SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo nhỡ
Như chúng ta đã biết việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là việc làm rất cần thiết nhằm hình thành cho trẻ một đức tính tốt. Đó chính là nền tảng để hình thành nên nhân cách của trẻ. Qua việc giáo dục lễ giáo hằng ngày giúp trẻ biết yêu quý, giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, xa lánh những cái xấu xa trong xã hội…Thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường góp phần giáo dục cho trẻ những hành vi văn minh trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đào tạo những thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước thành những con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ tầm quan trọng đó thì việc giáo dục lễ giáo là việc làm cần thiết và có ý nghĩa để hình thành nhân cách trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh tạo môi trường lớp học thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị và nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng giúp trẻ hứng thú khi đến trường, điều đó giúp cho tôi gần gũi, tiếp cận với trẻ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục lễ giáo cho trẻ nói riêng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo nhỡ

Vì môi trường lớp học đối với các cháu là hoàn toàn mới lạ và cũng do đây là lần đầu tiên bé đến trường. Việc hướng dẫn các cháu đi vào nề nếp ban đầu quả không hề dễ dàng, bởi các cháu còn khóc nhè, chưa biết nhường nhịn bạn nên hay giành đồ chơi với bạn, thích cô ngồi bên cạnh mình, chưa biết đi nhà vệ sinh, ăn uống chưa gọn gàng, cách giao tiếp còn rất hạn chế. Hơn nữa, đa số học sinh ở đây chủ yếu là con của tầng lớp nông dân cuộc sống còn nhiều khó khăn, chật vật nên các cháu chưa được quan tâm chu đáo lắm. Bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức cho trẻ, việc hình thành nhân cách cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, chuyên đề.lễ giáo" hàng năm đối với trẻ Mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi cô giáo phải mẫu mực và phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi mọi lúc trong tất cả các hoạt động. Giáo dục.lễ giáo” đối với trẻ Mầm non quả không dễ chút nào và được coi là nhiệm vụ rất quan trọng. Nguyên tắc của thành công trong giáo dục.lễ giáo” cho trẻ Mầm non là: Suy nghĩ phải tích cực, cảm nhận cần say mê, hành động nên kiên trì làm được như vậy thì thành công sẽ đến. Để tổ chức tốt giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non đề tài được áp dụng với những biện pháp sau: 1. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Thiết nghĩ rằng: để giáo dục.lễ giáo ” cho trẻ là điều không hề dễ dàng, chỉ mỗi nhà trường là chưa đủ mà cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình. Bởi vì gia đình và nhà trường là hai chiếc nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho trẻ. Muốn trẻ có nề nếp.lễ giáo” hơn ai hết cô giáo dạy trẻ, cha mẹ, ông bà và những người thân của trẻ phải là những người gương mẫu đi đầu cho trẻ bắt chước. Đối với cha mẹ không vì con mình còn nhỏ mà quá nuông chiều, yêu thương rồi bỏ qua những sai sót dù rất nhỏ của trẻ, chúng ta cần phải uốn nắn, giúp trẻ điều chỉnh nề nếp của trẻ ngay từ thuở ban đầu. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức gặp mặt phụ huynh để trao đổi về biện pháp giáo dục cho trẻ khi ở nhà để cùng phối hợp với nhà trường giáo dục cho trẻ có hiệu quả. Tôi đánh giá tình hình chung của lớp và nhận xét cụ thể từng trẻ với từng phụ huynh. Ví dụ: Cháu Hoàng Hải ngoan nhưng tính hay giành đồ chơi với bạn. Cháu Thảo My chưa biết chào hỏi cô giáo khi đến lớp và khi ra về ... Trao đổi biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ khi ở lớp, ở nhà để nhà trường và gia đình cùng kết hợp giúp trẻ có nề nếp lễ giáo ban đầu. Ví dụ: Dạy trẻ biết chào hỏi khi đến lớp: Chào ông bà, bố mẹ, anh chị đi học. Chào cô giáo khi vào lớp và khi ra về. Phụ huynh có trách nhiệm nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên, mỗi ngày trước khi đi học cũng như lúc về đến nhà. Sau khi trẻ chào hỏi thì bố mẹ, ông bà, cô giáo có lời