SKKN Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

Bản thân chưa quan tâm đến nghệ thuật gây hứng thú, chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp dạy thơ, vè, đồng dao vào các hoạt động khác chưa linh hoạt, sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao.
Những bài thơ do tôi sáng tác được thường chỉ viết ra giấy sau đó để đây ít khi đưa vào áp dụng dạy cho trẻ hay gửi tham gia vào các hội thi điều đó vô tình đã làm mất đi tính hiệu quả của các bài thơ cũng như không phát huy được sự sáng tạo của bản thân.
Giáo viên Trường Mầm non Phú Cường đã sử dụng nhiều bài đồng dao trong khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng do không có nguồn tài liệu phong phú nên các bài giáo viên đã sử dụng chủ yếu được lấy từ một số tài liệu chuyên môn và từ kinh nghiệm của giáo viên. Vì số lượng bài ít nên sử dụng lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ.
Hiện nay, Trường Mầm non Phú Cường đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới, lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, chương trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ điểm giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao.
docx 19 trang skmamnon 01/06/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 2
vào trong công tác giáo dục của mình cũng như làm phong phú thêm nội dung 
học cho trẻ trong trường mầm non.
 Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 
2022 - 2023 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm sáng 
tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường 
mầm non ”
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
 Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Phú Cường
 Số trẻ : 26 trẻ
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp điều tra thực trạng.
 Phương pháp đàm thoại, trao đổi.
 Phương pháp toán thống kê.
 Phương pháp tuyên truyền.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Đề tài thực hiện và áp dụng tại Trường Mầm non Phú Cường.
 Thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 4
nhắc, số lượng bài thơ, vè , đồng dao phù hợp với chủ đề để đưa vào dạy còn ít 
nên rất khó để chọn lựa bài phù hợp để đưa vào dạy cho trẻ nên kết quả đạt được 
trên trẻ ở mức trung bình và yếu còn khá cao, sự hứng thú của trẻ với hoạt động 
còn hạn chế.
 Bản thân chưa quan tâm đến nghệ thuật gây hứng thú, chưa bộc lộ cảm 
xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp dạy thơ, vè, đồng dao 
vào các hoạt động khác chưa linh hoạt, sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao.
 Những bài thơ do tôi sáng tác được thường chỉ viết ra giấy sau đó để đây 
ít khi đưa vào áp dụng dạy cho trẻ hay gửi tham gia vào các hội thi điều đó vô 
tình đã làm mất đi tính hiệu quả của các bài thơ cũng như không phát huy được 
sự sáng tạo của bản thân.
 Giáo viên Trường Mầm non Phú Cường đã sử dụng nhiều bài đồng dao 
trong khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng do không có 
nguồn tài liệu phong phú nên các bài giáo viên đã sử dụng chủ yếu được lấy từ 
một số tài liệu chuyên môn và từ kinh nghiệm của giáo viên. Vì số lượng bài ít 
nên sử dụng lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ.
 Hiện nay, Trường Mầm non Phú Cường đang thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non theo hướng đổi mới, lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, chương 
trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm. Có những bài đồng 
dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ 
điểm giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn 
trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng 
dao.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 2.1 Thuận lợi
 Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, lấy trẻ làm trung tâm thuận 
lợi cho việc giảng dạy.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để tôi 
phát huy được sự tâm huyết cũng như năng khiếu và sở trường của bản thân.
 Bản thân có năng khiếu sáng tác thơ, vè, đồng dao vào dạy trẻ.
 Trẻ trong lớp đa phần là trẻ ngoan, khả năng ngôn ngữ tốt. Tỉ lệ đi học 
chuyên cần đạt 95%.
 Được phụ huynh quan tâm giúp đỡ tận tình. 6
 4.1. Biện pháp 1: Lấy nguồn cảm hứng để sáng tác thơ, vè, đồng dao 
rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
 Là một giáo viên, song tôi rất muốn đem nội dung các bài học khám phá 
vào các vần thơ, vè, đồng dao để trẻ hứng thú hơn và nhớ được lâu hơn, dễ dàng 
hơn. Cũng bởi vậy, tôi đã tự sáng tác một số bài thơ, vè, đồng dao về dạy lễ giáo 
cho trẻ, về bản thân, trường lớp, để giới thiệu cho trẻ biết cũng như giáo dục trẻ 
những kỹ năng cơ bản.
