SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sữa

STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật…
STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy học theo phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người.
docx 20 trang skmamnon 19/01/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sữa

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM trong các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sữa
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 2
cứu tổng kết kinh nghiệm
1.1 Cơ sở lý luận 2
1.2. Cơ sở thực tiễn 3
2. Thực trạng vấn đề 4
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 4
3. Các biện pháp tiến hành 4
3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu phương pháp STEAM 4
3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu các dự án phù hợp. 5
3.3. Biện pháp 3: Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động học 7
3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động 
 8
khác
3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh 8
4. Hiệu quả của SKKN 9
III – KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 9
1. Ý nghĩa của SKKN 9
2. Bài học kinh nghiệm 10
3. Ý kiến đề xuất 10
PHỤ LỤC
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm.
1.1 Cơ sở lý luận:
 STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ 
trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang 
lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp 
các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích 
sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở 
thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình 
STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành 
trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, 
Nhật
 STEAM viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), 
Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học 
được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của 
năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm 
nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực 
tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể 
thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy học theo phương pháp 
STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc 
sống con người:
 Khoa học (Science): Phương pháp này xây dựng khả năng liên kết những 
định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc 
giáo dục khoa học – công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong 
thực tiễn cuộc sống.
 Công nghệ (Technology): Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận 
thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu 
đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi 
của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là 
công nghệ.
 Kỹ thuật (Engineering): Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn 
đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ 
thể.
 2/10 - Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất, thiết bị 
dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng 
viên như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể, 
loa đài...
- Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết 
về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Bản thân tôi được tham gia tập huấn về “ tiếp cận học qua chơi và ứng dụng 
STEAM trong giáo dục mầm non” do Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức . 
Sau khi tham gia lớp tập huấn chúng tôi đã áp dụng phương pháp STEAM vào 
quá trình soạn bài và lên lớp.
2.2 Khó khăn
- Sĩ số học sinh trong lớp khá đông, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích 
cực cũng phần nào bị hạn chế.
- Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học để 
đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp STEAM hiện nay của trường cũng 
chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
- Tài liệu tham khảo phương pháp STEAM chưa nhiều, chủ yếu giáo viên vẫn tự 
nghiên cứu, tìm tòi trên mạng.
- Phụ huynh không thực sự hiểu rõ về STEAM và cách học của chính những đứa 
trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Tìm hiểu về phương pháp STEAM
 Vào đầu năm học tôi được nhà trường cử đi tham gia lớp học “ Dạy học 
theo phương pháp Steam” do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Thông qua lớp học 
tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụng phương pháp Steam là cực kỳ cần thiết cho 
giáo dục mầm non. Sau khóa học tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những ưu 
việt cùa phương pháp này trong giáo dục mầm non. Ngoài việc tham gia tập 
huấn tôi còn được chuyên gia cung cấp các tài liệu về các kênh thông tin để tôi 
tiếp cận gần hơn nữa phương pháp STEAM. Từ đó tôi thông qua các kênh 
thông tin, báo mạng và các tài liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp 
giáo dục này. (Hình ảnh 1)
 Một kênh thông tin hữu ích giúp tôi có thể hiểu rõ về phương pháp này là 
nhóm zalo có cả chuyên gia giáo dục Singapo và các học viên của lớp tôi. Nhóm 
thường xuyên có những trao đổi về những hoạt động ứng dụng phương pháp 
Steam trong giảng dạy ở những cơ sở mầm non, những quốc gia khác nhau để 
tôi có thể ứng dựng và rút ra những bài học thực tế.
 4/10 khách, bạn bè tới tham dự buổi tổng kết để chứng kiến và xem mình thể hiện sự 
hiểu biết thông qua những vấn đề trong dự án vừa học.
