SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi

Phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho ntrẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
“Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động ” là mang khoa học, công nghệ ,kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.
pptx 20 trang skmamnon 26/08/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi
 BÀI THUYẾT TRÌNH GỒM 4 PHẦN
 01 02 03 04
Đặt vấn 
 Giải Kết luận Kiến nghị
 đề quyết 
 vấn đề Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu 
được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn đựoc áp dụng 
phưong pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ 
động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những 
hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề 
tài:" Một số kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phương pháp giáo dục
Steam trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi " THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi.
- Bản thân được tham gia khóa tập huấn về phương pháp giáo dục Steam do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức
- Nhà trường quan tâm , tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia bồi dưỡng khóa học Steam
- Giáo viên trong lớp có trình độ đạt chuẩn, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt
tình, tổ chức cho các cháu đến trường đầy đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui
chơi cho các cháu.
- Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập.
2.2. Khó khăn.
* Về phía giáo viên:
- Còn hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu.
* Về phía trẻ:
- Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa thực sự tích cực trong việc tham gia 
hoạt động trải nghiệm.
- Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ Biện pháp 1. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch
 Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, 
 nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt 
 động có ứng dụng phương pháp giáo dục steam cho trẻ. Trước 
 tiên tôi nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non , tài liệu tập
 huấn do Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cung cấp ,tham quan học
 hỏi một số trường học giáo dục trẻ bằng phương pháp steam .
 Tìm kiếm các bài viết trên mạng Internet, tìm hiểu một số kiến 
 thức về steam, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng 
 được phương pháp steam .Từ đó, trên cơ sở những định hướng, 
 gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của 
 tài liệu, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm 
 thực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp steam phù
 hợp trong các hoạt động .
 Với những nội dung kiến thức nêu trên tôi đã đưa vào kế hoạch 
 năm học, được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp 
 giáo dục STEAM ( Bảng kế hoạch chi tiết tại bản in) II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3 . Các biện pháp đã tiến hành :
 3.2. Xây dựng môi trường lớp học : 
 Trong quá trình triển khai công tác ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động , tôi 
luôn quan tâm đến môi trường vật chất trong lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều 
kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế. Các khu 
vực trong lớp được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, 
linh hoạt, đa dạng, phong phú. Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, sử dụng đa dạng các 
nguyên vật liệu khác nhau tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực 
hành, trải nghiệm . 
 Một trong những góc chơi không thể thiếu khi set up môi trường lớp cho trẻ , đó là góc 
ứng dụng steam . Đây không chỉ là nơi trẻ thỏa sức sáng tạo mà còn là nơi thử nghiệm những ý 
tưởng trong ngày , trong tuần của trẻ . Góc chơi này có thể đưa trẻ đến gần với kỹ thuật , công nghệ 
tương lai mà trẻ tự kiến tạo lên . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3 . Các biện pháp đã tiến hành :
 3.3. Ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động trong ngày: 
 • Hoạt động góc:
 - Góc toán:
 + Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện khái niệm sơ đẳng về toán.
 + Phát hiện tính logic.
 + Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống.
 - Góc tạo hình:
 +Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm
 + Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống.
 + Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng.
 - Góc sách truyện:
 + Tăng cường cho trẻ các loại sách hình về khoa học, sách hướng dẫn thí nghiệm. 
 + Sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ kĩ thuật đúng cách và an toàn.
 -Góc ứng dụng steam :
 + Thử nghiệm làm , xây dựng các sản phẩm theo bản thiết kế 
 + Các hoạt động steam theo nhóm nhỏ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3 . Các biện pháp đã tiến hành :
 3.2. Ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động trong ngày: 
• Hoạt động ngoài trời :
 Trong hoạt động ngoài trời, tôi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực, để trẻ 
phát huy được khả năng, tính sáng tạo và luôn có mong muốn khám phá những điều mới lạ
-Thí nghiệm : Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện tính 
khoa học trong mỗi thí nghiệm.
-Chơi tự do theo nhóm : Cho trẻ chơi các trò chơi với đồ chơi , với lá cây ,...
 - Quan sát : Trẻ quan sát các sự vật hiện tượng từ đó ghi nhớ , tưởng tượng và đưa vào bản vẽ thiết 
kế của mình .
- Giao lưu nghệ thuật : thi vẽ tranh , trưng bày và thuyết trình sản phẩm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 3 . Các biện pháp đã tiến hành :
3.3. Phối kết hợp với phụ huynh
 Trong năm học này, lớp chúng tôi được phụ huynh quan tâm ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt.
 - Phụ huynh phối hợp về mặt cung cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà giáo viên yêu cầu trẻ
 phải chuẩn bị để chia sẻ trong các hoạt động.
 - Hoạt động STEAM là để phát triển sự sáng tạo của trẻ nên đồ dùng, nguyên liệu cho trẻ là vô
 cùng quan trọng. Ở mỗi chủ đề hoạt động khác nhau, các con cần những nguyên liệu phong phú để
 hoạt động, phụ huynh luôn tích cực để tạo điều kiện cho cô và trẻ hoạt động tốt nhất. Ngoài ra phụ
 huynh lớp còn rất nhiệt tình khi chuẩn bị đồ dùng cùng con . III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1 . Ý nghĩa của SKKN :
 Với đề tài này, tôi đã ứng dụng và thực hiện ở lớp tôi và đạt được kết quả khả quan . Các biện 
pháp mà tôi đưa ra phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay mà trường chúng tôi 
đáng thực hiện. với đề tài này, tôi nghĩ rằng, nó không chỉ được áp dụng tốt ở lớp mẫu giáo 4-
5 tuổi của tôi mà còn có thể ứng dụng đựoc ở tất cả các khối lớp trong trường tôi và tất cả các 
trường mầm non khác. Và tôi tin rằng các bạn đồng nghiệp của mình với sự sáng tạo không 
ngừng nghỉ sẽ có thật nhiều những hoạt động khác ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM 
cho trẻ. III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
3. Ý kiến đề xuất :
 * Đối với các cấp:
 - Tổ chức các lớp học với các chuyên đề, chương trình mới phù hợp xu hướng giáo dục mầm 
non cho các giáo viên được học tập và bồi dưỡng.
 - Bổ sung tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu về phương pháp giáo dục STEAM.
 - Thường xuyên cho gíáo viên đi tham quan học tập các trường áp dụng phương pháp giáo 
dục tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm về cách tổ chức và lồng ghép hình thức giáo dục đó trong 
chương trình giáo dục mầm non hiện hành.
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ.
 - Chủ động nghiên cứu các chương trình, phương pháp giáo dục mới, mạnh dạn áp dụng, 
lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_ung_dung_phuong_phap.pptx