SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) nói riêng tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này trẻ rất bướng bĩnh và cũng rất hiếu động. Do vậy, trẻ rất dễ tiếp thu những gì mà trẻ học được thông qua các hoạt động hằng ngày. Đặc biệt là thông qua các trò chơi phân vai theo chủ đề bỡi đây được coi là một xã hội thu nhỏ của trẻ. Chính vì vậy: “Việc giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe” là vô cùng quan trọng, bỡi trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt ắt trẻ sẽ biết cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân để trẻ phát triển một cách khỏe mạnh về thể chất và khi đã có một thể chất “Cường tráng” trẻ sẻ phát triển một cách toàn diện. Vậy! Làm thế nào để các cháu có được thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe tốt ngay từ khi còn ở lứa tuổi Mầm non, để trẻ trở thành con người có ích cho xã hội góp phần gìn giữ nền văn hóa, văn minh của dân tộc ta? Đó cũng là lí do mà tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, Chính vì lẽ đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, hết lòng vì thế hệ tương lai mai sau của đất nước, xem các cháu như con của mình, thường xuyên rèn luyện bản thân để nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó học hỏi rèn luyện về mọi mặt để xứng đáng là một giáo viên - người chắp cánh ước mơ cho các em học sinh thân yêu. Đó cũng chính là thực hiện trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) nói riêng tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này trẻ rất bướng bĩnh và cũng rất hiếu động. Do vậy, trẻ rất dễ tiếp thu những gì mà trẻ học được thông qua các hoạt động hằng ngày. Đặc biệt là thông qua các trò chơi phân vai theo chủ đề bỡi đây được coi là một xã hội thu nhỏ của trẻ. Chính vì vậy: “Việc giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe” là vô cùng quan trọng, bỡi trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt ắt trẻ sẽ biết cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân để trẻ phát triển một cách khỏe mạnh về thể chất và khi đã có một thể chất “Cường tráng” trẻ sẻ phát triển một cách toàn diện. Vậy! Làm thế nào để các cháu có được thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe tốt ngay từ khi còn ở lứa tuổi Mầm non, để trẻ trở thành con người có ích cho xã hội góp phần gìn giữ nền văn hóa, văn minh của dân tộc ta? Đó cũng là lí do mà tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. 1.2 Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài được áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) về một số kinh nghiệm nhằm giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Đồng thời áp dụng cho giáo viên mầm non những người làm công tác chăm sóc , nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và những người có tâm huyết với giáo dục mầm non. 1.2 Điểm mới của đề tài: Giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe mà bấy lâu nay chưa được chú trọng đúng mức. Mà coi đó là những việc làm đơn giản mà 2 nâng cao chất lượng hiệu quả về giáo dục thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình như đưa con đi học đúng giờ, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ. Đó cũng chính là những hạt nhân tốt trong công tác phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh. Hầu hết trẻ cũng đã có những thói quen cơ bản ngay từ khi vào nhóm trẻ rồi vào lớp mẫu giáo bé nên việc cũng cố các thói quen được thuận tiện hơn. Mặt khác bản thân tôi rất yêu nghề mến trẻ, hơn nữa tôi cũng đã làm mẹ và đã có con trong độ tuổi này nên cũng hiểu rất rõ về tâm sinh lí của trẻ, coi các cháu như con của mình .Vì vậy tôi không bao giờ ngại khó, ngại khổ, tìm tòi học hỏi những gì tốt đẹp nhất để truyền thụ cho các cháu với mong muốn rằng” Các cháu sẽ có một kỹ năng sống tốt đẹp nhất làm hành trang vững bước vào đời” 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi tôi đã nêu ở trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn nhất định như sau: Ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động rất muốn thể hiện chính mình trước bạn bè và người lớn, hơn thế nữa mọi thói quen của trẻ rất dễ bị mất đi khi ta không tổ chức, hình thành một cách tường xuyên. Phần đa trẻ sống trong gia đình nông thôn và buôn bán, sống trong gia đình được nuông chiều nên việc giáo dục trẻ hình thành các thói quen từ bữa ăn giấc ngủ, cách giữ gìn sức khỏevv, chủ yếu là ở trường. Vì vậy giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc này. Một số cháu ngoài địa bàn vào học ở trường , thêm vào đó đa số cháu sinh vào những tháng cuối năm nên nhận thức khả năng tư duy của trẻ còn có phần hạn chế. Kỹ năng thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh của trẻ còn chưa đi vào nề nếp. 4 phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Phấn đấu cùng với nhà trường xây dựng đơn vị lá cờ cầu bậc học Mầm non toàn tỉnh mà Phòng giáo dục Đào tạo Lệ Thủy đã giao nhiệm vụ. Mặt khác đáp ứng với lòng mong muốn của phụ huynh cũng như bản thân tôi là giáo dục các cháu có nhân cách tốt. Căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất. Đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn để làm thế nào giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. *Nguyên nhân: - Một số giáo viên còn chủ quan trong việc giáo dục các thói quen tốt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. - Chưa phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc làm của mình mà chỉ biết thực hiện theo bản năng và bắt chước người lớn - Điều kiện cơ sở vật chất của những năm trước chưa đáp ứng nhu cầu vì vậy việc giáo dục thói quen tốt cũng như giáo dục cháu biết giữ gìn sức khỏe hiệu quả chưa cao. 2.2. Biện pháp thực hiện: 1. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Muốn làm được điều đó bản thân tôi luôn xác định trách nhiệm của mình là làm thế nào để nắm chắc các kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Bởi trong chương trình này nó trang bị đầy đủ các nội dung, điều quan trọng là từ nội dung đó giáo viên biết cách xác định mục tiêu định hướng hình thức tổ chức và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Truyền thụ những nội dung đó đến với trẻ như thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động mang lại kết quả cao, xác định mục tiêu cần cung cấp cho trẻ là gì thông qua các hoạt động. Xác định 6 Để giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe một cách phù hợp bản thân tôi đã chọn những nội dung sau: - Giáo dục thói quen lễ phép cách xưng hô, chào hỏi đối với mọi người. Như chúng ta đã biết: Người Việt Nam ta có câu” Lời chào cao hơn mâm cổ” vì vậy giáo dục trẻ có thói quen lễ phép cách xưng hô, chào hỏi đối với mọi người ngay từ khi còn ở lứa tuổi này là vô cùng quan trọng. Muốn trẻ có thói quen tốt trước hết tôi là người luôn gương mẫu trong cách xưng hô với đồng nghiệp trong lớp, trong trường, với phụ huynh một cách đúng mực để các cháu noi theo. Dạy cách xưng hô với các bạn là mình với bạn, khi trả lời câu hỏi của cô và người lớn biết dạ thưa, khi có người lạ vào lớp phải biết chàovv, không chỉ ở lớp mà tôi còn giáo dục các cháu về nhà phải thực hiện tốt các thói quen mới là con ngoan, trò giỏi được mọi người yêu quý. -Thói quen trong ăn uống: Giáo dục trẻ ăn đúng bữa, ăn hết suất, ăn kĩ là thói quen tốt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Muốn vậy giáo viên phải phối hợp với gia đình, cô nuôi duy trì đều đặn để trẻ có thói quen ăn đúng bữa. Tạo không khí vui tươi để trẻ ăn ngon miệng. Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất, ăn đa dạng các loại thức ăn như tôm, cua, cá, thịt , rau và các loại hoa quả,.vv, không nên ăn kiêng. Trẻ luôn hiếu động và thường quên uống nước khi đi lại chạy nhảy, vui chơi, dễ dẫn đến tình trạng mất nước, chóng mặt. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc nhỡ trẻ có thói quen uống nước thường xuyên. Nếu cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động sẽ tăng sức đề kháng. + Giáo dục thói quen tốt cho giấc ngủ: Bởi vì trong khi ngủ, não sẻ tiết ra các kích thích tố thúc đẩy tế bào sinh trưởng. Vì thế giấc ngủ cũng giống như một loại ”dinh dưỡng” đặc biệt, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nên tôi đã tạo cho trẻ ngủ đủ giấc, có giấc ngủ sâu, tạo lên không gian yên tĩnh sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, cho trẻ có thói quen đến giờ là đi ngủ. + Giáo dục vận động tích cực: Hiện nay cuộc sống hiện đại nhiều gia đình có điều kiện mua nhiều phương tiện giải trí như: Ti vi, trò chơi điện tử, truyện tranhkhiến trẻ lười vận động, làm tăng nguy co béo phì và giảm khả năng sáng tạo của trẻ do không 8 thế giới xung quanh và đó cũng chính là điều kiện để giáo dục cho trẻ thực hiện tốt thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. 