SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
Là giáo viên mầm non nhiều năm trong nghề, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4- 5 tuổi “ Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ chủ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Với những lý do trên, năm học này tôi đã mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non” .
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

tính ỷ lại, ích kỹ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày rất hạn chế, từ đó dẫn đến khó khăn cho trẻ trong việc xử lý tình huống bất ngờ xảy ra. Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có vốn kiến thức về kỹ năng sống. Là giáo viên mầm non nhiều năm trong nghề, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4- 5 tuổi “ Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ chủ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Với những lý do trên, năm học này tôi đã mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non” . 2. Điểm mới của đề tài: So với trước đây, điểm mới của đề tài mà tôi đề cập đến đó là: - Giáo viên thực sự dạy trẻ hiểu rõ hơn về kỹ năng sống, điều quan trọng là trẻ có ý thức tự giác, tư duy, mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp. - Tạo ra một môi trường giao tiếp thật sự cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ nhiều hơn, trẻ hiểu nhau hơn, từ đó việc hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có hiệu quả. * Đối tượng và phạm vi áp dụng đề tài: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu: Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Kỹ năng tự phục vụ 19 48,7 20 51,3 2 Kỹ năng tự bảo vệ 18 46 21 54 3 Kỹ năng vệ sinh 19 48,7 20 51,3 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 17 44 22 56 5 Kỹ năng bảo vệ môi trường 16 41 23 59 1.4. Nguyên nhân: - Do đặc thù của ngành học phần lớn thời gian dành cho công tác trực tiếp CSGD trẻ nên ít có thời gian nghiên cứu tài liệu nên việc lựa chọn các kỹ năng đưa vào từng chủ đề dạy trẻ còn chưa khoa học - Tài liệu về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được phong phú. - Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều, thường làm hộ trẻ mọi việc. - Một số trẻ hiếu động, còn chưa chú ý và chưa nghe theo lời hướng dẫn của cô giáo. - Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. - Lớp học còn chật, học sinh đông nên còn khó khăn trong việc tổ chức dạy kĩ năng sống cho trẻ. 2. Các giải pháp chính của sáng kiến: * Giải pháp 1: Tạo tình huống và xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng, vì vậy những kiến thức, nôi dung giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi, dễ hiểu và trẻ được trãi nghiệm tiếp xúc qua thực tế và thường xuyên như phương châm “mưa dầm thấm lâu” chính vì vậy tôi đã chọn những hình thức để giáo dực trẻ như sau: - Hình thức tạo tình huống: + Kỹ năng chào hỏi, giao tiếp: Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất của con người như câu tục ngữ đã nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trước đây tôi cũng thường xuyên dạy trẻ là phải biết chào khách khi có khách đến thăm lớp và phải trả lời câu hỏi khi được hỏi không gật hay lắc đầu. Với phương pháp này thì trẻ lớp tôi cũng đã một phần nào biết chào cách có hiệu quả. Mỗi tuần tôi chỉ chú trọng đưa vào 1 hoặc 2 tiêu chí và chú ý hơn để rèn luyện cho trẻ còn các tiêu chí khác chỉ nhắc nhở. Ví dụ: Với chủ đề: Trường mầm non Tuần 1: Tiêu chí biết chào hỏi, biết cách xưng hô Tuần 2: Tiêu chí đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, leo trèo. Tuần 3: Tiêu chí biết chủ động chào khách, biết bỏ rác đúng nơi quy định Tuần 4: Tiêu chí biết chủ động rửa tay, lau mặt Tuần 5: Tiêu chí sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định Với việc lên kế hoạch tuần cụ thể không những giúp trẻ thực hiện có hiệu quả mà còn giúp cho giáo viên dễ dàng trong việc quản lý hành động của trẻ. - Lồng vào các hoạt động trong ngày: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một nội dung không có hoạt động tách bạch riêng lẽ mà chủ yếu chỉ lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày. Chính vì vậy để năng cao chất lượng trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ giáo viên phải thường xuyên tổ chức các hoạt động trong ngày sao cho phù hợp và xuyên suốt. Đối với trẻ mỗi hoạt động trong ngày đều nhằm đạt một mục đích giáo dục nhất định và hoạt động nào cũng có ưu thế, tính chất riêng của nó nhưng nó lại hòa quyện và gắn kết với nhau. Thông qua các hoạt động trong ngày cô giáo luôn gương mẫu và là người hướng dẫn, gợi ý giúp trẻ phát huy tính tích cực hoặc làm mẫu cho trẻ làm theo. Từ đó giúp trẻ biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vốn có vào thực hành luyện tập một cách linh hoạt và thành thạo. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động như sau: + Thể dục buổi sáng: Sau khi thực hiện bài tập thể dục, điểm danh xong nếu là ngày thứ hai đầu tuần tôi đưa ra các tiêu chuẩn để thực hiện trong tuần, với những ngày khác còn lại tôi gợi ý để trẻ nhắc lại nhằm khắc sâu tiêu chí cần thực hiện trong tuần. + Hoạt động có chủ định: Thông qua hoạt động có chủ định giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực “thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, và thẩm mỹ”. Qua việc giáo viên đặt câu hỏi gợi mở hoặc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú, giúp trẻ phát triển tư duy và pháy huy tính tích cực trong học tập, chủ động phám phá, tìm tòi biết vận dụng vốn kiến, thức kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về một số đồ đồ chơi ở lớp, cô có thể đặc câu hỏi: Những đồ dùng đồ chơi... do ai làm ra? ngồi vào bàn và ổn định bằng cách đặt câu hỏi “bé ngoan bé biết làm gì”? Trẻ trả lời bằng bài thơ: Bé ngoan bé biết vâng lời Rửa tay thật sạch mới ngồi vào ăn Đánh răng sau mỗi bửa cơm Rửa tay lau mặt bé thơm cả ngày. Thế là tôi nhắc nhở trẻ đi rửa tay lau mặt, sau khi ăn xong tôi gợi ý cho trẻ đi đánh răng, tôi nhắc nhở trẻ mở nhỏ nước vừa dùng, không làm ước áo, không vẫy nước làm ước nền nhà vì nền nhà ước rất dễ trược ngã. Đến giờ ăn, giờ ngủ tôi luôn gợi cho trẻ nhớ lại tiêu chuẩn bé sạch, bé ngoan trong tuần để trẻ thực hiện (giờ ăn không nói chuyện, không bốc tay, không nhai nhồm nhoàm...) Sau mỗi hoạt động trong ngày mỗi lần trẻ làm được một việc tốt đúng như tiêu chí trọng tâm trong tuần là được tặng một hình ảnh khuôn mặt cười gắn lên bảng bé ngoan, trẻ vi phạm sẽ gắn khuôn mặt buồn. + Nêu gương cuối ngày: Nêu gương cuối ngày là một việc làm quan trọng nhất để tổng kết lại các hoạt động trong ngày của trẻ. Tôi cho trẻ nêu lên ba tiêu chuẩn đầu tuần để cho trẻ tự nhận xét. Tôi nêu lên những trẻ nào trong ngày được tặng khuôn mặt vui để khen trước lớp và tặng cờ đỏ cho trẻ, nhắc nhở những trẻ vi phạm có khuôn mặt buồn rồi tặng cờ xanh để nhắc nhở động viên trẻ hôm sau cố gắng làm những việc tốt như bạn để được cờ đỏ. Với việc làm như trên lớp tôi đã sớm đi vào nề nếp và trẻ đã có tính chủ động trong mọi hoạt động. * Giải pháp 3: Thông qua nội dung bài thơ, câu chuyện Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, những nội dung bài thơ, câu chuyện thường để lại cho trẻ ấn tượng khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã chú trọng vào từng nội dung của bài thơ câu chuyện để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ví dụ: Với câu chuyện “Gấu con bị đau răng” thông qua nội dung câu chuyện gợi cho trẻ biết được lý do và sao gấu con bị đau răng. Từ đó giáo dục cho trẻ phải đánh răng sạch sẽ sau khi ăn buổi sang ngủ dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Qua thực tiển áp dụng giải pháp trên tôi thấy rằng trẻ lớp tôi tiến bộ rất rõ rệt không những giúp trẻ có ý thức trong mọi hoạt động mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và mạnh dạn trong giao tiếp. * Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh Bên cạnh việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục thêm cho trẻ lúc ở nhà. Vào những buổi họp phụ huynh lớp, lúc trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nội dung tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho trẻ là phải bắt đầu ngay từ “tuổi lên ba”, đó là giai đoạn bức phá về khả năng nhận biết, giao tiếp được thể hiện một cách rõ rệt qua các hành động của trẻ và được gọi là “khủng hoảng của trẻ lên ba”. Vì vậy với độ tuổi này phụ huynh không nên làm hộ trẻ, phải hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về kỹ năng sống, nhận biết mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Chính vì vậy cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ thực hiện tốt kỹ năng sống của một con người chính nghĩa. Việc dạy trẻ kỹ năng sống phải là một quá trình liên tục và thường xuyên vì đặc điểm của trẻ là chóng nhớ mau quên do đó những việc làm thường xuyên sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và có kỹ năng tốt. Trong cuộc sống hằng ngày nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc có thể xảy ra với trẻ bằng hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không cấm đoán, áp đặt trẻ, hãy nói những lời khuyến khích trẻ không nên nói những lời làm cho trẻ thất vọng Ví dụ: Không nên nói: Con còn nhỏ thì biết gì, đó là chuyện của người lớn Thấy chưa mẹ biết là con không làm được mà Những đứa trẻ khác nhỏ hơn con mà làm được thì con phải làm được Tại sao con không giống như các anh chị của con Mà nên nói: Mẹ biết con mà, mẹ chắc là con sẽ làm được Con có tiến bộ lắm Mẹ cảm ơn con đã giúp mẹ làm việc Mẹ rất vui vì hôm nay con mẹ đã biết chủ động chào khách
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tu.docx