 Cảm hứng lớn nhất để tôi có thể sáng tác các bài thơ, vè, đồng dao chính 
là những đứa trẻ của mình, hàng ngày khi tôi được tiếp xúc với các con tôi có 
phần hiểu được trẻ của mình đang có gì, cần gì và đang thiếu hụt điều gì. Mỗi 
khi nhìn các con học, vui chơi, hoạt động nô đùa là các hình ảnh thơ lại xuất 
hiện trong đầu tôi, mỗi lần như vậy tôi lại ngồi lại và chép vào giấy hoặc sổ tay, 
sau đố ngồi sắp xếp chúng thành từng đoạn, chỉnh sửa vần điệu, nhịp điệu cho 
bài thơ, chỉnh sửa cách gieo vần. Cuối cùng tôi mang áp dụng chúng cho từng 
chủ đề, đề tài cụ thể để đưa vào dạy cho trẻ.
 Tính đến nay số lượng thơ, vè, đồng dao mà tôi đã sáng tác được với số 
lượng khoảng 20 bài và tôi đã mạnh dạn đưa vào một số bài thơ, vè, đồng dao áp 
dụng vào dạy cho trẻ như sau:
 *VD: Đồng dao, vè rèn kỹ năng đến lớp
 ĐỒNG DAO ĐẾN LỚP
 Buổi sáng thức dậy,
 Rửa mặt, đánh răng.
 Ăn sáng thật nhanh,
 Lên xe đến lớp.
 Học tập thật tốt,
 Chơi thật kết đoàn,
 Xứng đáng bé ngoan,
 Mọi người đều mến. 8
 Chào hỏi lễ phép
 Mẹ ơi cô giáo dạy,
 Gặp người lớn khoanh tay,
 Chào hỏi thật lễ phép,
 Miệng tươi nở nụ cười,
 Ai cũng đều yêu mến.
 * Mục đích, ý nghĩa nội dung bài thơ: Chào hỏi lễ phép
 +Hình thức: Thể thơ 5 chữ, dễ đọc và dễ nhớ.
 + Nội dung: Bài thơ nói lên sự lễ phép của bạn nhỏ với người lớn : ông 
bà, bố mẹ, cô giáo.
 + Hiệu quả sử dụng: Trẻ thích thú, vui vẻ, hào hứng, trẻ cảm nhận được 
lời thơ, nhịp thơ, hình ảnh trực quan, phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, kích 
thích tưởng tượng.
 + Câu hỏi:
 Bài thơ có tên là gì ?
 Bài thơ nói về ai ?
 Cô giáo đã dạy bé điều gì?
 + Cách dạy:
 Với bài thơ này có thể dạy trẻ trên tiết học, mọi lúc mọi nơi. Dạy trẻ bằng 
cách đọc thơ cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận, dạy trẻ học thuộc thơ một cách diễn 
cảm.
 Hình thức dạy theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của 
mỗi giáo viên.
 + Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi khi gặp 
ở bất cứ đâu
 *VD:Thơ rèn kỹ năng ngồi học 10
 À ơi, ơi à.
 *Mục đích ý nghĩa của bài vè :Bé à, bé ơi
 + Hình thức: Bài vè 4 tiếng, dễ nhớ, dễ thuộc dạy trẻ cách chơi khi ra hoạt 
động ngoài trời
 + Hiệu quả sử dụng: Áp dụng dạy trẻ bằng cách thể hiện cách đọc chậm 
dãi, thong thả, nhấn vào hình ảnh miêu tả.
 + Câu hỏi:
 Bài thơ có tên là gì?
 Bài thơ nói về gì?
 Khi ra sân chơi cần chú ý điều gì
 + Cách dạy:
 Cung cấp hình ảnh trẻ xếp hàng chơi ngoài trời, các hoạt động ngoài trời 
của trẻ. Trò chuyện, gây hứng thú cho trẻ thông qua ngôn ngữ diễn cảm của cô.
 + Giáo dục: Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi.
