SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Đối với trẻ mẫu giáo, những kỹ năng tự phục vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chính cuộc đời đứa trẻ vì đây là giai đoạn nền móng vững chắc cho một nhân cách mới. Nó như tấm lá chắn bảo vệ và giúp trẻ có thể tự biết ăn, ngủ, học hành. Khi trẻ làm là trẻ đã lớn lên cả về thể chất và tâm hồn, trẻ khẳng định với những người xung quanh là “con đã lớn”.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ tôi nhận thấy kỹ năng tự phục vụ là cần thiết cho trẻ mẫu giáo là đối tượng càng cần được quan tâm giáo dục kỹ năng tự phục vụ hơn cả. Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
docx 17 trang skmamnon 28/04/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
 2
cứu tổng kết kinh nghiệm
1.1 . Cơ sở lý luận 2
1.2. Cơ sở thực tiễn 3
2. Thực trạng vấn đề 3
2.1.Thuận lợi 3
2.2 . Khó khăn 3
3. Các biện pháp đã tiến hành: 4
3.1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ MG 4 – 5 tuổi 4
 4
3.2. Xây dựng môi trường trong lớp học
3.3. Tăng cường cho trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt 5
động vui chơi
3.4. Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm kỹ năng TPV ở mọi 6
lúc mọi nơi 
3.5. Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh 7
4. Hiệu quả của SKKN 8
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9
1. Ý nghĩa của SKKN 9
2. Bài học kinh nghiệm 9
3. Ý kiến đề xuất 10
PHỤ LỤC
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm.
1.1 Cơ sở lý luận :
 Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động 
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu 
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động 
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý 
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng 
sống, đặc biệt là hình thành kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.
 M. Montessori (1870 – 1952), một tiến sĩ, nhà giáo dục người Ý nổi tiếng. 
Bà là người xây dựng phương pháp Montessori, một phương pháp giáo dục 
trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này 
bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở, ở đó, đứa trẻ được phát triển 
thông qua việc rèn luyện các giác quan, đặc biệt là xúc giác. Trẻ học thông qua 
thử nghiệm với các đồ dùng học tập và qua các trẻ khác. Đồ dùng học tập được 
thiết kế chuyên biệt như đồ dùng cho hoạt động hằng ngày giúp trẻ phát triển về 
thể chất, tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và sự sáng tạo; đồ dùng học tập để phát 
triển giác quan, sự nhạy cảm, đồ dùng học tập về toán học giúp trẻ phát triển về 
tư duy logic, làm quen với các khái niệm về toán học; đồ dùng học tập cho các 
môn khoa học để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa thế giới, thích nghi và hòa nhập 
với cộng đồng. Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả năng lĩnh hội của 
trẻ. Giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của 
từng trẻ.
 Đây là phương pháp giáo dục duy nhất đã gặt hái được thành công khi trải 
qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua (kể từ năm 1907). Do đó, 
áp dụng phương pháp Montessori vào giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu 
giáo 4 – 5 tuổi là hợp lý và cần thiết .
1.2 Cơ sở thực tiễn :
 Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng 
cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung. Nếu các con không có kĩ năng tự phục 
vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. 
Vậy nên cô giáo không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ được học kiến 
 2/10 Tên nhóm STT Tên kỹ năng
 1. Cách sử dụng đũa
 Kỹ năng trong 
 Cách sử dụng kéo
 ăn uống 2.
 3. Cách lau chùi nước
 4. Cách rửa tay, lau mặt
 5. Cách xử lí khi ho
 6. Cách xử lí hỉ mũi
 Kỹ năng vệ sinh 
 Cách chải tóc
 cá nhân 7.
 8. Cách cắt móng tay
 9. Cách quét rác trên sàn
 10. Cách đánh răng
 Kỹ năng về 11. Cách mặc áo, cởi áo (gấp áo)
 trang phục
 12. Cách cài khuy áo , kéo khóa
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong lớp học
 Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng quan trọng cơ bản của cuộc sống thông 
qua tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, do đó tạo ra một môi 
trường học tập tốt cho trẻ là ưu tiên số một của chương trình dạy trẻ kỹ năng tự 
phục vụ . “Môi trường” ở đây, không chỉ bao gồm vùng không gian mà trẻ sử 
dụng, nội thất phòng học, đồ chơi; mà còn là những giáo viên, nhân viên nhà 
trường và các trẻ khác mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày. Do đó, cần chuẩn bị tất 
cả mọi thứ có thể để mang lại môi trường tốt nhất cho trẻ.
 Trong lớp, tôi xây dựng riêng một góc tự phục vụ. Trẻ được thực hành các 
kỹ năng trong giờ chơi, được ôn luyện củng cố và tái tạo lại những kiến thức về 
kỹ năng đã được cô giáo dạy . Không những thế, tôi còn đưa 1 số kỹ năng xen 
kẽ vào các góc chơi khác nhưng vẫn đảm bảo phù hợp nội dung chơi, đặc thù 
riêng của góc. ( Hình ảnh 1)
 4/10 Ví dụ: Góc văn học : dạy trẻ kỹ năng xử lý khi hắt xì qua truyện “Thỏ Nâu 
bị ốm”, dạy trẻ kỹ năng luồn dây qua khuyết với truyện “Hươu con và những 
chiếc lá non”. (Hình ảnh 3)
3.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự 
phục vụ ở mọi lúc mọi nơi
 * Giáo dục kỹ năng tự phục qua giờ đón trả trẻ
 Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần nhắc nhở trẻ cất giày dép, ba lô đúng 
cách và đúng chỗ . Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách cởi áo, cất áo 
một cách gọn gàng.
