SKKN Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 đến 5 tuổi
Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, người giáo viên không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, thực hiện chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết và áp dụng những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hoạt động này nhằm khơi gợi sự thích thú và niềm đam mê khám phá nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên của trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học.
Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 đến 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 đến 5 tuổi
MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................2 II. PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................3 1.Cơ sở lí luận ......................................................................................................3 2. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu......................................................3 2.1 Thuận lợi:.......................................................................................................3 2.2 Khó khăn:.......................................................................................................4 3. Các biện pháp tiến hành .................................................................................4 3.1. Khảo sát trên trẻ...........................................................................................4 3.2. Lập kế hoạch.................................................................................................5 3.3. Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo chủ đề...........................................6 3.3.1 Chủ đề: Trường Mầm non....................................................................6 3.3.2 Chủ đề: Bản thân ..................................................................................7 3.3.3 Chủ đề: Gia đình...................................................................................8 3.3.4 Chủ đề: Nghề nghiệp............................................................................9 3.3.5 Chủ đề: Giao thông.............................................................................10 3.3.6 Chủ đề: Tết và mùa xuân....................................................................11 3.3.7 Chủ đề: Thực vật ................................................................................12 3.3.8 Chủ đề: Động vật................................................................................13 3.3.9 Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên..........................................14 4. Kết quả đạt được:..........................................................................................20 4.1 Đối với giáo viên ..........................................................................................20 4.2 Đối với trẻ.....................................................................................................20 4.3 Đối với phụ huynh .......................................................................................20 III. PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................22 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến:.......................................................................22 2. Kiến nghị, đề xuất: ........................................................................................23 2.1 .Đối với nhà trường:....................................................................................23 2.2. Đối với giáo viên: ........................................................................................23 2.3 Đối với phụ huynh:......................................................................................24 Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 1 thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ” II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận Trẻ từ 3 - 5 tuổi quá trình tư duy của trẻ có nhiều thay đổi từ giai đoạn cảm giác vận động đến giai đoạn tư duy tiền thao tác, kèm theo tư duy tượng trưng để trẻ tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Bên cạnh đó, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ Mẫu giáo đó là: Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan. Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời. - Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá. - Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ - Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau. - Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự việc. - Có thể nắm bắt các khái niệm trìu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó. - Trẻ bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế. Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. 2. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 2.1 Thuận lợi: - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH trường mầm non Nhân Chính. - Trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động khám phá khoa học. - Tôi rất thích các thí nghiệm khoa học và các trò chơi thực nghiệm giúp thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ. Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 3 3.2. Lập kế hoạch Qua quá trình cho trẻ làm quen với “khám phá khoa học” đã cho tôi thấy rằng : “khám phá khoa học” là một hoạt động chiếm vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện ở trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh khá ổn định, tư duy trực quan hình tượng, tư duy lôgic phát triển mạnh. Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn khám phá nên tôi và đồng nghiệp sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc biệt là các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần, sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, và khả năng tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử nghiệm như: những thử nghiệm tiến hành phải có sự thay đổi rễ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm ( Ví dụ : Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thử nghiệm ( an toàn về dụng cụ, vật liệu). Kết quả, tôi đã tổ chức một số trò chơi thực nghiệm, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau: BẢNG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI THỰC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề Các trò chơi thử ND thực hiện TG thực hiện nghiệm Trường Mầm non Khám phá về đồ chơi - Thổi bóng bằng bột sô trong Trường Mầm non đa và dấm Bản thân Khám phá về một số giác quan của cơ thể con - Truyền tin người. Gia đình Tổ chức hoạt động khám - Những đồ vật bay và phá về đồ vật, chất liệu. không bay. Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 5 - Cô cho trẻ quan giới thiệu bột soda và dấm - Cô cho trẻ đoán cô sẽ làm gì với nguyên liệu đó Bước 2: - Cô cho trẻ xúc bột soda cho vào trong quả bóng. Trẻ đổ dấm vào chai nhựa trong và dùng miệng bóng bịt kín miệng chai dấm. Bột soda từ trong bóng sẽ rơi và hòa vào dấm , bóng sẽ được thổi to lên. Bước 3: - Cô cho trẻ quan sát và giải thích: Khi cho bột soda vào dấm tạo ra khí CO2. Do miệng bong bóng được bịt kín bằng bong bóng nên khí CO2 sẽ bay vào bong bóng và thổi bong bóng to lên. 3.3.2 Chủ đề: Bản thân Trò chơi thử nghiệm : Truyền tin * Mục đích: - Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi. - Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm. * Chuẩn bị: - 2 quả bóng bay - Một số tranh về các giác quan *Cách tiến hành: - Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyền tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai nói nhỏ vào quả bóng cho bạn thứ 2 nghe thấy mà các bạn khác không nghe thấy và cứ như vậy cho tới trẻ cuối cùng. - Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu cầu. *Giải thích và kết luận: - Quả bóng bay khi thổi to lên sẽ có khí ở bên trong. Vì vậy khi áp tai vào quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang. 3.3.3 Chủ đề: Gia đình Trò chơi thử nghiệm : Những đồ vật bay và không bay * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những thứ gió thổi không bay. - Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào chất liệu khác nhau. * Chuẩn bị: Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 7 - Trẻ nhận biết được: không khí nhẹ hơn nước. Từ đó hiểu được làm thế nào tàu ngầm nổi trên mặt nước. - Hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách làm một tàu ngầm đồ chơi ứng dụng từ không khí và nước. * Chuẩn bị: - 1 chai cổ hẹp bằng nhựa dẻo ( Ví dụ: vỏ chai nước rửa bát, dầu gội đầu) - Đất sét dẻo - 1 ống nhựa - Mấy đồng tiền, băng keo. * Cách tiến hành: Bước 1: - Cho trẻ xem hình ảnh về 1 chiếc tàu ngầm, trò chuyện với trẻ về tàu ngầm. Bước 2: - Cô hướng dẫn trẻ cách làm tàu ngầm. - Cắt hai ba lỗ nhỏ bên hông chai, dùng băng keo dán hai hay ba đồng tiền vào cùng phía của chai ( Mấy đồng tiền này dùng làm quả cân giúp cho tàu lặn xuống nước được). - Ráp ống nhựa vào cổ chai và hàn lại bằng đất sét. - Thả tàu ngầm vào chậu để cho nước chảy vào. - Thổi qua ống nhựa đẻ ép không khí vào tàu. Khi thổi nước sẽ bị tống ra, qua những lỗ dưới đáy. - Khi tàu bắt đầu đầy không khí, nó sẽ từ từ nổi lên mặt nước. Ta có thể làm cho tàu nổi lên lặn xuống bằng cách thay đổi lượng không khí bên trong. Bước 3: - Cô cho trẻ lên chơi thử. * Giải thích và kết luận: Không khí nhẹ hơn nước. Nên khi thổi không khí vào dày tàu ngầm, tàu ngầm sẽ nhẹ hơn nước và nổi lên. 3.3.6 Chủ đề: Tết và mùa xuân Trò chơi thử nghiệm: Nhuộm màu hoa * Mục đích: - Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu khác. * Chuẩn bị: - 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, 1 lọ màu nước. - 10 bông hoa hồng màu trắng chia làm 2 bó, mỗi bó 5 bông * Cách tiến hành: Một số ứng dụng các thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_ung_dung_cac_thi_nghiem_khoa_hoc_de_thiet_ke_tro.doc