SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả

Trên thực tế khám phá khoa học cho trẻ mầm non nằm trong lĩnh vực phát triển nhận thức. Ở trường mầm non có một số giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm tìm hiểu về môi trường xung quanh và hiệu quả đạt được rất cao. Đó là trẻ đã đã có những kiến thức, những hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, cấu tao, đặc điểm, ích lợi… của sự vật hiện tượng, qua các hoạt động đã hình thành cho trẻ một số kỹ năng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng là một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ và đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, là một giáo viên mầm non đã lâu năm, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ . Nhận thức được tầm quan trọng nên tôi đã chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả” nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới của ngành giáo dục đề ra.
doc 21 trang skmamnon 16/04/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả
 Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả 
 “Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học 
hiệu quả”
2. Lý do chon đề tài:
 2.1 Cơ sở lý luận:
 Giáo dục mầm non là bậc học giáo dục hết sức quan trọng, một mắc xích
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn
diện nhân cách trẻ .Trường mầm non chính là tổ âm thứ hai của trẻ nơi hình 
thành nhân cách ban đầu cho trẻ mầm non.
 Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học 
là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngôn 
ngữ, đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ, thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để 
giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu 
và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy.
 Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện 
nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa 
học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động 
này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu 
thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học mà trẻ thu 
lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho 
trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, 
tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học một cách sáng 
tạo.
 2.2. Cơ sở thực tiễn:
 Trên thực tế khám phá khoa học cho trẻ mầm non nằm trong lĩnh vực 
phát triển nhận thức. Ở trường mầm non có một số giáo viên đã biết cách tổ 
chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm tìm hiểu về môi trường xung 
quanh và hiệu quả đạt được rất cao. Đó là trẻ đã đã có những kiến thức, những 
hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, cấu tao, đặc 
điểm, ích lợi của sự vật hiện tượng, qua các hoạt động đã hình thành cho trẻ 
một số kỹ năng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn 
còn hiện tượng là một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, 
chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy 
trẻ và đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào 
các hoạt động của trẻ dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Đứng trước vấn đề 
trên, là một giáo viên mầm non đã lâu năm, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ 
diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự 
phát triển toàn diện của trẻ . Nhận thức được tầm quan trọng nên tôi đã chọn đề 
 1/15 Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả 
Ngoài ra có có thể thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại 
khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà 
mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho các 
cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng – sai và cuối cùng cháu 
tìm ra kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Cho nên ở đơn vị tôi việc 
tổ chức tiết học khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường, lớp tạo cơ hội 
cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kỹ năng một cách chủ động hơn. Nhìn ra được vấn 
đề nên tôi và các đồng nghiệp đã sáng tạo ra một số thí nghiệm trò chơi thực 
hiện nghiệm bổ sung vào hoạt động khám phá khoa học để giúp trẻ phát huy hết 
khả năng của mình. Chính vì vậy tôi đã tiến hành thử nghiệm “Một số thí nghiệm 
giúp trẻ 4 - 5 tuổi khám phá khoa học”. 
2. Thực trạng điều tra ban đầu:
 a. Thuận lợi: 
 Lớp tôi ở tại khu trung tâm A là lớp có cơ sở vật chất đầy đủ theo Thông 
tư số 02/2010/TT/BGDĐT 
 Trường có khuôn viên rộng, trồng nhiều cây xanh thoáng mát, có vườn 
hoa, vườn rau tạo môi trường học rất tốt cho trẻ khám phá và trải nghiệm.
 Nhà trường thường xuyên chỉ đạo tổ chức kiến tập trường, kiến tập khối 
các tiết về chuyên đề khám phá khoa học cho trẻ, cho giáo viên để cùng nhau 
sáng tạo trong các tiết dạy của mình
 Đồ dùng phục vụ cho việc học và chơi các trò chơi trong tiết dạy luôn 
phong phú về hình ảnh, mầu sắc hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật ...)
 Luôn tham gia đầy đủ các buổi kiến tập do Phòng giáo dục, trường mình 
tổ chức các chuyên đề khám phá. Đồng thời luôn chủ động có kế hoạch sắp xếp 
bài dạy theo từng tháng và sự kiện phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ trong 
lớp
 Bản thân tôi tích cực học hỏi nâng cao phương pháp chuyên môn, tìm tòi 
sáng tạo hình thức để áp dụng kiến thức vào dạy trẻ.
