16 Trong quá trình thực nghiệm trên trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi tuổi B4, tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tôi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm: 16 cháu. Nhóm đối chứng: 16 cháu. Tôi đã tiến hành thực nghiệm dựa trên 3 tiêu chí: Tiêu chí 1: Thái độ hứng thú của trẻ trong hoạt động. Tiêu chí 2: Khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động tạo hình biểu hiện các năng lực sáng tạo. Tiêu chí 3: Sự sáng tạo trong sản phẩm tạo hình. Qua quá trình thực nghiệm thu được kết quả như sau: Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Tiêu chí Số lượng % Số lượng % Tiêu chí 1 16 100 14 87,5 Tiêu chí 2 15 93,8 12 75 Tiêu chí 3 15 93,8 13 81,3 Quan sát vào bảng trên ta thây ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Ở nhóm đối chứng (không áp dụng các biện pháp) thì hầu hết ở các tiêu chí số lượng trẻ đạt đều ít hơn ở nhóm thực nghiệm (trẻ được tự mình trải nghiệm và nêu ý tưởng). 3. Kết luận: Sáng tạo là cơ chế của sự phát triển và đồng thời là sản phẩm của sự phát triển. Không có sáng tạo thì xã hội con người không phát triển. Hoạt động sáng tạo là biến đổi một số chức năng tâm lí cơ bản, ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của con người. Ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hoạt động để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, 18
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_kha_nang_sang_tao_cho_tre_4_5_tuoi_thong_qua.docx
- SKKN Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.pdf