SKKN Một vài biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Đại Nghĩa
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, Có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của một, hai người mà của toàn xã hội. Như chúng ta đã biết, tính tích cực, chủ động sáng tạo của con người là một di sản vô giá của nhân loại. Từ ngàn xưa, từ khi con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn, sáng tạo ra những công cụ thô sơ để săn bắt và hái quả phục vụ cho đời sống trong những buổi đầu bình minh của lịch sử. Qua các thời đại, tính tích cực chủ động sáng tạo của con người luôn luôn được phát huy nhằm phục vụ lợi ích con người và là động lực thúc đẩy sự tiến hóa và sự phát triển của xã hội. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tính tích cực chủ động sáng tạo luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng và đề cao hơn bao giờ hết. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, nó là “sản phẩm” của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt là môi trường giáo dục Mầm non. Do vậy, vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người “trung gian” tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng tự tin, độc lập, sáng tạo, nhằm tạo mọi cơ hội tốt nhất cho trẻ thành công.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Đại Nghĩa

tính sẵn có, nó là “sản phẩm” của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt là môi trường giáo dục Mầm non. Do vậy, vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người “trung gian” tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng tự tin, độc lập, sáng tạo, nhằm tạo mọi cơ hội tốt nhất cho trẻ thành công. 4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết Để thực hiện mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những ưu điểm và tồn tại sau: * Ưu điểm - Số lượng trẻ trong lớp đảm bảo 26 cháu/2 giáo viên. - Giáo viên đứng lớp nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có trình độ chuyên môn trên chuẩn. - Phòng học có đủ diện tích, đảm bảo yêu cầu quy định, rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khá đầy đủ trang thiết bị của trường phục vụ cho việc dạy và học theo quy định. - Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé nên có nề nếp học tập. Một số cháu tích cực khi tham gia vào các hoạt động. - Bản thân tôi là giáo viên công tác trên 10 năm nên tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm để dạy trẻ. * Nhược điểm - Lớp tôi nhiều cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động nên rất hạn chế trong việc chủ động sáng tạo. - Đa số phụ huynh làm nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn nên ít có thời gian chăm lo cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và giao phó cho cô giáo ở trường. Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. 4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình và cộng đồng. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú như: - Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ. - Tạo cho trẻ niềm say mê khám phá kiến thức. 2 Góc chủ đề: Đến mỗi chủ đề tôi trang trí một vài hình ảnh theo chủ đề còn mảng tường trống để cô và trẻ cùng làm sản phẩm để trang trí, tôi cùng trẻ thực hiện vào các buổi chiều. Trước khi thực hiện tôi thảo luận, trao đổi cùng trẻ như: Chủ đề thực vật hỏi trẻ: “Chủ đề này mình làm gì đây nào? trẻ trả lời: dán hình ảnh bé chúc tết, bé đi chơi xuân, mẹ làm bánh và cô cùng làm với trẻ để trang trí vào góc chủ đề, bổ sung thay đổi theo chủ đề nhánh. Góc làm quen với Toán: Có thể trẻ tạo bông hoa, con người, con vật từ những hình học to nhỏ khác nhau: Như tạo cành hoa bằng hình chữ nhật nhỏ, bông hoa từ các hình tam giác hay hình tròn, lá là những hình tam giác, Tạo con người từ những hình tròn làm đầu, thân là hình vuông, tay chân là những hình chữ nhậtTạo thành những hình ảnh con người ngộ nghĩnh. Góc tạo hình: Ở góc này tôi trưng bày sản phẩm tạo hình của trẻ, tất cả sản phẩm của trẻ đều được trưng bày, trong những giờ chơi, chơi tự do trẻ được xem sản phẩm của bạn, nhìn những sản phẩm đẹp, sáng tạo của bạn trẻ rất thích và sẽ cố gắng làm được như bạn. Bên cạnh tạo thế giới vật chất cần tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái đầy tình thương yêu, biểu hiện tình cảm lẫn nhau giữa cô và cháu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi mở giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Cô giáo luôn luôn dành tình yêu thật sự của mình để cảm hóa thuyết phục và khích lệ trẻ. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Đặc biệt, giáo viên phải biết linh hoạt sáng tạo, trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, làm bổ sung thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, “Lấy trẻ làm trung tâm” trước hết giúp trẻ tích cực khi tham gia vào các hoạt động, từ đó giáo viên sẽ phát huy được tính tự giác chú động sáng tạo của trẻ phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp, từng giờ hoạt động. Với trẻ Mẫu giáo, việc truyền thụ kiến thức phức tạp và khó khăn hơn các cấp học khác. Vì vậy, vấn đề cơ bản của giáo viên là phải biết khơi gợi niềm say mê, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ niềm say mê khám phá kiến thức Ngoài mục đích truyền thụ tri thức cho trẻ, các giờ học phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động. Tuy nhiên, để tạo nên một không khí sinh động và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động thì không hề đơn giản. Để làm được điều đó tôi không chỉ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà cần phải có phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính chủ thể của trẻ. Muốn phát huy tính tích cực, tự giác độc lập của trẻ cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. 