SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Ý thức rõ vai trò của giáo dục Âm nhạc cho nên hoạt động “ Giáo dục Âm nhạc ” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non và hơn nữa, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục Âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục Âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát, múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi Âm nhạc. Bên cạnh đó giáo dục Âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong ( Làm quen văn học, Làm quen chữ viết, Hoạt động tạo hình, Làm quen với toán, Thể dục buổi sáng….nhờ đó mà cuộc sống trẻ trở nên vui vẻ hồn nhiên.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú Âm nhạc của trẻ ngày càng tốt hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ ( 4– 5 tuổi ) trong trường mầm non ”
doc 12 trang skmamnon 01/06/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn 
gây sự chú ý cho trẻ.
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
 Ý thức rõ vai trò của giáo dục Âm nhạc cho nên hoạt động “ Giáo dục Âm 
nhạc ” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non và 
hơn nữa, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp trong những năm qua, bản 
thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục Âm nhạc. Nhưng đối với 
đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục Âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô 
dạy trẻ hát, múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn 
đi cùng với đồ dùng, đồ chơi Âm nhạc. Bên cạnh đó giáo dục Âm nhạc luôn được 
thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn 
như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong ( Làm quen văn học, Làm quen chữ 
viết, Hoạt động tạo hình, Làm quen với toán, Thể dục buổi sáng.nhờ đó mà 
cuộc sống trẻ trở nên vui vẻ hồn nhiên.
 Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú Âm nhạc của trẻ ngày 
càng tốt hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài: “ Một số 
kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ ( 4– 5 tuổi ) trong 
trường mầm non ”
III. Đối tượng của phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu:Áp dụng cho mọi lứa tuổi
- Giáo viên :Trong quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô 
hát,trẻ tự ca hát, nhảy múa ,chơi trò chơi âm nhạc..sẽ tạo thành cho trẻ những 
yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện,
 2/18 nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân 
tôi đã đề cập với vấn đề: 
“ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ (4 – 5 
tuổi) trong trường mầm non ”
 II. Cơ sở thực tiễn:
 Trong chương trình giáo dục mầm non môn giáo dục Âm nhạc là một môn hết 
 sức gần gũi với trẻ, được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm 
 thụ nghệ thuật, nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động ở 
 trường.
 - Trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, phát triển đồng đều, có khả năng quan sát và ghi 
 nhớ, vốn từ phong phú, đặc biệt là phát triển thẩm mỹ.
 - Lớp học được trang bị đầy đủ các đồ dùng dụng cụ Âm nhạc. Trẻ được tham gia 
 các hội thi văn nghệ của lớp, trường, phường, trẻ tham gia mạnh dạn, biểu diễn tự 
 tin.
- Phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức tốt đối với việc học tập và vui chơi của trẻ tại 
lớp. Sẵn sàng giúp đỡ và động viên các cháu đi học đều để tiện tham gia những 
hoạt động, phong trào văn nghệ tập thể.
 * Thuận lợi:
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, yêu nghề và mến trẻ, có phẩm chất đạo đức 
tốt, có năng khiếu Âm nhạc.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo trang bị cơ sở vật 
chất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy học, có phòng Âm nhạc dành riêng cho 
trẻ.
- Giáo viên trong trường được tham gia học tập các chuyên đề do Phòng giáo dục 
và Nhà trường tổ chức.
- Trẻ có năng khiếu, thích hát và tự tin mạnh dạn khi múa hát.
Tôi thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi, tổ chức các lớp tập 
huấn.để phục vụ giáo dục Âm nhạc có tác dụng tích cực đối với chúng ta.
 * Khó khăn:
 4/18 điểm chủ đề, từ đây trẻ có thể phát huy hết tài năng âm nhạc của trẻ, cùng nhau 
hát biểu diễn các tiết mục mà trẻ thích.
- Giáo viên luôn tận dụng diện tích phòng học và phòng Âm nhạc, luôn chú ý bố 
trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ.
- Sử dụng những nguyên vật liệu từ đồ dùng tự tạo để thu hút trẻ như: Hộp sữa 
làm trống, lon bia làm lúc lắc, các loại giấy màu, xốp, rơm, bìa để làm trang phục 
lạ mắt..
 4. Cho trẻ hoạt động Âm nhạc thông qua tiết học:
 * Tiết học Âm nhạc trên họat động Âm nhạc:
 Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó 
luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát. Từ đó 
tôi luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ.
 Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội 
dung ngắn gọn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với 
chủ điểm. Đối với trẻ được làm quen với Âm nhạc thông qua các trò chơi là biện 
pháp hữu hiệu, trò chơi là phương tiện mang đến cho trẻ các yếu tố nghệ thuật 
sinh động, thu hút và hấp dẫn trẻ nhất.Trò chơi có vai trò quan trọng giúp trẻ 
luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, phát triển năng khiếu âm nhạc. 
