SKKN Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả

Bên cạnh đó, điều không ai có thể phủ nhận đối với giáo viên mầm non hiện nay là lượng công việc rất nhiều: ngoài việc chăm sóc chu đáo bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ khi đến lớp người giáo viên phải hoàn thiện hệ thống chương trình giảng dạy cụ thể đến từng ngày để giúp các cháu phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã giúp cho giáo viên mầm non tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học cho 1 tiết dạy (khác với trước đây phải tất bật lo: thu băng, làm nhạc, vẽ tranh, làm học cụ của cô và trẻ...).
Dựa trên tính ưu việt đó và tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đa số các cháu còn nhút nhát; kỹ năng so sánh, phân loại, khả năng tư duy, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, thẩm mỹ... một số cháu còn hạn chế. Điều đó làm tôi suy nghĩ: cố gắng hướng đến việc giảng dạy làm sao cho trẻ phát triển tốt hơn, mong muốn đem đến những hình thức mới lạ, hình ảnh, âm thanh sống động để tạo sức hấp dẫn trẻ, giúp trẻ tham gia các hoạt động thật thoải mái nhẹ nhàng, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác một cách hứng thú, đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Chính vì điều đó, tôi quyết định chọn Đề tài “Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ đạt hiệu quả” là vấn đề tôi quan tâm giải quyết.
docx 15 trang skmamnon 24/06/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả

SKKN Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả
 I/ Đặt vấn đề
 Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay lớn trong mọi hoạt động phát 
triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Để thực hiện tốt 
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và thực hiện Quyết định 
số 149/2006/QĐ-TTg, ngày 23/6/2006, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án 
phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015; năm học 20112012, giáo dục mầm 
non tập trung quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc 
lần thứ XI, một trong tám nhiệm vụ trọng tâm của nghành là tiếp tục đẩy mạnh ứng 
dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non. Cụ thể là nhân rộng việc sử dụng 
hợp lý các phần mềm quản lí, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (Nutrikids, Kidsmart, 
Happykid...) và các phần mềm xây dựng bài giảng tương tác điện tử ở những nơi có 
điều kiện.
 Xuất phát từ những yêu cầu trên, là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc, giáo 
dục trẻ, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tự tin hơn 
trong việc sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy, hiểu biết hơn về công nghệ thông 
tin, phát huy những ý tưởng sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu; về 
phía trẻ, sẽ kích thích khả năng quan sát, phát triển tư duy, kỹ năng sống, tạo cho trẻ 
sự hứng thú trong quá trình tham gia hoạt động, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực 
như: thể lực, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm xã hội nhằm đạt được những kết quả mong 
đợi trong mục tiêu chương trình giáo dục đề ra.
 Bên cạnh đó, điều không ai có thể phủ nhận đối với giáo viên mầm non hiện nay 
là lượng công việc rất nhiều: ngoài việc chăm sóc chu đáo bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ 
khi đến lớp người giáo viên phải hoàn thiện hệ thống chương trình giảng dạy cụ thể 
đến từng ngày để giúp các cháu phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Vì vậy, việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã giúp cho giáo viên mầm non tiết 
kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy 
học cho 1 tiết dạy (khác với trước đây phải tất bật lo: thu băng, làm nhạc, vẽ tranh, 
làm học cụ của cô và trẻ...).
 Dựa trên tính ưu việt đó và tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đa số các cháu còn nhút 
nhát; kỹ năng so sánh, phân loại, khả năng tư duy, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, thẩm website nói về chủ đề đang học... (điều này, một giáo án thông thường không thể có 
được).
 Trẻ mầm non học thông qua chơi, phương châm giáo dục là tạo điều kiện cho 
trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa 
dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ, làm sao để đạt được mục tiêu của giờ hoạt 
động một cách tốt nhất. Vì thế, tôi luôn thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, 
hiệu ứng. Nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng, nên dùng các phông nền đơn 
giản, phù hợp nội dung bài giảng, làm nổi bật vấn đề cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều 
hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội 
dung mà cô cần chuyển tải đến trẻ.
 Ví dụ: Khám phá khoa học “Đề tài Chú bướm xinh”, không nên lạm dụng hình 
ảnh, giới thiệu đến trẻ quá nhiều các loại bướm, mỗi chú bướm xuất hiện lại kết hợp 
1 hiệu ứng khác nhau, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung yêu cầu của hoạt động.
 Không phải nội dung đề tài nào, trẻ cũng phải học qua máy vi tính. Thông thường 
1 số nội dung, đề tài được lựa chọn để thiết kế trong các hoạt động:
 + Các nội dung có những hoạt động trẻ không thể quan sát trong thực tế.