4 sống xung quanh. Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. Phối hợp các hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm đồng thời phối hợp đánh giá thường xuyên của cô giáo và tự đánh giá của trẻ. Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. Thông qua hoạt động trẻ được cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống. Nhờ có hoạt động chức năng sinh lý của trẻ được phát triển, các giác quan được hoàn thiện, kiến thức trở nên phong phú và chính xác hơn. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi lắng nghe nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá, tức là dựa trên ý tưởng của trẻ lựa chọn nội dung, luôn lấy trẻ làm trung tâm để phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ. Ví dụ: Giờ hoạt động tạo hình về chủ đề ngày 8/3 đề tài: Quà của bé. Vào hoạt động mở đầu cho trẻ trò chuyện về ngày hội Quốc tế phụ nữ 8/3, xem những hình ảnh cô trang trí chào mừng ngày hội và cho trẻ nêu ý tưởng làm quà tặng bà, mẹ, cô, chị gái nhân ngày 8/3. Cô không áp đặt trẻ làm theo ý cô mà để trẻ suy nghĩ và giúp trẻ hoàn thành ý tưởng. Trẻ được phát huy và thể hiện ý tưởng của mình trẻ vô cùng thích thú. Giờ hoạt động giáo dục âm nhạc dạy vận động: Cho vài trẻ vận động theo cảm nhận của trẻ về bài hát, cô tổng hợp một số động tác của trẻ kết hợp với động tác của cô hướng dẫn trẻ vận động. Giờ hoạt động làm quen văn học: Cô cho trẻ kể chuyện, đọc thơ sáng tạo trẻ kể lại câu chuyện vẫn biết không làm thay đổi nội dung bài thơ, câu chuyện, tôi cảm thấy trẻ rất thoải mái, rất thích học, đặc biệt phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tốt. Một số hoạt động giáo viên dựa trên ý tưởng của trẻ để xây dựng hoạt động, cô cùng trẻ thảo luận, khai thác ý tưởng nhằm giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình, phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ rất cao. Ví dụ: Giờ học làm quen với toán đề tài: Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. Vào đầu giờ học tôi cho trẻ về 3 nhóm chơi trải nghiệm với số đồ chơi như: các hình bằng giấy, hình bằng xốp... Sau đó tôi hỏi ý tưởng của trẻ, trẻ nêu lên ý tưởng của mình: Từ 4 hình vuông nhỏ tạo thành hình vuông lớn, hình tam giác, hình chữ nhậtTừ đó tôi cùng trẻ khai thác thêm ý tưởng các nhóm và kết luận: Như vậy các con đã tạo ra được các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. Giờ học cảm thấy trẻ học rất thoải mái, tích cực, phát huy việc chủ động sáng tạo ở trẻ hiệu quả rất cao. 6 Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Để trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi; đồ dùng đồ chơi là vô cùng quan trọng, quyết định sự hứng thú, phát huy tính tích cực, khám phá tìm tòi và sáng tạo ở trẻ. Tôi nghĩ cần phải có đa dạng đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo, có các nguyên vật liệu có tính “mở” để trẻ có cơ hội sáng tạo khi chơi và đồ dùng đồ chơi thay đổi thường xuyên. Có thể chuẩn bị đồ chơi là vật thật khi cần thiết. Ví dụ: Trong trò chơi phân vai, chủ đề ngành nghề: Trẻ phải đóng vai các nhân vật khác nhau và phải thể hiện được các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Để “nhập vai” thành công, trẻ phải sử dụng quần áo và dụng cụ cá nhân của nhân vật mình đóng vai: dụng cụ chỉ huy dàn nhạc, còi của người trưởng ga, mũ của người cảnh sátHoặc góc xây dựng: đồ chơi phải là những vật liệu đơn lẻ, rời để trẻ tự lắp ghép, sắp xếp, xây dựng theo chủ đề. Góc nghệ thuật cần phải chuẩn bị đồ dùng phong phú như: Giấy màu, đất nặn, hồ dán, màu nước, màu sáp, tranh ảnhđể trẻ tự tạo thành sản phẩm theo ý thích. Tuyệt đối không sử dụng các đồ chơi lắp ráp sẵn. Cô có thể gợi ý cho trẻ nhớ lại những vật hoặc cảnh đã thấy để trẻ xây dựng. Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực: vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Màu sắc, hình dáng đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn, đồ dùng bền, khó bị hỏng. Ngoài ra tôi còn động viên trẻ tự tạo ra đồ dùng đồ chơi để bổ sung cho các góc chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không áp đặt trẻ chơi cái gì mà cô giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi ý trẻ theo chủ đề chơi, luôn theo dõi, quan sát trẻ chơi để giúp trẻ khi cần thiết, gợi ý, giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Luôn động viên khuyến khích kịp thời những trẻ tham gia chơi tích cực, nhập vai chơi và có biểu hiện sáng tạo trong khi chơi. Xây dựng nhiều góc mở trong lớp để cô và trẻ cùng thảo luận và tạo ra sản phẩm trang trí phù hợp theo từng chủ đề. Ở lớp, tôi có khi trẻ tự làm để trang trí sau khi cô gợi ý. Đặc biệt, trẻ rất thích hoạt động ở các góc này, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ rất hiệu quả. Trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ được nảy nở và phát triển trong quá trình hoạt động, sự hoạt động của trẻ càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ càng dồi dào phong phú bấy nhiêu. Biện pháp 6: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở trẻ thông qua hoạt động học 8
File đính kèm:
skkn_mot_vai_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang.doc