SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ nhà trẻ 4-5 tuổi đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ.
docx 9 trang skmamnon 06/08/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi
 - Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức cho giáo viên sinh hoạt kiến tập dự giờ các giờ 
học hay để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên học hỏi và rút kinh nghiệm.
- Bản thân là giáo viên có kinh nghiệm, có năng khiếu trong âm nhạc có nhiều ý tưởng 
sáng tạo trong việc đưa âm nhạc chọn lựa các bài hát, nhiều hình thức thể loại cho trẻ 
được tiếp cận vào hoạt động hàng ngày cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tìm tòi khám phá.
- Giáo viên trong lớp có bề dày kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Cô giáo có năng 
khiếu về âm nhạc, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và có năng khiếu sư 
phạm dạy trẻ. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới lớp vì lớp nhỏ tuổi nhất trường, trang bị 
đầu tư thêm về cơ sở vật chất tương đối tốt cho lớp. 
b. Khó khăn:
 - Trẻ lứa tuổi nhỏ nên cần sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn, trẻ còn nhỏ hay ốm đi học 
chưa đều, chưa có thói quen nề nếp, hay quấy khóc, không biết làm theo yêu cầu của cô. 
- Bản thân tôi có kinh nghiệm nhưng chưa có nhiều sáng tạo về tổ chức các hoạt động 
- Trẻ đưa âm nhạc chủ yếu trên tiết dạy nên không có thời tìm hiểu cập nhật cái mới 
trong hoạt động âm nhạc
- Trẻ được gia đình quá chiều chuộng, thích làm gì thì làm, không thích đi học, nhút 
nhát, rụt rè, không thích hát, thích múa. 
Đó là những khó khăn lớn mà tôi và bạn bè đồng nghiệp trong lớp phải vượt qua. 
3. Các biện pháp đã tiến hành:
 Để đạt được kết quả mong muốn trong các giờ dạy âm nhạc cho trẻ, trước hết 
giáo viên phải hiểu được đối tượng mà mình dạy. 
3.1 Biện pháp 1: Nắm vững tâm lý trẻ: 
 Ở lứa tuổi 4-5 tuổi, vốn từ của trẻ đang phát triển, trẻ thuộc được những bài hát 
ngắn lời là những vần thơ nhẹ nhàng, trong sáng được phổ nhạc. Nội dung của bài hát 
gần gũi với trẻ, tình cảm, trong sáng, nhí nhảnh, vui tươi. 
 Cô giáo phải biết chọn bài hát cho trẻ nghe, dạy trẻ hát và xếp theo từng chủ 
điểm, từng giai đoạn sao cho phù hợp với tâm lý của trẻ khi đến trường. 
3.2: Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng và trang phục đầy đủ, đa dạng phong phú 
 Với môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật mà trẻ rất yêu thích nên đồ 
dùng cho giờ âm nhạc phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung của từng bài hát. 
 Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài " Gà trống thổi kèn " là trọng tâm. 
 Cô chuẩn bị: tranh vẽ con gà trống thật đẹp có cái mào đỏ đứng trên đống rơm 
cao đang cất tiếng gáy rồi hỏi trẻ gà trống đội cái già trên đầu mà đẹp thế? Gà trống gáy 
như thế nào? và cô chuẩn bị thêm vài chiếc mũ múa có gắn hình con gà trống. Sau đó cô 
tiến hành dạy trẻ hát. 
 Nội dung kết hợp: Cô hát cho trẻ nghe bài hát "Gà gáy" dân ca Cống Khao. 
 Ví dụ 2: Vẫn nội dung trên cô hát cho trẻ nghe là trọng tâm bài hát "Gà gáy". Nội 
dung kết hợp: cho trẻ vận động bài " Gà trống thổi kèn". 
 Cô phải chuẩn bị váy áo dân tộc và chiếc gùi thật đẹp hợp với nội dung của bài 
hát. Sau đó là chọn nhạc cũng phải kết hợp với bài hát hợp với làn điệu của từng dân tộc 
 ngữ đặc biệt sinh động và đặc sắc của âm nhạc, gợi cho trẻ ngẫu hứng theo giai điệu của 
bài hát, thích hát và hoạt động tích cực, sáng tạo.
