SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Hiệu quả cho thấy rõ nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin là tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn, phong phú, thẩm mỹ. Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo dục mầm non đã góp phần rất lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy, sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo. Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án điện tử như sau: Tìm và khai thác các thông tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan tới bài dạy sao cho phù hợp Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện tử. Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop, các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện tử. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
doc 33 trang skmamnon 30/08/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin 
 cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non
 MỤC LỤC
 Trang
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
II. CƠ SỞ THỤC TIỄN 6
1. Đặc điểm tình hình. 6
2. Thuận lợi . 7
3. Khó khăn. 8
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 8
1. Biện pháp 1: Xác định bài giảng để xây dựng bài giảng điện tử. 9
2. Biện pháp 2: Khai thác tư liệu trên Internet. 12
3. Biện pháp 3: Cách sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng 14
3.1 Phần mềm Power point 14
3.2 Phần mềm Aimersoft videoEditor 19
3.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong tổ chức hoạt động giáo dục mầm 21
 non thông qua phần mềm Imindmap 8.
3.4 Sử dụng phần mềm Window Movie Maker giúp tôi làm các 22
 đoạn phim ngắn,video  
4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi kidsmart cho trẻ 23
5. Biện pháp 5: Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường 25
 và phụ huynh học sinh:
5.1 Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường: 25
5.2 Phối hợp với phụ huynh học sinh 27
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 27
1. Đối với lớp. 27
2. Đối với giáo viên. 27
3. Đối với trẻ. 28
4. Đối với phụ huynh 29
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 29
 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 31
 I. KẾT LUẬN 31
III. KIẾN NGHỊ. 32
 1/32 Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin 
 cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non
 Căn cứ sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc đẩy mạnh 
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt 
động chăm sóc giáo dục trẻ. Hiện nay, các trường Mầm non đều được trang bị 
máy tính và nối mạng internet, mở trang Web, tivi, đầu video, xây dựng phòng 
đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, máy ảnh,tạo điều kiện cho giáo 
viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó 
người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc 
của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, 
phù hợp với sự phát triển của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin. 
Đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong việc đổi mới phương pháp 
và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhưng cũng là những 
thách thức đối với đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay. Ứng dụng công 
nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao một bước 
cơ bản chất lượng học tập của trẻ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính 
tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu dạy học truyền thống. Qua đó trẻ 
được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm thể hiện khả năng 
và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo 
của mình. Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải 
có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện 
cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet 
là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả 
cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ 
mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với 
những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. 
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài 
giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ 
nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong 
muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa 
tuổi mầm non. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên 
không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng 
dụng từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy.
 Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ thông 
tin vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Ngành giáo dục nói 
chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã tiếp cận với công nghệ hiện đại. 
“Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”. Quả 
đúng như vậy, vai trò của công nghệ thông tin không nhỏ. Công nghệ thông tin 
 3/32 Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin 
 cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương 
pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể lớp, dạy 
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ 
thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp 
dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành 
và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động,lấy trẻ làm trung tâm. 
Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức 
và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng 
lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung 
tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ 
thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt 
được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và 
truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình 
dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú 
tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc 
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được 
nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần 
“bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với 
những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của 
trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi 
gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đây là một 
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới 
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin 
và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học 
sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Theo nhận định của 
một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng 
vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. 
Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng 
mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ 
thực tiễn. Chẳng hạn: Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc 
dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không 
thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu 
quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều 
nguyên nhân. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số 
 5/32 Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin 
 cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non
 2. Thuận lợi :
 * Đối với lớp. 
 - Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin dạy cho trẻ mầm non thì cần phải 
có đầy đủ cơ sở vật chất. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng ban giám hiệu 
nhà trường luôn quan tâm luôn có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ cho lớp 
đặc biệt là đồ dùng để ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, tivi màn 
hình rộng, máy ảnh, máy quay.. tạo điều kiện cho việc dạy và học của cô và trẻ.
 - Lớp học được xây rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để thực hiện đổi mới 
hình thức giáo dục trẻ và ứng dụng công nghệ thông tin. 
 * Đối với giáo viên:
 - Bản thân tôi được ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ, dự giờ thăm lớp góp ý 
giúp tôi rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục 
trẻ. Là cô giáo nắm chắc phương pháp và có sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt 
động. 
 - Giáo viên có trình độ đại học, có khả năng hiểu biết về một số phần mềm 
tin học, có ý thức sưu tầm, sáng tạo đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cho 
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Giáo viên có máy tính tại gia đình, được kết nối mạng Internet và cài đặt 
các phần mềm tin học. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên có điều 
kiện tự học, tự rèn về kỹ năng công nghệ thông tin, cách khai thác tài nguyên 
mạng phục vụ cho công tác soạn giảng.
 - Bản thân tôi luôn đi đầu trong việc thực hiện và tiếp cận, học tập, vận 
dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy, giáo viên thật sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả.
 - Được ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện cho đi học các lớp ứng dụng 
công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non.
 - Để có thể áp dụng tốt nhất, tôi luôn say mê học hỏi để nâng cao trình độ, 
tích cực tham gia các lớp tập huấn ứng dụng các phần mềm tin học vào tổ chức 
các hoạt động cho trẻ và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp và tiếp cận 
công nghệ thông tin.
 - Bên cạnh đó tôi còn tích cực tìm tòi đọc sách báo, qua mạng intenet đã 
phần nào giúp tôi hiểu được tầm quan trọng khi ứng dụng các phần mềm vào 
dạy học cho trẻ mầm non. 
 - Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 
nhỡ, là tổ trường chuyên môn của khối, là thành viên của tổ công nghệ thông tin 
của trường. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ và tạo ra các bài giảng để dạy trẻ ở lớp, ở 
 7/32 Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin 
 cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non
thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ 
mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các 
chương trình hỗ trợ như power point...) có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, 
sinh động hơn về bài học. Nó không những giúp cho các hoạt động dạy học trở 
nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian đã 
được kiểm soát bằng máy. 
 Nếu như trong các hoạt động thông thường giáo viên phải dành khá nhiều 
thời gian để treo tranh ảnh thì trong hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin 
chỉ cần một cái nhấp chuột thôi là được. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất 
định, những kiến thức kỹ năng cơ bản về tin học. Cách sắp xếp các slide, cách 
lập dàn ý cho bài giảng, lựa chọn đề tài sao cho phù hợp với nội dung bài học để 
thuận tiện trong việc sử dụng và trẻ lại hứng thú tham gia, soạn một giáo án điện 
tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án 
điện tử. 
 Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng 
không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù 
hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo 
không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô 
cần chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung 
bài giảng.Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông 
tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai 
hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động học và các hoạt động khác. Việc 
lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của 
trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm 
sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp 
cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ 
làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau 
này. Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử 
và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 1. Biện pháp 1: Xác định bài giảng để xây dựng giáo án điện tử.
 Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghệ thông 
tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn một 
cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy.Ví 
dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như văn học, toán, tạo 
hình, trò chơi âm nhạc. Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải nắm vững 
 9/32

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ky_nang_xay_dung_giao_an_dien_tu_va_ung_dung_con.doc