SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, giúp trẻ có khả năng bảo vệ phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống
Ngoài ra việc xây dựng kĩ năng sống không gì hơn là tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ tự thể hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi.
Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt, chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên hiệu quả đạt chưa cao. “ Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” ( Maria Montessori).
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên bản thân tôi suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”
doc 20 trang skmamnon 28/04/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
 MỤC LỤC 
 TT NỘI DUNG TRANG
 A/ Đặt vấn đề
 B/ Giải Quyết vấn đề
 I/ Cơ sở lý luận
 II/ Cơ sở thực tiễn
 III/ Thực Trạng
 1 Thuận lợi và khó khăn
 2 Thực trạng
 IV/ Biện pháp thực hiện
 1 Biện pháp 1 : Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giáo dục kĩ 
 năng sống cho giáo viên
 2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và các sự 
 kiện
 3 Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống cho trẻ qua các hoạt động
 4 Biện pháp 4: Dạy trẻ 1 số tình huống bất trắc
 5 Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập rèn kỹ năng 
 sống cho trẻ
 6 Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ 
 năng sống
 V/ Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 VI/ Bài học kinh nghiêm
 C/ Kết luận và kiến nghị
 I Kết luận
 II Kiến nghị
 D/ Tài liệu tham khảo
 1 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chúng ta đã biết, bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI là: Học 
để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Theo 
UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là:. Học để biết, gồm các 
kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận 
thức được hậu quả. Học để làm, gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các 
nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu. Học để cùng chung 
sống, gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc 
theo nhóm. Học để làm người,gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng 
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên định.
 Giáo dục “ kĩ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã 
hội hiện đại.Giáo dục cho trẻ những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm 
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực 
thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong 
cuộc sống.
 Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng 
giao tiếp, khả năng tự kiểm soát,thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng 
xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan 
trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ phù 
hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một 
trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018-2019.
 Kĩ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, 
kĩ năng vệ sinh, kĩ năng thích nghi với môi trường sống, kĩ năng hợp tác chia 
sẻ..
 Dạy kĩ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của 
người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kĩ năng đương đầu với những khó khăn 
trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết 
những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Ngày xưa trong giáo dục truyền thống trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ . 
Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị 
xã hội đồng loạt lên án, nên không ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì 
khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn 
bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh. Trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự 
 3 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
chơi, khu vườn rau cho trẻ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để trường phát triển 
được số lượng trẻ ở các độ tuổi tới lớp giúp nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm 
vụ năm học.
 100% học sinh ra lớp ăn bán trú, nhà trường đã tạo được niềm tin của phụ 
huynh.
 1.2/ Khó khăn
 - Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. 
Giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ học tập, thăm quan, khám phá ở mọi 
lúc, mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa có nhiều sáng tạo, còn 
mày mò, cứng nhắc. 
 - Học sinh đa số được nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến 
công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
 - Nhận thức của một số phụ huynh về công tác giáo dục kĩ năng sống cho 
trẻ còn hạn chế. Một số phụ huynh qua nôn nóng về việc dạy chữ, dạy tính toán 
cho trẻ mà quên mất việc dạy các kĩ năng cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng 
và khó bảo,không có nề nếp kỹ năng. 
 2. Thực trạng
 Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát nhằm đánh giá vốn kĩ năng sống hiện 
tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài, kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh về vốn kĩ năng sống (Số học sinh 28 trẻ)
 Đ CĐ
 Nội dung
 Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
Trẻ mạnh dạn tự tin 20 71 8 29
Kĩ năng tự bảo vệ bản 22
 78 6 22
thân
Kĩ năng giao tiếp với 
 24 85 4 15
người lớn
Kĩ năng lao động tự phục 
 25 89 3 11
vụ bản thân.
Kĩ năng hợp tác, chia sẻ, 
 23 82 5 18
giúp đỡ.
