SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để dạy và rèn kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi đạt kết quả cao nhất? Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm được giao phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, tôi đã đặt nội dung " Rèn kỹ năng sống cho trẻ" là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để góp phần nhỏ bé của mình vào việc hình thành nhân cách trẻ theo mục tiêu của ngành và của toàn xã hội. Từ những thực tế trên năm học 2017- 2018 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
doc 30 trang skmamnon 28/04/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 2. Đối tượng nghiên cứu:
 - Giáo dục kỹ năng sống trẻ 4-5 tuổi
3. Phạm vi nghiên cứu:
 - Trong phạm vi, khả năng và trách nhiệm của mình , tôi đã áp dụng đề tài 
tại lớp mẫu giáo nhỡ với sĩ số 39 trẻ do tôi phụ trách. Đề tài được tiến hành từ 
tháng 8/2017 đến tháng 3/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã thực hiện và sử dụng các phương pháp sau :
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trò chuyện
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp thống kê toán học
 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lý luận
 Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá muộn để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến 
độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay 
đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị 
sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung 
quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc 
với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và 
phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
 Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: 
“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ 
em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
 Chúng ta đều biết rằng xu hướng giáo dục thế giới hiện nay đang quan 
tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết 
tự giải quyết một số vấn đề đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài 
hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về 
sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả 
năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù 
hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những 
ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. 
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi 
 2/30 3 Kỹ năng thích khám phá học hỏi 39 16 23
 Tỷ lệ %: 100 41 59
 4 Kỹ năng giao tiếp 39 16 23
 Tỷ lệ %: 100 41 59
 5 Kỹ năng tự phục vụ 39 11 28
 Tỷ lệ %: 100 28 72
 6 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, 39 18 20
 tránh xa những nơi nguy hiểm
 Tỷ lệ %: 100 46 54
 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
1/ Biện pháp 1: Xây dựng các kỹ năng giáo dục, kỹ năng sống phù hợp với 
độ tuổi
 Thế nào là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ? Kỹ năng sống bao gồm rất 
nhiều khía cạnh nhưng đối với trẻ 4 - 5 tuổi thì kỹ năng nào phù hợp và cần 
thiết? Trăn trở với những câu hỏi trên, trong quá trình thực hiện tại lớp tôi đã lựa 
chọn một số nội dung cụ thể phù hợp với lứa tuổi trẻ như kỹ năng sống tự tin, 
sống hợp tác, kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, kỹ năng thích tìm hiểu, kỹ năng 
ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, thói quen và hành 
vi văn minh trong ứng xử, giao tiếp và ăn uống; thói quen và kỹ năng sinh hoạt 
theo nhóm; rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ; kỹ năng biết tránh xa 
những nơi nguy hiểm như hồ, ao, nước nóng... Khi đã lựa chọn được các nhóm 
kỹ năng phù hợp với trẻ 4 - 5 tuổi chúng tôi đã họp tổ chuyên môn để cùng 
nhau thống nhất nội dung dạy trẻ một số kỹ năng cụ thể như sau: 
 + Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên 
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm 
nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những 
người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình 
huống ở mọi nơi. 
 + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên 
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với 
trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc 
với các bạn. 
 + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một 
trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát 
khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để 
khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu 
 4/30 Tên sự Thời Nội dung Ghi 
 kiện gian chú
*Bé và Từ - Dạy trẻ các kỹ năng như chào hỏi, cảm ơn, xin 
các bạn 14/9/ 17 lỗi; lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè; vui 
trong lớp đến vẻ, thân thiện, đoàn kết với bạn bè
*Trường 29/9/ 17 - Dạy trẻ biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn khi 
MN thân cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc đơn 
yêu giản; Biết nhờ người lớn giúp đỡ khi bị ốm đau.
*Một - Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt 
ngày ở ở trường mầm non: khăn, cốc uống nước, bát , 
trường thìa
của bé - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau 
 khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. 
 - Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
 - Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả 
 lời các câu hỏi. Không nói leo, không ngắt lời 
 người khác khi trò chuyện
*Tết Từ - Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân như : 
Trung 02/ 10/ 17 Tự mặc và cởi quần áo; tự rửa mặt và chải răng 
thu đến hàng ngày; giữ đầu tóc và quần áo hàng ngày. tự 
*Bé cần 28/10/ 17 mặc, cởi quần áo; vệ sinh cá nhân; 
gì lớn lên - Dạy trẻ các kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân 
và khỏe trước những tình huống nguy hiểm: không chơi 
mạnh đồ vật gây nguy hiểm, không làm một số việc có 
*Ngày thể gây nguy hiểm; biết kêu cứu và chạy khỏi nơi 
hội các nguy hiểm; 
bà các - Biết và tránh một số đồ dùng, vật dụng, nơi 
mẹ 20/10 nguy hiểm với bản thân: hồ ao, nước nóng, ổ 
*Tìm điện
hiểu về - Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, 
các giác mệt, ốm đau
quan - Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. Bộc lộ cảm 
 xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ nét mặt. 
*Ngôi Từ - Dạy trẻ kỹ năng ứng xử với những người gần 
nhà thân 30/10/17 gũi xung quanh: lễ phép với nguời lớn, biết 
yêu của đến nhường nhịn em nhỏ.