khen, khích lệ kịp thời để trẻ thấy mình hôm nay là rất ngoan và đó là việc làm đúng, đáng khen. 2 lấn, xô đẩy nhau. * Hoạt động khám phá khoa học: Gia đình của Bé Cô đàm thoại với trẻ: + Gia đình cháu gồm bao nhiêu người? + Các cháu thường làm việc gì để giúp đỡ bố mẹ? + Sống trong một gia đình thì mọi người phải như thế nào với nhau? Khi trẻ trả lời các câu hỏi cô giáo phải dạy trẻ cách trả lời tròn câu, lễ phép với người lớn, đúng mực với các em nhỏ. - Giáo dục trẻ kính trọng, yêu thương giúp đỡ ông bà, ba mẹ, những người gần gũi, yêu thương nhường nhịn em nhỏ. * Hoạt động tạo hình: Vẽ hoa Câu hỏi đàm thoại: + Hoa có ích lợi gì cho cuộc sống con người? + Đe có thật nhiều hoa các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ không hái hoa, không bẻ cành, không dẫm lên hoa, phải cất đồ dùng học tập gọn gàng, biết giữ gìn và yêu quý sản phẩm của mình làm ra. (Hình 2a) * Hoạt động làm quen văn học: Câu chuyện:. Thỏ con không vâng lời” Đàm thoại: + Cô vừa ke cho các cháu nghe câu chuyện gì? + Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào? + Thỏ con có vâng lời thỏ mẹ không? + Chuyện gì đã xảy ra với thỏ con? + Khi về đến nhà thỏ con đã nói gì với thỏ mẹ? - Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ phải biết vâng lời bố mẹ. Khi làm sai việc gì phải 4 nói của trẻ. Nếu tôi hứa với trẻ điều gì tôi phải thực hiện để tạo niềm tin cho trẻ. Nếu cháu có hành vi không tốt cô nên lựa lời khuyên bảo rồi mới góp ý sửa sai cho trẻ, tuyệt đối không làm trẻ tự ái, không xúc phạm trẻ. Ví dụ: Có một cháu nói tục thì tôi nhẹ nhàng khuyên bảo: .Mọi hôm cô thấy con ngoan lắm, ngoan hơn các bạn nữa, sao hôm nay con quên lời cô dặn. Những lời con vừa nói là không hay đâu, con đừng nói nữa nhé!”.Nếu ngày mai cháu không còn vi phạm nữa cô tuyên dương trẻ trước lớp và tặng một bông hoa hoặc một món quà nhỏ. Từ đó, trẻ rất vui mừng, biết nhận ra lỗi của mình và tự sửa sai. Tôi thấy việc tuyên dương trẻ kịp thời là rất có hiệu quả trong việc tiếp thu và làm theo của cháu. 4. Giáo dục lễ giáo trong hoạt động vui chơi: Trong hoạt động vui chơi, trẻ rất dễ bộc lộ những hành vi chưa tốt của mình. Vì thế tôi luôn quan sát, theo dõi trẻ để uốn nắn, nhắc nhở trẻ kịp thời. 6 dục cho trẻ biết mời cô và các bạn ăn cơm. Nếu trong giờ ăn có các cô hoặc các chú đến hỏi việc gì đến cô giáo các cháu cần đứng lên mời cô chú cùng dùng cơm với cháu. Trong giờ ăn, tôi dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh như: không dùng tay bốc thức ăn, khi ăn không nói chuyện, ăn từ tốn chậm rãi, không làm rơi vãi cơm ra ngoài, không nói chuyện trong giờ ăn. Nếu trẻ cần phát biểu điều gì thì phải nuốt hết cơm trong miệng rồi mới nói tránh việc vừa ăn vừa nói. Đồng thời, tôi còn giáo dục trẻ biết nói những câu như:.Thưa cô bới cơm giùm cháu” và sau khi cô bới cơm xong giáo dục trẻ biết nói:.Cảm ơn cô”. Ngoài ra, tôi còn giáo dục trẻ biết giúp cô làm những công việc vừa sức như: Tự xếp ghế gọn gàng, ăn xong tự bỏ chén muỗng vào thau và biết tự đi vệ sinh cá nhân sau khi ăn: uống nước, xúc miệng, đánh răng... để từ đó tập cho trẻ tính tự lập. * Giáo dục lễ giáo trong giờ ngủ: Khi vào giờ ngủ tôi có thể cho trẻ đọc bài thơ IX <- Ví dụ: . Giờ đi ngủ Em lên giường Nằm im lặng Hai mắt nhắm Ngủ cho ngoan ” Thông qua đó tôi giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ ngủ: Nằm ngay ngắn không nói chuyện, không chọc ghẹo các bạn... Mọi lúc, mọi nơi tôi đều giáo dục. lễ giáo” cho các cháu, từ lời nói, việc ăn ( Hình 5a) 8 (Hình 6) 7. Giáo dục lễ giáo thông qua mục kể chuyện gương tốt cuối tuần Hàng tuần, cứ đến chiều thứ sáu tôi lại kể cho các cháu nghe những mẫu chuyện về những tấm gương tốt. Ví dụ: Mẫu chuyện: .Bé ăn ngoan chưa nào ” Nội dung câu chuyện kể về một bạn nhỏ khi ngồi vào bàn ăn chưa biết mời mọi người trong gia đình, khi ho, hắt xì hơi chưa biết che miệng.... Ăn uống chưa có văn hóa. Bố bạn đã nhắc nhở... sau đó bạn nhanh chóng tiếp thu lời bố dạy và rất ngoan. Hay chuyện.Bé Minh giúp bạn ” kể về một cậu bé biết giúp đỡ bạn, người khác, khi gặp khó khăn. Hoặc kể về gương tốt trong lớp: Có lần một cháu