SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non Gia Thượng

Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
doc 27 trang skmamnon 04/06/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non Gia Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non Gia Thượng

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non Gia Thượng
 Sáng kiến kinh nghiệm
 MỤC LỤC
 * MỞ ĐẦU.02
 * Lý do chọn đề tài.02
 * NỘI DUNG..07
 * Cơ sở lý luận.07
 * Thực trạng09
 * Giải pháp..11
 * KẾT LUẬN..22
 * TÀI LIỆU THAM KHẢO25
 - 2 - Sáng kiến kinh nghiệm
chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố 
gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy 
và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc 
điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc 
cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình 
thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo 
dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở 
trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong 
làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với 
toán, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn 
nhiên. 
 Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi 
nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn 
truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả 
năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để 
tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng 
của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn 
âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển 
từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí 
thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn 
học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua Âmnhạc trẻ sẽ linh 
họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết 
hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự 
vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động 
tác.
 Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục 
thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải 
 - 4 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi 
và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt 
động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: 
“Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày 
đối với trẻ ở trường Mầm non” 
 2. Mục đích nghiên cứu :
 Khảo sát việc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong đời sống hằng ngày 
 ở trường Mầm Non từ đó tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục 
 âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một số biện pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời 
sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non” 
 4. Phạm vi nghiên cứu :
Một số biện pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời 
sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non” – thị trấn Krông Kmar – 
Krông Bông – Đăk Lăk
 - 6 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của 
trẻ. đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong 
những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
 Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm 
nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên.
 Cho nên ở đơn vị tôi quản lý, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm 
nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều 
cũng đã áp dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò 
chơi có phần phong phú hơn.
 - 8 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo viên : 12
 Nhân viên : 04
 ( Trong đó : Bảo vệ : 01, Cấp dưỡng : 01 ; Kế toán : 01 ; Văn thư : 1)
 2.2.Cơ sở vật chất của trường:
 - Gồm : + 07 phòng học
 + Một phòng đa chức năng
 + Một bếp
 + Một nhà vệ sinh
 Tất cả đều đang xuống cấp cần tu bổ.
 2.3. Kết quả hoạt động của trường trong năm học 2008-2009:
 * Nhà trường đạt danh hiệu : Trường Tiên tiến cấp Quận
 * Công đoàn đạt danh hiệu : Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
 * CBCNV : 
 - Được khen cấp Tỉnh : 02
 - Được khen cấp huyện : 06
 - Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến :09
 3.Thực trạng : 
 * Thuận lợi : 
 - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm
 CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát 
mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động và kịch cho trẻ, bởi vì đức 
tính quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực, công 
nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường 
mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật 
tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi 
trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành 
động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn 
trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự 
tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy 
hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó một 
mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt 
động khác.
 Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp giáo viên 
tự xây dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ 
hoạt động âm nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt 
các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và 
với nghỉ ngơi. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái 
của nhóm và sẽ sẵn có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn 
phù hợp hơn.
 Để tổ chức tốt trò chơi , vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi 
hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn 
thực sự trước khán giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên 
còn lo ngó vào sách, vở bài soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát 
hiện phản ứng của trẻ. Nếu giáo viên thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát 
thì sao giáo viên có thể để lôi kéo trẻ tập trung được? Giảng dạy hiệu quả 
 - 12 - Sáng kiến kinh nghiệm
“Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận 
biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo 
như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.
 Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các gìơ khác. Đây 
là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong 
các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của 
GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn.
 - Trong các hoạt động chung: 
 * Làm quen chữ viết :
 Trong giờ LQCV yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp 
khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong 
giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : ôn nhóm chữ cái o, 
ô,ơ ; a, ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc. 
 Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy 
nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự 
giống và khác nhau giữa các chữ cái đó.
 * Làm quen văn học :
 Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện 
thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những 
vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ 
người Việt Nam nối tiếp nhau.
 Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng 
Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo 
làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài 
hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, 
phong phú và trẻ rất chú ý.
 Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không 
hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thứ 
cho trẻ trong tiết học đó như :
 - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp 
dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua 
bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho 
hay.
 Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng 
được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển 
hát như:
“Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành chành” ”Rềnh rềnh ràng ràng”
 Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học 
của cháu.
 *Khám phá khoa học:
 - Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động 
chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm 
thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học 
góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu 
một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, 
nhận xét sự giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu 
quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể 
cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn.
 - Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu 
cầu trẻ nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao 
động...kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của 
Hoàng Văn Yến.
 - Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ 
đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp 
trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ 
cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong 
đêm trăng”.
 - 16 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Lân)
Vẽ Hoa mùa xuân Mùa xuân đến rồi
 Cô giáo em Cô giáo
 Bầu trời đêm trăng Ánh trăng hoà bình
 Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua 
tình hình thực tế ở trường, lớp giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý như sau: là 
cô giáo Mầm non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cô giáo 
nên khởi đầu bằng các trò chơi , hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ 
nhàng và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi âm các 
bản nhạc hay để phục vụ tốt cho các hoạt động này.
 Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để 
tập trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang nghe câu 
chuyện. Tuỳ theo độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn 
một hoạt động nào đó để duy trì cân đối giữa vận động “Động và tĩnh”. 
Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng 
giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo 
sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên 
dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm 
cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm âm 
nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể bổ sung các vật dụng như: 
mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với 
trang phục đó. Các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ 
sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét chung chung như tốt, hay, dở, 
đúng, sai. 
 Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: 
Hát, nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi ...có tác dụng rất lớn trong 
việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục 
 - 18 -

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_trong_doi_song_han.doc