 Ví dụ: công việc của bác nông dân, chú công nhân, nghề làm gốm, làm muối...
 + Các hình ảnh trẻ ít cơ hội để quan sát.
 Ví dụ: con vật sống trong rừng, thủ đô Hà Nội, danh lam thắng cảnh đẹp của đất 
nước, quá trình phát triển của cây, của con vật.
 Tuy nhiên, tôi cũng nghiệm ra rằng: sử dụng giáo điện tử cũng có những hạn chế 
nhất định. Các hoạt động này mang tính chất mô phỏng, kích thích khả năng quan sát, 
tư duy, trí tuệ nhiều hơn là rèn các kỹ năng vận động, phát triển cơ bắp, sự khéo léo 
và giải quyết vấn đề gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Vì vậy, đòi hỏi giáo 
viên phải phân bố thời gian hợp lý, các hoạt động tĩnh và động, sử dụng các đồ dùng, 
đồ chơi hay vật thật, nội dung cần cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phối hợp 
đan xen nhau một cách hợp lý. Tránh tình trạng giáo viên chỉ tập trung vào các slide 
trình chiếu, trẻ sẽ không có nhiều thời gian cho việc thực hành, luyện tập hình thành 
kỹ năng. Trẻ ngồi xem hình ảnh trên máy quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, 
lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. + Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.
 - Hoạt động phát triển ngôn ngữ
 Ví dụ: Làm quen chữ viết - chữ u,ư. Lứa tuổi: Mầu giáo lớn. Chủ đề: Quê hương 
- Thủ đô Hà Nội - Bác Hồ (Tiết dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ngày 03/3/2011).
 + Bước 1: Tôi vào trang:  sưu tầm những hình ảnh về 
Hồ Gươm, câu chuyện Sự tích Hồ Gươm (Hồ Gươm, Rùa vàng trao gươm thần cho 
Vua Lê Lợi...) đưa vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện để cho trẻ quan sát và trò 
chuyện khi vào bài.
 + Bước 2: Sau khi đầy đủ hình ảnh, tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài dạy.
 Cho trẻ quan sát tranh Hồ Gươm và có từ “Hồ Gươm” tương ứng với tranh. Để 
cho chữ “Hồ Gươm” đổi mầu cho trẻ tìm chữ đã học. Trước tiên, tôi để chữ “Hồ 
Gươm” có màu đỏ trên phông Vn.Avant nhưng khi cho trẻ đọc từ, tôi để 2 chữ “Hồ 
Gươm” đổi từ màu đỏ thành màu xanh -> cắt thành từng chữ cái riêng lẻ -> để hiệu 
ứng slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Emphasis hộp thoại xuất hiện 
-> Change Font Color (đổi màu chữ theo ý muốn của mình). Sau khi tìm chữ cái đã 
học xong, tôi giới thiệu chữ “ư” để hiệu ứng slide Show ->Custom Animation -> 
AddEffect ->Emphasis -> Change Font Size (hiệu ứng chữ to dần). trẻ trưng bày sản phẩm, tôi đã chụp hình những sản phẩm đẹp, cắm kết nối vào máy 
tính, chiếu lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem, tuyên dương bạn, trẻ rất phấn khởi 
hứng thú.
 Ví dụ : Ở giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, tôi sử dụng đàn để dạy 
trẻ hát và vận động, khi chơi trò chơi âm nhạc, tôi sử dụng máy vi tính để chơi chiếc 
đĩa hát kì diệu. Ví dụ: Đề tài Quá trình phát triển của cây. Nhà bé có ai?...
 3/ Ứng dụng phầm mềm Photoshop vào dạy thơ truyện
 Ví dụ: truyện: Thỏ con ăn gì? Chủ đề Thế giới động vật.
 - Bước 1: Để thiết kế các giáo án điện tử, tôi sưu tầm các nhân vật trong truyện 
(Thỏ, Gà, Mèo, Dê), sau đó, tôi sử dụng phầm mềm Photoshop để sử lý những ảnh để 
chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Bước 2: Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép tôi cắt các chi tiết nhân vật 
trong câu chuyện, sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office 
Powerpoint để đặt các hiệu ứng. Với cách làm đó, tôi sẽ được các hình ảnh cử động 
của Thỏ, Gà, Mèo, Dê theo ý muốn. Sau đó, tôi thiết kế các slide cho toàn bộ câu 
chuyện bằng cách đặt các hình ảnh đã được sử lý qua phầm mềm Photohop vào các 
slide theo trình tự câu chuyện và đặt các hiệu ứng xuất hiện, hay mất đi tuỳ vào từng 
cảnh và tình huống của câu chuyện, tôi cũng có thể chú thích chữ vào các câu truyện 
dưới mỗi hình ảnh từ ngữ dễ hiểu. Với bài “Thỏ con ăn gì” , để đặt hiệu ứng, tôi vào 
slide Slow, nếu đặt hiệu ứng xuất hiện (Erntance) ->dặt hiệu ứng vẽ đường đi (Motion 
Paths) -> left, hay (draw custom Path) để vẽ các hướng đi theo ý muốn của mình, còn 
hình ảnh cử động của Thỏ, Dê, Gà, Mèo, chân bước đi của nhân vật... thì xử lí qua 
phần mềm Photoshop.