kể:.Thưa cô! Hôm qua lúc chơi bạn Vân Anh đã nhặt được dây cột tóc của bạn Tú và đã trả lại cho bạn, bạn Tú đã nói cảm ơn bạn Vân Anh. Tôi nghe giật mình, thì ra gương tốt của học sinh ngay tại lớp mình. Tôi liền cho cháu Vân Anh đứng lên cho cả lớp tuyên dương và tôi tặng cháu một bông hoa màu đỏ vì đã làm được việc tốt, khuyến khích những bạn khác hãy làm nhiều việc tốt có ích cho mọi người. Từ những lần như vậy trẻ rất thích làm việc tốt như bạn. Qua đó, tôi giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người, thương yêu cô giáo, bạn bè, đoàn kết nhường nhịn em nhỏ, không nói tục, chửi thề... Dần dần, hình thành những thói quen, hành vi tốt cho trẻ vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích động viên, khen ngợi, được khen trẻ sẽ thêm tự tin, hăng hái hào hứng làm tốt công việc. 8. Giáo dục lễ giáo qua góc lễ giáo, góc tuyên truyền, góc truyện tranh. Vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ theo từng tháng 10 - Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi học liệu hiện có tại lớp mầm non; đồ dùng, đồ chơi tự làm của cô giáo và phụ huynh. - Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp: + Dạy trẻ học lễ phải bằng tình cảm chứ không phải bằng lý trí hay những bài thuyết giáo khô khan mà giáo viên phải linh hoạt vận dụng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, mọi hoạt động học, giáo viên cần phải lồng ghép chuyên đề .lễ giáo” vào theo đề tài phù hợp để giáo dục trẻ. Phải thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện gương tốt hàng tuần để động viên tinh thần trẻ. Cô giáo phải luôn tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, sáng tác thơ, hò vè...để tạo cho góc.lễ giáo" có nội dung phong phú hơn theo từng tháng; Giáo viên cần thông báo kịp thời quá trình tiến bộ của từng trẻ đến từng phụ huynh để phối hợp với nhà trường giáo dục trẻ được tốt hơn; Gia đình phải là tổ ấm vững chắc, bố mẹ luôn là tấm gương mẫu mực về hành vi văn hóa, lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, tinh thần, trách nhiệm Luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường vì đây là hai chiếc nôi quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục .lễ giáo ” cho trẻ. Cô giáo phải thực sự là người mẹ thứ hai, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tận tâm với trẻ, thật sự yêu mến trẻ, tạo cho trẻ niềm tin ở cô giáo, xem cô giáo như mẹ của mình. Cô giáo lắng nghe ý kiến của trẻ, theo dõi thái độ, hành vi của trẻ mỗi ngày để uốn nắn dạy dỗ trẻ kịp thời.Luôn thận trọng trong mọi lời nói, hành động của mình đối với trẻ, đối xử với trẻ công bằng, vô tư, không xưng hô mày tao, tôn trọng lời nói của trẻ. Không nên thể hiện hành vi thô lỗ, lời nói cộc cằn vì những hành vi xấu của người lớn khi được thấy trẻ sẽ bắt chước và vô tình nó sẽ để lại dấu ấn không tốt trong tâm hồn trẻ. Nhờ những hình tượng sinh động của nghệ thuật giao tiếp mà trẻ được lôi cuốn vào hành vi “lễ giáo ” một cách tự giác mà không bị sức ép nào buộc phải làm. Có như vậy mới góp phần hình thành nhân cách trẻ, để 12 IX/ PHỤ LỤC: Hình 1: Họp phụ huynh học sinh. 14 Hình 3: Trẻ chào cô khi đến lớp 16 Hình 6: Giờ nêu gương cắm cờ. Hình 7: Trẻ tặng hoa cho cô nhân ngày 20/11 18 MỤC LỤC Mục Nội dung Số trang I Đặt vấn đề 1-2 II Cơ sở lý luận 2 III Cơ sở thực tiễn 2 - 3 IV Thực trạng 3 - 4 V Nội dung nghiên cứu 4 - 10 1 Biện pháp 1: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường 4 - 5 2 Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động học 5 - 6 3 Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi: 6 4 Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo trong hoạt động vui chơi: 6 - 7 5 Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo trong giờ ăn, giờ ngủ a Giáo dục lễ giáo trong giờ ăn 7 b Giáo dục lễ giáo trong giờ ngủ 7 - 8 6 Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động nêu gương 8 7 Biện pháp 7: Giáo dục lễ giáo thông qua mục kể chuyện gương 8 - 9 20
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_le_giao_thong_qua_cac_hoat.docx
SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo nhỡ.pdf