 Trẻ ham học hỏi và bước đầu có những lập luận và suy nghĩ riêng, không 
hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn
b. Khó khăn: 
 Trang thiết bị phục vụ việc thực hiện các thí nghiệm chưa được nhiều.
 Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều: một số trẻ quá hiếu động chưa 
tập trung chú ý vào bài dạy của cô giáo, còn hay trêu bạn trong các hoạt động.
 Một số phụ huynh chưa chú ý quan tâm đến con cái, ít có điều kiện cho trẻ 
được tiếp xúc với một số sự vật, hiện tượng nên kinh nghiệm về thế giới xung 
quanh trẻ còn hạn chế. 
 3/15 Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả 
các trò chơi thực nghiệm thiết thực nhất, hiệu quả nhất đối với trẻ. Các trò chơi 
thực nghiệm mà cô xây dựng, biên soạn cần cung cấp cho trẻ những kiến thức 
khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời 
nó cũng kích thích tính ham hiểu biết và tìm tòi của trẻ. Từ sự hứng thú của trẻ, 
kết hợp với các hiện tượng xảy ra trong các trò chơi thử nghiệm, trẻ cảm nhận 
về vẻ đẹp về thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ nảy sinh tình yêu thiên nhiên, có 
hành động tốt để bảo vệ vật nuôi, cây trồng.
 Dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và 
kết quả khảo sát đầu đầu năm. Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về 
khám phá khoa . Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi đã có thể nắm được chính 
xác, đầy đủ các nội dung, yêu cầu, cách tiến hành các trò chơi thực nghiệm giúp 
trẻ 4 – 5 tuổi khám phá khoa học. Và tôi đã thực hiện theo bảng kế hoạch xây 
dựng các trò chơi thực nghiệm theo chủ đề như sau:
 BẢNG KẾ HOẠCH THIẾT KẾ , SƯU TẦM CHO TRẺ CHƠI THỰC 
 NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ, SỰ KIỆN
 TT Chủ đề ND thực hiện Các trò chơi thử nghiệm
 - Sờ, ngửi, nếm và đoán tên đồ 
 - Khám phá về một số 
 Bản thân vật
 1 giác quan của cơ thể 
 (3 thử nghiệm) - Truyền tin
 con người.
 - Bé khám phá bản thân
 - Cái nào nóng hơn
 - Tổ chức hoạt động 
 Gia đình - Vật chìm – vật nổi
 2 khám phá về đồ vật, 
 (4 thử nghiệm) - Cái nào nặng hơn
 chất liệu.
 - Tại sao các đồ vật lại nóng lên
 Nghề nghiệp - Khám phá về nguyên - Hỗn hợp cát, vôi, xi măng
 3 (2 thử nghiệm) vật liệu các nghề - Đất như thế nào
 - Tổ chức khám phá 
 Động vật - Sự chuyển động của cá
 4 khoa học về động vật, 
 (2 thử nghiệm) - Dấu chân con vật cưng
 về sự chuyển động
 - Hoa nở như thế nào?
 - Chọn lá
 - Mầm và rễ
 - Cây cần gì để lớn lên và phát 
 Thực vật - Khám phá khoa học 
 5 triển.
 (8 thử nghiệm) về thực vật.
 - Vui cùng trái cây
 - Hoa đổi màu
 - Quan sát chồi non
 - Sờ, Ngửi đoán tên quả
 5/15 Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả 
 Ví dụ: Từ một trai nhựa trẻ có thể thả vào chậu nước xem chai nhựa chìm 
hay nổi.
 Trẻ thả vào mỗi chai nhữa một vật khác nhau như viên sỏi, gạo, lá khô 
trẻ sẽ phát hiện được âm thanh phát ra từ những trai nhữa đó.
 4.3. Biện pháp 3: Địa điểm cho cô và trẻ làm thí nghiệm.
 4.3.1. Các thí nghiệm với cây và hạt.
 4.3.1.1. Cây xanh cần gì để sống?
 a. Mục đích:
 - Cho trẻ thấy được quá trình phát triển của cây và trẻ biết được cây cần 
nước, không khí và ánh sáng để sống.