 Qua bảng khảo sát tôi thấy trẻ ở lớp tôi chưa mạnh dạn tự tin, hay nói 
trống không, chưa thật sự lễ phép với mọi người, còn nhút nhát chưa biết cách 
hợp tác chia sẻ, giúp đỡ mọi người, kĩ năng tự lập còn rất hiều hạn chế.
 5 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng nhẹ, 
không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cất bát, 
thìa đúng nơi quy định 
 2/ Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống vào các sự kiện.
 *Tháng 9: 
 - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 
tới giáo viên.
 - Hướng dẫn cho trẻ làm quen với một số kĩ năng sống đơn giản hàng 
ngày.
 - Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại lớp theo 
từng sự kiện sao cho phù hợp.
 - Giúp trẻ nhận thức bản thân. Dạy trẻ chào hỏi người lớn, cách xưng hô..
 * Tháng 10.
 - giáo viên tập cho trẻ một số thói quen tốt và các kĩ năng sống trong sinh 
hoạt hàng ngày.
 - Chú ý lồng ghép kĩ năng sống vào giờ hoạt động có chủ đích, mọi lúc, 
mọi nơi và các hoạt động khác.
 - Dạy trẻ lễ giáo. 
 * Tháng 11.
 - Tham dự các tiết kiến tập có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự 
phục vụ.
 - giáo viên rèn cho trẻ một số thói quen tốt và kĩ năng sống cơ bản trong 
sinh hoạt như: Biết lắng nghe, biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, biết phòng 
tránh một số nơi nguy hiểm.
 - Tập cho trẻ làm quen với các thao tác kĩ năng phòng chống các tai nạn 
thông thường hàng ngày trẻ hay gặp.
 * Tháng 12.
 - Trẻ được thực hiện hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về các kĩ 
năng sống hàng ngày.
 - Trẻ biết thực hiện thao tác chơi ở góc phân vai và thao tác chơi tương 
đối thành thạo.
 - Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề trong tháng 
về các kĩ năng tình cảm xã hội.
 - Giáo dục vệ sinh thân thể. Tập tính ngăn nắp, tính chính xác.
 * Tháng 1+2 
 - Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về các hoạt động giáo dục kĩ năng sống 
của trẻ.
 7 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
 * Sự kiện: nước- hiện tượng thời tiết.
 - Dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi nắng, rét, khi thời tiết thay đổi.
 - Dạy trẻ biết chia sẻ thông cảm với người khác khi bị tai nạn, thiên tai.
 - Dạy trẻ biết cách phòng chống bão lũ.
 - Dạy trẻ biết nguyên nhân gây ra lũ lụt: Con người chặt phá rừng làm cho 
nước chảy nhanh từ rừng về.
 - Ngoài việc giáo gục trẻ có kĩ năng tự bảo vệ bản thân thì còn giáo dục 
trẻ có kĩ năng biết tỏ thái độ với những việc nên làm và không nên làm để bảo 
vệ thiên nhiên, tạo môi trường sống an toàn cho mọi người.
 * Sự kiện: thực vật- động vật.
 - Rèn trẻ nhận biết con vật và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm 
giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, tiếng ồn, giảm nhiệt độ ngày hè. Con người 
cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi, cây trồng.
 - Dạy trẻ biết quan tâm đến động vật và biết phản đối những người săn 
bắn thú rừng và động vật nguy hiểm.
 * Sự kiện: quê hương- đất nươc- Bác Hồ.
 Dạy trẻ biết địa danh nơi trẻ sống. Biết các di tích lịch sử, danh lam thắng 
cảnh, ngành nghề truyền thống. Biết cảm thông chia sẻ. Có ý thức giữ gìn khi đi 
thăm quan các di tích, các danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
 3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống cho trẻ qua các hoạt động.
 Ở lứa tuổi mầm non có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 
đó là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xử lý tình 
huống, kĩ năng tự phục vụ..
