SKKN Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi
Trẻ em lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương... để lại những hậu quả không tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất trọng. Song không phải giáo viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh.
Vậy làm thế nào để đông đảo mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Và nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích tới tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta - những người làm công tác giáo dục.
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất trọng. Song không phải giáo viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh.
Vậy làm thế nào để đông đảo mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Và nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích tới tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta - những người làm công tác giáo dục.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là đạt được mục tiêu chăm sóc trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó và với mong muốn đóng góp một phần nào đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm với nội dung “Nâng cao chất lượng công tác truyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chổng tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh nhằm giúp các bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Từ đó tạo nền tảng tốt trong phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn: Lý luận về tai nạn thương tích và tuyên truyền. Tìm hiểu thực trạng về vấn đề tai nạn thương tích và công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh. Đề xuất một số biện pháp và thực nghiệm công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về tai nạn thương tích . 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng trong công tác truyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi. Đề xuất một số giải pháp và thực nghiệm công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về tai nạn thương tích nhằm tạo sự phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được chăm sóc một cách tốt nhất. Chương trình thực nghiệm, áp dụng tại lớp C2 (Mẫu giáo 4 - 5 tuổi) - 2 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh. Phòng chống tai nạn thương tích là phòng chống tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người. Phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập. Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002 - 2010. Căn cứ chỉ thị số 1408 ngày 1 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Căn cứ thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nan thương tích trong trường mầm non. Ngày 20/12/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Công văn số: 8511/BGD&ĐT.GDMN tới các Sở Giáo dục - Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”. 2.2. Thực trạng của vấn đề Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên đã có những hiểu biết cơ bản về công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh trong trường mầm non. Giáo viên cũng đã có các kỹ năng giao tiếp. Song trên thực tế, công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề như: Nội dung và hình thức tuyên truyền chư a phong phú; Chưa đạt được hiệu quả; Giáo viên chưa thực sự tích cực, chủ động; Phụ huynh chưa có hiểu biết nhiều về nội dung chăm sóc, Chương trình GDMN; Sự phối hợp giữa giáo viên - phụ huynh còn mờ nhạt... 2.2.1. Thuận lợi - Trường được thiết kế khoa học, hợp lý, đảm bảo các tiêu chí trường 4 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi ý thức không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách: + Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua dự giờ, tham gia các buổi tập huấn do các cấp tổ chức. Tập huấn tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức cơ bản về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ qua các buổi nói chuyện chuyên đề do cấp trên tổ chức. Tham gia tích cực các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường; Tích cực trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, mạnh dạn hỏi những điều chưa biết. Ghi chép những điều cần thiết vào sổ chuyên môn, tự bồi dưỡng hoặc sổ tay bất kỳ đề nhớ và khi cần mở ra đọc lại. + Tìm hiểu các văn bản pháp quy về phòng, chống tai nạn thương tích. + Lồng ghép các kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích qua việc tổ chức các hoạt động tại nhóm lớp (tiết dạy, tham quan, dạo chơi, hoạt động ngoài trời... ) để Ban giám hiệu dự giờ rút kinh nghiệm. Thực hiện tốt việc giáo dục trẻ kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi qua giáo dục hành vi khi trẻ tham gia sinh hoạt ở trường như: biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, tránh đến gần những nơi nguy hiểm... + Cùng với giáo viên trong khối, trong và ngoài trường chia sẻ học tập kinh nghiệm lẫn nhau về chuyên môn cũng như công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. + Tham gia tập huấn sơ cấp cứu: tập huấn về kỹ năng ứng phó với các tình huống tai nạn thương tích xảy ra, diễn tập cấp cứu hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, xử trí vết thương, gãy xương, chuyển thương nạn nhân... + Luôn tìm tòi, đọc tham khảo các tài liệu sách báo, internet về cách phòng chống tai nạn thương tích. Tuy nhiên, thông tin trên mạng cũng có rất nhiều nguồn khác nhau, việc quan trọng là phải biết và có kỹ năng phân tích, chọn lọc thông tin chính thống và chính xác. Và tôi luôn ghi chép những điều cần thiết sau mỗi lần đọc hoặc tìm được gì thú vị. 2.3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm: 6 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi trực tiếp hoặc qua điện thoại. Trong mỗi buổi họp phụ huynh, hình thức tuyên truyền đã có sự thay đổi, phối hợp linh hoạt: Từ tuyên truyền miệng chủ động từ phía giáo viên (giới thiệu khái quát về Chương tình giáo dục mầm non, cách xử lý và phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ) -> Tuyên truyền bằng văn bản (Phát tờ chương trình do giáo viên tự làm) -> Tuyên truyền trao đổi qua lại giữa cha mẹ, giáo viên (Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại). Biện pháp này thời gian dài, lượng trao đổi thông tin lớn. Giáo viên cần sắp xếp thông tin tuyên truyền cho phù hợp với tâm lý. - Tuyên truyền hàng ngày qua các giờ đón, trả trẻ: Hàng ngày trong giờ đón trẻ, trả trẻ, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình sức khỏe, tâm lý, nhận thức của trẻ trong ngày hoặc ngày hôm trước (nếu như chưa gặp được phụ huynh). Nội dung chia sẻ, định tuyên truyền với phụ huynh phải thay đổi để không nhàm chán. Giáo viên phải dự kiến nội dung trước trong đầu, hoặc ra giấy (nếu chưa quen) để chủ động. 8 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi phụ huynh xem tạo cho phụ huynh th ói quen tìm hiểu, theo dõi thông tin trên bảng thông tin của lớp. Biện pháp này có ưu điểm phát huy sự chủ động của phụ huynh, thời gian thoải mái. Phương pháp chủ yếu: văn bản kết hợp với lời nói. - Tuyên truyền qua các hoạt động lễ hội, các hội thi: Hoạt động lễ hội, hội thi là cơ hội để giáo viên giới thiệu với phụ huynh về các hoạt động giáo dục, vui chơi trẻ được tham gia. Khi nhà trường chuẩn bị tổ chức các hoạt động này, tôi thông báo với trẻ, tạo sự thích thú, tò mò của trẻ. Rồi giới thiệu với phụ huynh mời tham gia. Hoặc các hội thi có sự tham gia của giáo viên, phụ huynh và trẻ: Tuyên truyền qua các hội thi “Bé với an toàn giao thông”, “Bé vui chợ quê”; “Tiệc Buffet của bé”... Biện pháp này đơn giản, dễ áp dụng. Phụ huynh tham gia trải nghiệm “Bé vui tiệc Buffet” cùng trẻ - Tuyên truyền qua các hoạt động dạo chơi, tham quan ngoài trường: Trẻ lứa tuổi mầm non thường được tham gia các hoạt động dạo chơi, thăm quan trong và ngoài trường. Lớp tôi cũng đã tổ chức cho trẻ đi tham quan dã ngoại như: thăm quan công viên Ngô Gia Tự... Đây là những hoạt động hết sức 10 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi lên rõ rệt, sự phối hợp chia sẻ giữa giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh trở nên khăng khít hơn. Kết quả được thể hiện cụ thể: Kết quả điều tra Tuyên truyền Tuyên truyền Tuyên truyền Tổng số giáo đạt hiệu quả tốt nhưng hiệu quả không có hiệu Tháng viên được chưa cao quả đánh giá Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL SL (%) (%) (%) 9/2017 02 0 0 02 100 0 0 3/2018 02 02 100 0 0 0 0 Bảng 1: Kết quả khảo sát trên giáo viên Kết quả trên cho thấy sự thay đổi đáng khích lệ, 100% giáo viên đã có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng và kiến thức trong công tác tuyên truyền. Giáo viên đã hiểu sâu sắc và thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chương trình giáo dục mầm non và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc cha mẹ học sinh tại các nhóm lớp. Bên cạnh sự thay đổi từ phía giáo viên, bản thân mỗi phụ huynh trong lớp đã có sự thay đổi về nhận thức một cách rõ rệt. Cụ thể: Kết quả điều tra Hiểu về nội Tổng số phụ dung phòng Hiểu nhưng Không hiểu Tháng huynh được chống tai nạn chưa rõ ràng g'1 đánh giá thương tích Tỉ lệ SL Tỉ lệ (%) SL SL Tỉ lệ (%) (%) 9/2017 33 1 3 25 75,8 7 21,2 3/2014 33 29 87,9 4 12,1 0 0 Bảng 2: Kết quả khảo sát đối với phụ huynh Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến trong nhận thức 12 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi chia sẻ các biện pháp “Nâng cao chất lượng công tác truyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4 - 5 tuổi ” cụ thể như: Tự học, tự bồi dưỡng bản thân; Sáng tạo trong lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh; Tạo mối liên hệ trao đổi thông tin với cha mẹ thường xuyên theo chu kỳ nhất định. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi với các biện pháp đưa ra nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào thực hiện nhiệm các nhiệm vụ: Giúp giáo viên hiểu sâu hơn, tổ chức tốt hơn các hoạt động tuyên truyền nội dung tai nạn thương tích tới các bậc cha mẹ; Giúp phụ huynh có thêm nhiều hiểu biết và nhận thức đúng đắn về nội dung phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ. Tôi tin tưởng rằng những biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện và đưa ra không chỉ áp dụng phù hợp ở lớp tôi, trường tôi mà còn có thể áp dụng ở các trường bạn để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền về nội dung phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ tới các bậc cha mẹ trong trường mầm non. 3.2. Kiến nghị Về phía nhà trường: Bổ sung tài liệu tham khảo về công tác tuyên truyền trong trường mầm non; tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao hiểu biết và rèn kỹ năng cho giáo viên. Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn. Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác. Về phía giáo viên: Giáo viên cần chủ động tự học hỏi, mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ, dám thực hiện, không sợ sai, có ý thức học tập, cầu tiến. Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ tại lớp tôi phụ trách và việc thực hiện công tác tuyên truyền về phòng tránh tai nạn cho trẻ với các bậc cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, 14
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_cong_tac_tuyen_truyen_voi_cac_bac_c.docx
- SKKN Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai n.pdf