* Hoạt động Âm nhạc tích hợp với các môn học khác:
 Theo phương pháp đổi mới dạy tích hợp, bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép 
với tất cả với các bộ môn khác và còn giúp môn học trở nên sinh động hơn.
 - Ví dụ: Hoạt động Tạo hình:
 Âm nhạc trong giờ học tạo hình khiến trẻ hứng thú hơn với tiết học, trẻ hăng 
say học và còn giúp trẻ hứng thú cảm thụ Âm nhạc và sáng tạo hết khả năng của 
mình trong bài như .Ổn định trẻ mở bài hát: Cả nhà thương nhau và hướng trẻ vào 
nội dung bài học. Khi trẻ ngồi thực hiện tôi mở đĩa các bài hát , giúp trẻ hứng thú 
hơn với tiết học.
- Ví dụ: Hoạt động Văn học
 Để thu hút trẻ và phát triển thẩm mỹ cho trẻ ở các bài thơ câu truyện giáo 
viên nên đưa nền nhạc vào bài, trẻ hứng thú trong giờ học và đạt kết quả tốt hơn.
 6/18 Ví dụ: bài hát: Đường em đi,Đèn xanh đèn đỏ... 
 Tổ chức các ngày lễ hội trong năm:
 Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tổ chức hoạt động Âm nhạc:
Theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp 
trẻ hứng thú với bộ môn Âm nhạc cho trẻ.
 Ví dụ: Ngày hội đến trường của bé, Vui tết trung thu, Kỉ niệm 20/11, Noel, Tết 
dương lịch, Tết âm lịch, Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Liên hoan các trò chơi dân gian 
và hát dân ca, Lễ tổng kết năm học. 
 6. Kết hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ:
 Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, Cha 
mẹ cùng trẻ thể hiện bài hát với con khi ở nhà.Từ đó làm phong phú thêm vốn 
hiểu biết với âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc yêu thích. 
 Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những 
bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm 
giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện Âm nhạc của lớp.
 Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để 
phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.Vận động phụ 
huynh hỗ trợ nguyên vật liệu thiên nhiên để làm dụng cụ Âm nhạc. 
IV. Kết quả thực hiện:
 Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của 
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của đồng nghiệp qua các buổi dự giờ, lớp học 
của tôi đã thu được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
 - Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện trên tiết học Âm nhạc.
 - Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
 - Tạo được hứng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát.
 - Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt.
* Đối với trẻ:
 - Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
 - Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
 8/18 năng cần đạt trong độ tuổi trẻ, tạo cho trẻ niềm vui, sự hứng thú khi tham gia các 
hoạt động cũng như tạo sự gần gũi, yêu thương giữa cô và trẻ.
II. Bài học kinh nghiệm:
- Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh 
nghiệm khi tiến hành rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ.
- Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu Âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp 
rèn luyện cho phù hợp.
- Luôn chú ý đến nhịp điệu khi trẻ tham gia vào hoạt động ca hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách.
- Sưu tầm và sáng tạo nhiều ca khúc để dạy trẻ.
- Xây dựng thư viện Âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, 
phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm Âm nhạc khi được thưởng thức để 
nâng cao kiến thức Âm nhạc cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể các tác phẩm Âm nhạc
- Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ khuyến khích phụ huynh sưu 
tầm các tác phẩm Âm nhạc để làm màu thêm thư viện Âm nhạc cho lớp.
- Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng “ Một số kinh 
nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ( 4 – 5 tuổi ) trong 
trường mầm non ” Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo 
và các bạn đồng nghiệp.
III. Khuyến nghị:
 1. Đối với phòng giáo dục:
 - Đề nghị mở các lớp bồi dường kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ 
 giáo viên tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận 
 động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa
 - Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi 
 hình.để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
 2. Đối với nhà trường:
 10/18 MỤC LỤC
 Trang
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài 2
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.. 3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......3
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận... .........4
II. Cơ sở thực tiễn...........................................................5
1. Thuận lợi5
2. Khó khăn..6
III. Một số biện pháp cụ thể. .6
1. Khảo sát trẻ đầu năm.6
2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Âm nhạc.6
3. Xây dựng góc hoạt động Âm nhạc7
4. Cho trẻ hoạt động Âm nhạc thông qua tiết học7
5. Cho trẻ hoạt động Âm nhạc thông qua các hoạt động khác........................9
6. Kết hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ13
IV. Kết quả thực hiện.14
 C. KẾT LUẬN
I. Kết luận15
I. Những kinh nghiệm rút ra...............................16
II.Một số đề xuất- Kiến nghị...17
IV. Kết luận.18
 12/18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac.doc