 Kết quả: Sau một học kỳ triển khai các hoạt động cho trẻ, tôi nhận thấy làm quen 
kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích 
học hơn, trẻ tiếp thu nhanh chóng và hứng thú.
3.4: Biện pháp 4: Tiến hành dạy trẻ âm nhạc theo hình thức đổi mới: 
 Trước hết tôi phải hiểu mục đích của giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là đưa 
âm nhạc đến với đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc, 
góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, đẩy mạnh sự 
phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. 
 Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ tôi còn phải biết cách lồng ghép tích hợp các 
chuyên đề khác cho giờ giáo dục âm nhạc được sinh động và có kết quả hơn. Cô cần 
soạn nội dung cho phù hợp với chủ điểm, với giai đoạn kể cả bài hát trong chương trình 
và ngoài chương trình để phù hợp với chủ điểm, nội dung và phải đảm bảo nguyên tắc 
giáo dục âm nhạc: Đảm bảo mối quan hệ giữa hoạt động thẩm mỹ âm nhạc với đời sống 
xung quanh, với thời đại. 
 Đảm bảo tính chất đặc sắc của nghệ thuật âm nhạc. 
3.5: Biện pháp 5 : Phương pháp dạy trẻ âm nhạc trong và ngoài chương trình ở 
mọi lúc, mọi nơi. 
 Việc dạy trẻ âm nhạc không chỉ dừng lại ở trên tiết học mà tôi còn tận dụng dạy 
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Khi đón trẻ, trả trẻ và cả khi chăm sóc trẻ, kể cả những lúc ra sân 
chơi, cô dạy trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây trồng, tôi đều chọn được những bài 
hát và lồng giáo dục lễ giáo một cách nhẹ nhàng, trẻ rất thích hát và vận động nhịp 
nhàng theo lời bài hát, hiểu được nội dung của bài hát. 
Kết quả: Hoạt động âm nhạc luôn có sự mới mẻ và trẻ hứng thú không bị gò bó như 
trên tiết học. Trẻ tiếp nhu nhanh một cách tự nhiên và bị ép buộc. 
3.6: Biện pháp 6: Lồng ghép vào các hoạt động tổ chức ngày hội ngày lễ.
 Tổ chức lồng ghép các hoạt động âm nhạc vào trong các hoạt động tổ chức ngày 
hội, ngày lễ của nhà trường cung là các tiết mục bài hát ngày hội bé đến trường, ngày lễ 
20.11, ngày noel
 Trẻ có nhiều cơ hội giao lưu tập thể với môi trường xã hội trong các hoạt động 
chung của nhà trường giúp trẻ mạnh dạn tự tin và hòa đồng với xã hội.
4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
 Với những biện pháp nêu trên chất lượng giáo dục của trường đạt được những kết 
quả sau: 
 Qua thời gian dạy dỗ trẻ theo hình thức đổi mới, tôi cùng chị em đồng nghiệp tìm 
tòi, vận dụng những bài hát trong và cả ngoài chương trình các bài hát dân ca từng 
vùng, miền có nội dung tình cảm trong sáng, gần gũi với trẻ hàng ngày để hát cho trẻ 
nghe và dạy trẻ hát. 
4.1. Đối với giáo viên:
 Bản thân tôi là một giáo viên rất yêu nghề, mến trẻ nên tôi luôn luôn học hỏi, tìm 
tòi, sáng tạo thêm về các phương pháp, biện pháp và thử thuật lên lớp để các giờ giáo 
dục âm nhạc thêm phong phú, sinh động hấp dẫn trẻ hơn. 
 Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm những bài thơ, câu chuyện, vè, câu đố, 
trò chơi mới hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm tổ chức các hoạt động lồng 
ghép hiệu quả.
3. Đề xuất và kiến nghị:
 Để tạo điều kiện cho trường mầm non ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn 
diện, chất lượng ngày càng cao. Kính mong phòng giáo dục tạo điệu kiện tổ chức cho 
toàn thể cán bộ, giáo viên bậc học mầm non tham gia tập huấn để nâng cao hiểu biết của 
mình.
 Trên đây là bản SKKN của tôi, trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến còn có 
nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, 
các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh để góp phần 
nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ của nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn! Long Biên, ngày tháng năm 2023

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_am_nhac_cho_tre_4.docx