 Muốn dạy trẻ biết được các kĩ năng sống cơ bản, trước hết người lớn phải 
gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn 
cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học tập và vui chơi.
Thông qua các giờ hoạt động chung: Cô rèn trẻ ý thức lấy và cất đồ dùng đúng 
nơi quy định. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà rèn trẻ những kĩ năng riêng.
 *Trong giờ tạo hình: Cô giáo phải luôn động viên, khuyến khích trẻ nói 
lên ý tưởng của mình, tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ, gợi ý cho trẻ được nói 
chuyện với các thành viên trong lớp. Rèn trẻ kĩ năng mạnh dạn, kĩ năng hợp tác 
khi làm bài nhóm, kĩ năng sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, kĩ năng giữ vệ sinh cá 
nhân. Với tiết học cắt dán: Giáo viên rèn trẻ “kĩ năng sử dụng kéo” để cắt theo 
yêu cầu của cô hoặc theo ý thích của trẻ. Sau khi học xong giáo viên rèn trẻ kĩ 
năng 
 9 Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
hoặc nhắc người lớn tắt điện, tắt quạt khi không sử dụng, không để vòi nước 
chảy lien tục khi đánh răng, rửa mặt. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các 
nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ (Hình ảnh 5: trẻ 
thăm quan vườn rau, dọn dẹp đồ chơi)
 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ một số tình huống bất trắc.
 Để biết được các nguy hiểm xung quanh mình như những nguy hiểm từ 
lửa, điện, nước, người lạcác con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng 
trong gia đình, trong lớp, đâu là đồ vật an toàn, đâu là vật không an toàn từ đó 
trẻ biết ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.Thấy được tầm quan trọng 
như vậy tôi đã dạy trẻ một số kỹ năng xử lý một số tình huống bất trắc xảy đến 
với trẻ.
 * Kĩ năng an toàn khi tự chơi.
 Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh. 
Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ 
vật ở lớp, trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu 
thang, những vật nhỏ. Cô sẽ cho trẻ xem một số hình ảnh về trẻ bị điện giật, bị 
bỏng, bị ngã., hỏi trẻ “ Bạn nhỏ bị làm sao? Vì sao bị như vậy? Để không bị 
bỏng thì phải làm như thế nào?” Cô hướng dẫn trẻ cách đi cầu thang, cách xử trí 
khi bị bỏng nước, không lại gần ổ điện, không tự tiện bật bếp ga
 * Dạy trẻ “ thoát thân” trước tình huống bất ngờ.
 Tôi tổ chức 1 tiết kiến tập dạy trẻ kĩ năng thoát thân trong tình huống bất 
ngờ. Khi giáo viên đang dạy thì bất ngờ có 1 tiếng nổ lớn ( một cô giáo cho phát 
ra tiếng nổ từ những quả bóng bay) kèm theo điện tắt. Khi tình huống đó xảy ra 
tôi thấy nhiều trẻ chưa biết cách thoát thân trong tình huống bất ngờ. Cảnh 
tượng của lớp học trở nên náo loạn. Cháu thì chạy thục mạng, chen lấn để lao ra 
cửa chính, cháu thì xô đẩy bạn ngã đến ôm cô, có cháu thì đứng im khóc. Trẻ 
theo phản xạ, thấy ánh sáng từ cửa chính là chúng lao ra. Khi được hỏi về cảm 
giác của mình lúc nghe tiếng nổ, bị mất điện, trẻ cho biết là chúng hoảng sợ, sợ 
chết, sợ bị thương, sợ bị ở lại một mình. Hiểu được cảm xúc 
 5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập rèn kĩ năng sống cho trẻ.
 Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện đạt 
chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi trường 
nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
 Trước cửa lớp học có bảng tuyên truyền đến các bậc cha mẹ với tiêu đề.
“Những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như danh sách 
theo dõi cân đo theo định kì của trẻ, kết quả khám sức khỏe, các nội dung tuyên 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ki_nang.doc