 - Giúp trẻ biết được các bộ phận chính của cây.
 - Trẻ hiểu được cây xanh cần được chăm sóc và bảo vệ, có ý thức chăm 
sóc cây.
 b. Chuẩn bị: 3 chậu cây , 1 túi nilon, bình tưới nước
 c. Cách tiến hành:
 - Đặt 3 chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, một cây buộc túi nilon.
 - Hàng ngày cho trẻ tưới nước vào 1 chậu cây không buộc túi nilon và 
chậu cây có buộc túi nilon, chậu còn lại không tưới nước và ghi nhật ký bằng 
hình ảnh. Sau vài ngày cô cho trẻ quan sát và nhận xét biểu hiện của cây: chậu 
cây không buộc túi nilon và được tưới nước xanh tốt nhất, chậu cây buộc túi 
nilon nhanh chóng héo rũ mặc dù được tưới nước còn chậu cây không tưới nước 
héo sau vài ngày.
 d. Giải thích và kết luận:
 - Cho mỗi nhóm thực hiện một thực nghiệm, trẻ tự ghi nhật ký, tự giải 
thích và nhận xét kết quả của nhau sau đó cô khẳng định lại: Cây cần có nước, 
không khí và ánh sáng để phát triển. Thiếu một yếu tố nào trong ba yếu tố đó 
cây đều không phát triển được. 
 (Phụ lục 3 – Hình ảnh 1 )
 4.3.1.2 Gieo hạt
 a. Mục đích:
 Cho trẻ thấy cây cần thức ăn và nước để mọc thành cây non.
 b. Chuẩn bị: Một vài hạt đậu tương, đậu xanh, 2 cái khay nhỏ, Một ít bông 
thấm nước. 
 (Phụ lục 3 – Hình ảnh 2)
 c. Cách tiến hành:
 - Ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lấy ra. Đặt hạt vào 
những miếng bông thấm nước để trong khay, mỗi miếng bông để vào một khay.
 7/15 Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học hiệu quả 
 (Phụ lục 3 – Hình ảnh 4)
 4.3.1.5 Thí nghiệm sự đổi màu của cánh hoa
 a. Mục đích:
 Trẻ biết bông hoa hút nước qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả 
năng biến đổi thành màu của nước mà nó hút vào.
 b. Chuẩn bị: 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, một lọ màu vẽ, 2 bông hoa 
cúc trắng, 4 chiếc kính lúp
 c. Tiến hành:
 - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, đoán thử xem cô sẽ làm gì với 
những dụng cụ này.
 - Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó, pha màu vẽ vào lọ thứ 2, cắt bớt đầu 
cọng 2 bông hoa chừng 5 cm, dùng kính lúp cho trẻ quan sát mặt cắt của cuống 
hoa và nhận xét
 - Đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước.
 - Cho trẻ quan sát qua nhiều giờ và nêu nhận xét
 * Mở rộng: Có thể chẻ đôi cuống hoa ra và ngâm mỗi nửa cuống vào một 
lọ nước màu khác nhau.
 d. Giải thích và kết luận:
 Trong cuống hoa có những ống hẹp nhỏ li ti, chính những ống này đã hút 
nước lên cánh hoa khiến cho cánh hoa bị đổi màu.
4.3.2. Thí nghiệm nước với vật chìm vật nổi.
4.3.2.1 Thí nghiệm muối, đường tan trong nước
 a. Mục đích:
 Cho trẻ biết nước là chất không mầu, không mùi, không vị. Nước chỉ bị 
thay đổi mùi vị khi ta pha vào nước những chất khác như: đường, muối, sữa,
 b. Chuẩn bị: 4 cốc thủy tinh và 3 thìa,một chút đường, muối, một quả 
cam.
 c. Cách tiến hành:
 - Cô rót nước đun sôi dể nguội vào bốn cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. 
Cho trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế 
nào? Và đoán xem nước có thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nước 
cam vào các cốc nước.
 - Cô pha đường, muối, cam lần lượt vào các cốc từ 1 đến 3. Sau đó cho trẻ 
nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánh với cốc 4 và cô giải 
thích sự thay đổi đó.
 d . Giải thích và kết luận:
 9/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_kham_pha.doc