3. Xây dựng kế hoạch giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Muốn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe, sau khi đã nắm chắc các kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ thông qua việc tự học tự bồi dưỡng. Thông qua việc xác định nội dung việc cần làm tiếp theo là tôi phải xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục của lớp mình. Nếu xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể, hoa học, phù hợp đối với trẻ, sát đúng với tình hình thực tế ắt việc giáo dục trẻ sẽ thuận lợi rất nhiều. Sau khi đã có kế hoạch của nhà trường tôi đã dựa vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động học, kế hoạch hoạt động tháng và kế hoạch các giờ sinh hoạt của lớp mình, bám sát vào nội dung chương trình của độ tuổi 4-5 tuổi để lập kế hoạch sao cho phù hợp và luôn có sự điều chỉnh kế hoạch qua việc thực hiện sao cho phù hợp có hiệu quả. Điều tôi luôn chú ý đến đó là: - Dựa vào tâm sinh lý của độ tuổi. - Dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. - Chú ý đến những điểm mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mà tôi được tập huấn, bồi dưỡng. (dạy và cũng cố trẻ kỹ năng sống cho trẻ) Nội dung cơ bản mà đề tài của tôi đề cập đến việc giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe vì vậy tôi luôn chú ý đến những kỹ năng, thói quen. Ví dụ: Những kĩ năng gì mà trẻ đã biết thì tôi cũng cố lại để trẻ trở thành kĩ năng, kĩ xảo, có thói quen như: chào cô giáo khi đến lớp và khi ra về, biết chào người lớn khi gặp và khi vào lớp, vào nhàvv hay thói quen im lặng khi ăn cơm hoặc khi đi ngủ, rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng 10 4. Giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe thông qua các hoạt động học và hoạt động, mọi lúc mọi nơi. Như chúng ta đã biết các thói quen trong sinh hoạt là rất nhiều từ việc ăn, ngủ, nói năng, đi đứng nếu được giáo dục một cách bài bản khoa học thì trẻ sẻ có hành vi tốt. Vậy giáo dục cho trẻ những hành vi đó không phải chỉ có lời nói suông như các con làm như thế này, làm như thế kia, không chỉ ngày một, ngày hai mà cả một quãng thời gian dài và phải thông qua các hoạt động hằng ngày với sự gương mẫu của cô giáo, mới hình thành được thói quen cho trẻ. Muốn thực hiện vấn đề đầu tiên là phải thực hiện thời gian biểu một cách nghiêm túc, giờ nào việc ấy, không cắt xén bỏ sót một nội dung nào. Lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động trong ngày từ đón trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ, sinh hoạt chiều mọi hoạt động đều lồng ghép giáo dục thói quen tốt cho trẻ. Để đạt được hiệu quả điều quan trọng là phải xác định được mục đích, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng và thông qua hoạt động đó giáo dục cho trẻ thói quen tốt gì? Ví dụ: Vào tháng 9 đối với trẻ 4-5 tuổi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” Thông qua hoạt động đón trẻ giáo dục cháu biết lễ phép chào cô khi đến lớp, tạm biệt bố mẹ, biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết trò chuyện giới thiệu được tên mình sở thích khi buổi đầu gặp gỡ các bạn. - Với thể dục sáng thông qua các bài tập buổi sáng giáo dục cháu biết giữ gìn sức khỏe bàng cách các con tập đúng các động tác thể dục sẽ giúp cho các con có cơ thể khỏe mạnh, cách mặc trang phục thoải mái khi tập thể dục, khi xếp hàng các con không nên chen lấn xô đẩy nhau. - Với hoạt động học là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Âm nhạc) Cháu đi mẫu giáo hay bài hát “Vui đến trường”Thông qua đó giáo dục cháu biết đi học chuyên cần, chăm chỉ học bài đến trường được cô giáo yêu thương được học tập vui chơi với các bạn. 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_cho_tre_4_5_tuoi_co_thoi_qu.doc