 Vậy khi thiết kế các giáo án điện tử, tôi sử dụng phần mềm Photoshop để sử lý 
hình ảnh (ảnh vẽ hay sưu tầm) để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với 
từng bài, chọn phông nền thiết kế cho phù hợp bối cảnh câu chuyện.
 Qua tiết dạy bằng phương pháp này, tôi nhận thấy trẻ rất thích, chăm chú nghe 
và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện, hay những đồ vật, con vật. 
Hầu hết các trẻ nhớ được cốt chuyện. Từ đó, giáo viên có thể định hướng giáo dục trẻ 
theo nội dung chuyện. Trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương pháp dạy truyền thống - 
giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ (với giáo viên có khả năng vẽ thì hình ảnh trong 
tranh rõ nét, thể hiện được nội dung câu truyện, còn với giáo viên không có năng 
 10 Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức cho trẻ tiếp cận với máy vi 
tính và ứng dụng công nghệ thôn tin vào trong giờ hoạt động chung, hình thức rất cơ 
bản giúp giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra, tùy theo từng nội 
dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp 
nhằm tạo cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực,“học mà 
chơi, chơi mà học”.
 IV/ Kết quả
 Với việc ứng dụng thử nghiệm đề tài trong thực tế, bản thân tôi đã thu được 
những kết quả nhất định thể hiện sự cải tiến trong phương pháp hoạt động.
 Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích và hứng 
thú, các cháu đã không còn bỡ ngỡ, rụt rè khi khi tham gia vào các hoạt động có liên 
quan. Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, 
tiếp thu bài học tốt. Trẻ tích cực hoạt động hơn, không còn nói chuyện trong giờ học, 
cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.
 - 100% trẻ được tham gia chơi trên máy vi tính.
 - 20% các cháu thuần thục với một số lệnh cơ bản.
 - Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi thấy mình được nâng cao hơn về kỹ 
 năng tin học (Micorosoft Office Powerpoint, phần mềm Photoshop) một số tiết dạy 
 được Ban Giám hiệu đánh giá đạt hiệu quả cao như: hoạt động Làm quen chữ viết, 
 12 kỳ diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính Internet đã 
làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phang... Một điều tuyệt 
vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài giảng lên Internet. 
Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài giảng, chủ đề., thậm chí là những 
giáo sư danh tiếng để học tập mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc 
rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới” và đó chính là sự cần thiết phải ứng dụng 
công nghệ thông tin vào quá trình “Dạy và học” của những người làm công tác giáo 
dục áp dụng cho phù hợp theo từng cấp học như hiện nay.
 Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý ngại thực hiện vì nhiều lý do: trình độ, kỹ năng sử 
dụng máy tính, trình độ khai thác mạng Internet hạn chế; điều kiện, phương tiện máy 
móc để ứng dụng cho mỗi giáo viên còn khó khăn... Và điều chúng ta phải thừa nhận 
là: tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong 
một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn 
toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ 
không phải toàn bộ chương trình. Chính vì vậy mà chúng ta phải học tập và ứng dụng 
có chọn lọc, khoa học, phù hợp tình hình thực tế mỗi nơi.
 Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng 
giáo án điện tử vào một số bộ môn để dạy trẻ trong năm học vừa qua của cá nhân tôi, 
tại Trường Mầm non 16/4. Tuy kinh nghiệm không nhiều nhưng nội dung tôi đề cập 
ở trên được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và đạt kết quả rất tốt. Có thể nói, vấn 
đề tôi nêu là một trải nghiệm hết sức quý báu đối với người trực tiếp làm công tác 
giảng dạy lứa tuổi mầm non, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội hiện nay. Vì 
vậy, tôi mạnh dạn xin phép đưa vấn đề ra để trao đổi với đồng nghiệp, các nhà quản 
lí ngành học xem xét. Chắc chắn nội dung tôi trình bày còn ít nhiều hạn chế, cần sự 
góp ý để hoàn thiện. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí sẽ bổ xung 
cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác dạy.
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_to_chuc_hoat_dong_c.docx