 BẢNG DỰ KIẾN CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 
 STT Tháng Dự án Thời gian thực hiện
 1 9 Tết trung thu 2 tuần
 2 10 Mẹ và bé 4 tuần
 3 11 Ước mơ của bé 4 tuần
 4 12 Noel vui vẻ 2 tuần
 5 01 Hạt ngũ cốc 4 tuần
 6 02 Đèn lồng lễ hội 3 tuần
 7 03 Chong chóng quay 4 tuần
 Ô tô phản lực
 8 4 Đài phun nước 4 tuần
 9 5 Hà Nội trong mắt 3 tuần
 em
 Tôi đã tìm hiểu những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong các tháng một 
cách hiệu quả nhất, mỗi tháng lồng ghép dự án phù hợp. Các dự án này được 
lồng ghép vào tất cả các hoạt động xoay quanh tháng đó. Với kế hoạch xây dựng 
ngay từ đầu giáo viên chúng tôi đề ra những hoạt động cụ thể để dự án đó đạt 
được kết quả tối ưu nhất.
3.3. Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động học 
 Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép 
trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó. Trong từng hoạt động 
cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương pháp Steam để đạt được hiệu quả cao 
nhất. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ 
là hoàn toàn khác nhau. Qua các tháng của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn 
luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng 
mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của 
 6/10 là một hình thức tự học, tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền kiến thức với 
đời sống thực tiễn, mở rộng kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho 
trẻ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kiểm tra chất lượng dạy 
học trong giờ chính khóa. Điều này như một sợi dây vô hình gắn kết tham quan 
dã ngoại với phương pháp STEAM. Chính những tác dụng to lớn mà tham quan, 
dã ngoại mang lại năm học 2018 - 2019 nhà trường tổ chức cho trẻ được đi 
VinKer và được tham gia vào các hoạt động có liên quan đến STEAM như làm 
lính cứu hỏa, nhảy, làm bánh, làm thợ trang điểm...(Hình ảnh 5)
3.5 . Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
 Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào thì vai 
trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này tôi đã cố gắng 
tạo sự kết nối giữa nhà trường thông qua một số hình thức. Thông qua những 
buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền tới phụ huynh phương pháp STEAM thông 
qua những hoạt động cụ thể tôi đã thực hiện tại lớp mình. Từ đó phụ huynh mới 
thấy được hiệu quả thực của phương pháp và cùng phối hợp với cô giáo trong 
các tiếp cận và thực hiện phối hợp tốt cùng cô giáo. 
 Ngoài những buổi họp phụ huynh thì thông qua việc trao đổi trực tiếp với 
phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ cũng mang lại hiệu quả. Những trao đổi ngắn, 
gọn, cụ thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dụng học của các 
con trong ngày để từ đó củng cố cũng như mở rộng kiến thức cho các con ở nhà 
giúp cho việc tìm hiểu sự vật, hiện tượng trong các dự án được sâu sắc hơn.
 Bảng thông tin tuyên truyên ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn 
kết gữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập 
nhật thường xuyên và liên tục giúp phụ huynh có các nhìn tổng quan về lớp học. 
Từ đó tăng thêm hiệu quả trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
 Một kênh thông tin hữu hiệu mà ba giáo viên lớp tôi thực hiện trong hai 
năm qua là hệ thông zalo nhóm lớp. Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ với các 
bậc phụ huynh về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trong 
quá trình dạy trẻ của cả giáo viên và phụ huynh. 
 Mỗi dự án khi chúng tôi tổ chức cho trẻ lớp tôi luôn mời phụ huynh đến 
trải nghiệm với bé về Ngày hội Steam được tổ chức tại lớp như ngày Tết Noel 
với hoạt động làm cây thông, ông già noel hay dự án chong chóng quay...
4. Hiệu quả của SKKN:
 - Tôi đã áp dụng SKKN ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp Mẫu giáo nhỡ B2
 8/10 - Cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương 
pháp mới để tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 - Xây dựng các dự án phù hợp với nội dung học, đặc điểm tâm sinh lý và 
sự phát triển của trẻ.
 - Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt 
động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
 - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo điều 
kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lồng ghép Steam mọi lúc mọi nơi.
 3. Ý kiến đề xuất
* Đối với Nhà trường: 
 - Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho 
giáo viên.
* Đối với Phòng giáo dục:
 - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đại trà các giáo viên trong 
trường và có những lớp học chuyên sâu về phương pháp STEAM
 10/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_phuong_phap_steam_trong_ca.docx