 6/30 Tên sự Thời Nội dung Ghi 
 kiện gian chú
củ , quả ăn quả gọt vỏ, rửa sạch
*Một số 
TC dân 
gian
*Không Từ - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự, lễ 
khí đón 29/01/18 phép; biết yêu quý và tôn trọng văn hóa cổ 
tết đến truyền của dân tộc trong ngày Tết, yêu thích 
*Một số 02/03/18 cảnh đẹp màu xuân, biết chăm sóc và bảo vệ các 
loại hoa loại hoa
*GĐ bé - Có hành vi vệ sinh trong ăn uống..
đón Tết 
như thế 
nào
*Lễ hội 
*Một số Từ Biết ý nghĩa của một số kí hiệu, biểu tượng trong 
PTGT 05/03/18 cuộc sống.
*Biển đến - Kính trọng những người điều khiển các PTGT, 
báo giao 30/03/18 các chú cảnh sát giao thông
thông - Biết và tuân thủ một số quy định dành cho 
*Chú người đi bộ khi tham gia giao thông. 
cảnh sát - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt 
giao động .
thông - Biết và thực hiện một số hành vi văn minh khi 
 đi trên xe, đi ngoài đường như nhường chỗ cho 
 người già, trẻ nhỏ..; biết giữ gìn biết lấy cất đồ 
 dùng đúng nơi quy định, biết bảo vệ môi trường.
*Vai trò Từ - Biết sử dụng các trang phục phù hợp để bảo vệ 
của nước 02/04/18 sức khoẻ, biết một số bệnh theo mùa và cách 
* Trang đến phòng tránh 
phục 27/04/18 - Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện 
mùa hè tượng xung quanh. Biết tự đặt câu hỏi: Tại sao? 
*Bảo vệ Như thế nào?
môi Để làm gì? Do đâu mà có?
trường - Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản 
 8/30 3.1/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động nghệ thuật.
 Trong hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc như vẽ tranh, nặn, cắt xé 
dán, biểu diễn văn nghệ kích thích trẻ suy nghĩ , bộc lộ tình cảm , khả năng 
tưởng tượng và sáng tạo.
 Ví dụ 1: Với sự kiện " Cô giáo của bé" tôi giáo dục trẻ biết lễ phép, vâng 
lời cô giáo, các cô các bác trong trường mầm non hay với sự kiện “ Ngày quốc 
tế phụ nữ “8/ 3” qua quá trình đàm thoại giúp trẻ bộc lộ tình cảm của trẻ đối với 
bà, mẹ
3.2/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động khám phá khoa học.
 Ví dụ 1: Với sự kiện " Quá trình phát triển cây từ hạt" tôi trò chuyện về 
lợi ích của cây xanh đối với con người và môi trường sống thông qua việc đặt 
cho trẻ những câu hỏi mở nhằm kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết, khả 
năng suy luận, phán đoán của trẻ và đồng thời cũng giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ 
môi trường sống như không ngắt lá, bẻ cành, biết bảo vệ chăm sóc cây ...để cây 
mang lại cho con người nhiều lợi ích.
 Ví dụ 4: Ở sự kiện “ Vai trò của nước” . Chính vì vậy, tôi đưa ra những 
tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm để trẻ rút ra bài 
học kinh nghiệm cho mình như nền nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, 
leo trèo sẽ dễ bị ngã; không tự ý xả nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng 
bình nóng lạnh; khi vào nhà vệ sinh một mình thì không nên chốt cửa
 Ảnh : Hoạt động khám phá khoa học
3.3/ Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ học thể dục
 Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, tôi dạy trẻ kỹ năng 
rèn luyện, bảo vệ sức khỏe của bản thân giúp trẻ nhận thức được rằng để có một 
cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa cần phải siêng năng tập thể dục, tập 
 10/30 Ví dụ: Truyện" Bác Gấu đen và 2 chú thỏ". Khi đàm thoại với trẻ về nội 
dung câu chuyện tôi kết hợp sử dụng một số câu hỏi để giúp trẻ nhận xét về tính 
cách của nhân vật như: “ Bạn Thỏ Nâu là người như thế nào? Còn bạn thỏ Trắng 
? Sau khi biết mình có lỗi thì bạn thỏ Nâu đã làm gì ? để giáo dục trẻ biết sống 
chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn.
 Ảnh: Trẻ làm quen văn học
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm các bài thơ để giáo dục kỹ năng sống. Giáo dục 
kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân tôi dạy trẻ một số bài thơ như: Giờ ngủ 
trưa; Cắt móng tay; Không kén ăn; Đi vệ sinh; Tắm gọiGiáo dục kỹ năng giao 
tiếp ứng xử tôi dùng một số bài thơ: Thăm người bệnh; Trả đồ; Lắng nghe người 
khác; Giao tiếp với bạn; Ở nơi công cộng; Cách xưng hô; Dùng từ mời Giáo 
dục kỹ năng tự bảo vệ phòng tránh nơi nguy hiểm tôi chọn một số bài thơ: Ở nhà 
một mình; Khi có cháy nổ; Khi đi bơiBằng việc sử dụng những bài thơ câu 
chuyện gần gũi với trẻ để giáo dục kỹ năng sống trẻ tiếp thu kiến thức, một cách 
hứng thú , dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Bài thơ: Cắt móng tay Bài thơ: Bảo vệ hoa cỏ
 Móng tay dài Bé không làm
 Nên cắt ngắn Những gì nào
 Trừ vi khuẩn Ngắt hoa, bẻ lá
 Tránh lây bệnh Dẫm vào cỏ xanh
 Sơn móng tay Khi vui học
 Nguy hại lắm Hay dạo quanh
 Giữ sạch tay Không nghịch đất cát
 Mới đáng yêu Đu cành cây cao
 12/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc_ky_nang_song_tre.doc