 Nếu dành thời gian hướng dẫn trẻ trong những giờ đón trẻ như thế này, sẽ 
đem lại những hiệu quả bất ngờ, trẻ sẽ hình thành các kĩ năng này một cách thuần 
thục, nhanh nhạy trong một thời gian ngắn bởi đó đều là những kĩ năng đơn giản 
mà trẻ ngày nào trẻ cũng được làm nên rất dễ dàng được hình thành ở trẻ. 
 Ngoài những lúc đón trẻ thì thời gian trả trẻ cũng là thời điểm giúp trẻ được 
thực hành lại những kĩ năng này, giáo viên vừa trả trẻ vừa nhắc nhở nhẹ nhàng 
trẻ lấy đồ đạc, mặc áo khoác (áo chống nắng) trước khi về. Được cô giáo và cha 
mẹ khen trẻ sẽ rất thích thú và hằng ngày tự thực hiện các kĩ năng đó một cách 
tự giác. (Hình ảnh 4)
* Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng-sức 
khoẻ:
 Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi không chỉ được tiến 
hành trong các giờ học, giờ chơi mà còn được tôi đưa vào các hoạt động chăm 
sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Giờ ăn trưa , ăn chiều : Giáo dục trẻ kỹ năng: Biết rửa tay bằng xà phòng 
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Xúc miệng nước muối; Có thói 
quen lau mặt hàng ngày. Đây đều là những công việc thường xuyên trẻ làm nên 
những kỹ năng này nhanh chóng trở thành những kĩ xảo, trẻ tự giác thực hiện 
mà không cần cô giáo phải nhắc nhở. Chính trẻ sẽ trở thành những người phát 
hiện lỗi sai và sửa lỗi sai cho nhau khi có bạn thực hiện chưa tốt. (Hình ảnh 5)
 Đặc biệt với hoạt động buffe, trẻ tỏ ra vô cùng hào hứng với các món ăn 
phong phú mà trẻ yêu thích. Việc tổ chức cho trẻ ăn buffe không những tạo ra sự 
khác lạ trong bữa ăn của trẻ, mà trẻ còn được tự do lựa chọn và dùng những 
 6/10 Giáo viên và phụ huynh cùng thống nhất về kế hoạch hình thành kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại nhà . Trong quá trình thực hiện kế hoạch 
giáo dục tại nhà cho trẻ thì cô và gia đình trao đổi và điều chỉnh khi cần thiết. 
Giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi ở nhà dựa theo đặc điểm nhu cầu và sở thích của từng trẻ. (Hình 
ảnh 8)
4. Hiệu quả của SKKN:
 Sau thời gian áp dụng các biện pháp trên với các trẻ Lớp mẫu giáo nhỡ B4 
 ( 4-5 tuổi ) tôi thu được những kết quả sau:
 120%
 100%
 80%
 60% Đầu năm
 Cuối năm
 40%
 20%
 0%
 Chưa biết KN Biết KN Làm được nhưng Làm thành thạo
 chưa đúng
 Biểu đồ kết quả khảo sát mức độ hình thành kỹ năng tự phục vụ của trẻ
 cuối năm học 2018 – 2019
 Nhìn vào kết quả trên có thể thấy được rằng các trẻ 4-5 tuổi đã biết được 
hết các kỹ năng tự phục vụ cơ bản nhất. Và mức độ làm thành thạo của các kỹ 
năng cũng có tỉ lệ cao hơn hẳn so với lúc đầu.
 Một số kỹ năng trẻ làm tốt như: tập đánh răng của mình, rửa tay, cách vệ 
sinh sau khi đi vệ sinh cá nhân, kéo khóa áo, cách cài khuy áo (khuy cúc vừa) 
bằng áo trẻ em, cách dùng đũa, 
 8/10 - Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng này .
 - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh , tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ 
huynh và đối với trẻ .
3. Ý kiến đề xuất :
 - Đối với phòng giáo dục : Mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức 
sâu về dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên .
 - Đối với nhà trường: Xây dựng kế hoạch đánh giá mực độ hình thành kỹ 
năng tự phục vụ của trẻ để có định hướng, lập kế hoạch trong giai đoạn tiếp 
theo.
 - Đối với giáo viên: Tự bồi dưỡng kiến thức , tập trung, chú ý trong công 
việc chăm sóc, giáo dục trẻ , hiểu được trẻ của mình có đặc điểm gì, đang ở mức 
độ nào và cần gì để có những tác động phù hợp với đúng đối tượng .
 10/10 Hình ảnh 3 : Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bị hắt xì thông qua câu chuyện 
 “ Thỏ Nâu bị ốm ”
 Hình ảnh 4 : Trẻ tự mặc áo , kéo khóa áo khi được mẹ đón về Hình ảnh 7 : Trẻ tập làm nội trợ khi được đi dã ngoại 
 tại trang trại Erahouse
Hình ảnh 8 : Giáo viên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch dạy kỹ năng tự 
 phục vụ cho con tại nhà

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc_ky_nang_tu_phuc.docx