 *VD Các bài thơ : Rèn kỹ năng giữ vệ sinh chung
Thơ : Bé trực nhật Thơ : Cất đồ chơi
Hôm nay bé trực nhật, Bé ơi nhớ nhé
Giúp cô giáo kê bàn, Khi chơi đồ chơi,
Hai dãy bàn ngay ngắn, Lắp ráp xong xuôi,
Khẩu trang treo gọn gàng, Nồi niêu xoong chảo,
Lớp học thật khang trang, Cất ngay vào thùng,
Cô trò cùng vui học. Sạch sẽ chơi chung
 Đồ dùng luôn mới.
Thơ: Bé nhớ
Bé ơi cùng nhau nhớ, 12
 + Cách dạy:
 Bài thơ này dạy trên tiết học. Cô giáo trò chuyện để khơi nguồn suy nghĩ 
của trẻ, sau đó mới tiến hành dạy trẻ.
 Bài thơ này cũng áp dụng thêm các hình thức dạy trẻ như ngoài tiết học, 
hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời...
 + Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung.
 *VD Các bài thơ: Rèn kỹ năng giờ ngủ
 VÈ GIỜ NGỦ THƠ: GIỜ NGỦ
 Ve vẻ vè ve, Giờ ngủ đến rồi
 Cái vè giờ ngủ. Xếp hàng làm đôi,
 Xếp hàng đầy đủ Bạn trai,bạn gái
 Ngăn ngắn thẳng hàng, Xem ai ngoan nào.
 Không ai vội vàng, Bạn trai một bên,
 Xô chiếu, xô chăn. Bạn gái một bên.
 Nằm ngủ ngay ngắn, Bé nhớ chớ quên
 Hai mắt nhắm nghiền, Hai bạn một gối.
 Ngủ thật là lâu, Tắt đèn thật tối,
 Đến đầu giờ chiều, Ngủ thật là ngoan,
 Bố mẹ đón sớm. Cô khen kết đoàn,
 Tuyên dương bé giỏi.
 * Mục đích, ý nghĩa nội dung bài vè, thơ: Vè giờ ngủ, thơ giờ ngủ
 + Nội dung: cung cấp cho trẻ cách ngủ trưa, cách xếp hàng, nằm ngủ...
 + Câu hỏi:
 Bài thơ nói về điều gì?
 Trước khi đi ngủ phải làm gì? 14
đọc đi đọc lại sẽ nhanh gây cảm giác nhàm chán cho trẻ, chính vì vậy tôi đã tìm 
cách viết lời mới cho các bài vè, đồng dao đó dựa trên lời cũ.
 *VD Bài : Chi chi chành chành
 Chi chi chành chành Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa Chim oanh học nói
 Con ngựa đứt cương Khỉ già múa rối
 Ba vương ngũ đế Chó sói đuổi bò
 Bắt dế đi tìm Rùa nhảy khỏi hồ
 Ù à ù ập Bắt cò ăn thịt
 Đóng sập cửa vào! Sáo nằm gốc mít
 (Lời cũ) Khóc mẹ hu hu!
 (Lời mới)
 VD Bài: Kéo cưa lừa xẻ 
 Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ
 Ông thợ nào khỏe Bé ngoan bé khỏe
 Thì ăn cơm vua Nhớ chăm học hành
 Ông thợ nào thua Học nhanh học giỏi
 Thì về bú tí mẹ. Sẽ giành điểm mười. 
 ( Lời cũ) ( Lời mới) 
 Hiệu quả: Sau khi áp dụng biện pháp này trẻ đến lớp ngoan hơn, biết chào 
hỏi lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo.Trong lớp học trẻ biết ngồi ngoan, tập 
trung chú ý nên cô, biết giữ gìn vệ sinh chung, chăm chỉ giúp đỡ người khác. 
Đặc biệt các bài đồng dao được làm mới giúp trẻ hào hứng học hơn, trẻ thường 
vừa đọc vừa áp dụng vào chơi các trò chơi dân gian một cách hứng thú ,tích cực.
 4.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các bài thơ sáng tác.
 Với các bài thơ, vè, đồng dao được sáng tác để rèn kỹ năng cho trẻ, giáo 
viên có thể áp dụng để bổ sung dạy trẻ trên lớp. Các bài thơ, vè, đồng dao góp 
phần làm phong phú hơn nội dung các bài học làm quen với tác phẩm văn học 
trong chương trình học của trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_sang_tac_va_ung_dung_tho_ve_dong_dao.docx