SKKN Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Quá trình hình thành ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. giáo viên có thể dùng nhiều hình thức khác nhau. nhưng quan trọng nhất vẫn là hình thức sử dụng hình ảnh trực quan và lời nói, từ đó kích thích trẻ phát trỉên ngôn ngữ và diễn đạt hiểu biết của mình trên cơ sở lĩnh hội được.
vì vậy là giáo viên mầm non mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi không khỏi băn khoăn làm thế nào để dạy cho trẻ có hiệu quả cao nhất. tôi đã học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, tham khảo ý kiến đóng góp của lãnh đạo trường, cộng với việc tìm tòi, sưu tầm, sáng tác những câu truyện, bài thơ, câu đố, những bài ca dao, đồng dao... để trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn trong giao tiếp, giúp trẻ đón nhận một cách thoải mái và hào hứng hơn. do vậy, ngày từ đầu năm học 2007 – 2008 tôi đã sưu tầm, sáng tác và vận dụng các bài ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục để dạy trẻ một cách có hệ thống và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi”. để nghiên cứu và nhắm góp phần bé nhỏ của mình trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nói chung và nói riêng ở lớp, ở trường của tôi.
doc 17 trang skmamnon 12/07/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 Phần I: Đặt vấn đề
 Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Đó là một bậc học đầu tiên đặt nên móng đầu tiên cho sự hình thành và phát 
triển nhân cách của trẻ.
 Mục đích của giáo viên mầm non là chăm sóc giáo dục để nhằm phát 
triển tất cả những khả năng của trẻ, hình thành những co sở ban đầu của 
nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng tiếp thu những kiến 
thức trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
 Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là: Trẻ nhớ nhanh những lại 
nhanh quên. Khả năng ghi nhớ không chủ định chủ yếu, khả năng ghi nhớ 
có chủ định đang hình thành và phát triển. Chính vì vậy phương pháp dạy trẻ 
ngay từ buổi đầu tiên là rất quan trọng, mỗi giáo viên chúng ta cần chọn cho 
minh một phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với điều 
kiện thực tế của trường của lớp mình. Từ đó giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức 
một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Để giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ 
một cách tốt nhất thì trước hết người giáo viên cần nắm vững được vai trò 
của việc phát triển ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người. Nhờ có 
ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho 
nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều kiện cần thiết như Bác 
Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ tình cảm lâu đời và vô cùng quý báu của dân 
tộc, chúng ta phải giữ gìn và tôn trọng nó”.
 Trong công tác giáo dục mầm non, chúng ta càng thấy rõ vai trò của 
ngôn ngữ đối với giáo dục trẻ, ngôn ngữ đã góp phần tạo cho trẻ trở thành 
những con người phát triển toàn diện.
 Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống con người, ngôn ngữ 
giúp ta nhận thức được thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ phong phú mà 
trẻ được nói theo ý tưởng của mình. Ngôn ngữ chính là cơ sở của sự suy nghĩ 
và là công cụ tư duy. Để đáp ứng nhận thức đó của trẻ không có cách nào Phần II: Nội dung nghiên cứu
 Đặc điểm trong thời đại hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại 
hóa, ngôn ngữ và chữ viết ngày càng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó 
không những phục vụ con người mà nó còn xâm nhập tạo điều kiện cho cuộc 
cách mạng khóa học phát triển.
 Vai trò của ngôn ngữ đối v ới con người nó quan trọng như vậy, còn đối 
với trẻ em thì ra sao? Nó có tác dụng gì đối với trẻ?
 Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu cần phải dạy cô giáo phải nắm vững 
vai trò của việc phát triền ngôn ngữ và nắm vững tâm sinh lý của trẻ để dạy 
trẻ đạt kết quả cao. Với bản thân tôi trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi, 
thuộc lớp mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Quan Hoa. Qua đó tôi đã rút ra 
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
II/ đặc điểm tình hình
1/ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây dựng cho lớp mẫu giáo 
nhỡ Trường Quan Hoa một cơ sở sạch sẽ, lớp học thoáng mát thu hút được 
học sinh vào lớp đông.
 - Ban giám hiệu luôn kiểm tra, đôn đốc đầu tư cơ sở vật chất.
 - Bản thân giáo viên đã được đào tạo có trình độ chuyện môn Cao 
Đẳng Sư Phạm Mầm Non, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách 
nhiệm cao, không nói ngọng, luôn học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm 
với các bạn bè đồng nghiệp.
2/ Khó khăn:
 - Lớp học hơi chật so với số trẻ hiện có, đồ chơi ngoài trời ít, khung 
cảnh sư phạm còn hạn chế.
 - 30% số học sinh mới ra lớp, không thông qua lớp nhà trẻ và lớp mẫu 
giáo bé. Vì vậy nhận thức của trẻ còn hạn chế nhiều, trẻ nhút nhát, chưa 
manh dạn.
 - Nhiều trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phương (ngọng dấu ngã, dấu 
nặng), phát âm thiếu chính xác. số con vật”. Trẻ được nói đúng về màu sắc, hình dáng, một số đặc điểm 
nổi bật của đối tượng, công dụng của chúng.
 Ngoài ra, trẻ còn được tư duy, so sánh những đặc điểm giống nhau và 
khác nhau của các đối tượng, qua đó trẻ còn được liên tưởng đến thế giới 
xung quanh để củng cố những kiến thức cho trẻ.
 Ví dụ: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn làm quen với văn học. ở 
giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ cho trẻ, trẻ được phát triển ngôn 
ngữ mạch lạc, trẻ được nói dưới hình thức như đọc thơ diễn cảm, kể chuyện 
theo tranh, đóng kịch qua các tác phẩm, kể truyện sáng tạo
2/ Hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngoài tiết học:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không những chỉ phát triển trong giờ học 
mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi như giờ đi chơi, đi 
dạo, đi hoạt động lao động và các hoạt động khác
 a/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ trực tiếp, tiếp xúc với thiên 
nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng 
vốn từ cho trẻ. Khi cho trẻ ra họat động ngoài trời trẻ được quan sát cây cối, 
tiếp xúc với các con vật nuôi, được nhìn ngắm thiên nhiên Từ đó trẻ được 
nói về những hiểu biết của mình, trẻ yêu thiên nhiên, muốn được đóng góp 
sức mình vào việc làm đẹp cho thiên nhiên.
 - Phần hoạt động có mục đích: 
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát bồn hoa:
 Tôi đã tổ chức cho trẻ đứng xung quanh bồn hoa, để trẻ được nêu ra 
những hiểu biết và nhận xét của trẻ về các loại hoa, sau đó tôi đặt câu hỏi và 
gợi ý trả lời:
 + Chúng mình thấy bồn hoa như thế nào?
 + Trong bồn hoa có những loại hoa gì?
 + Ai biết gì về các loại hoa này?
 + Tại sao lại gọi là hoa Trạng Nguyên?... Ví dụ: Nhóm chơi “Lớp học, Cô giáo” với chủ điểm gia đình. Cô đến 
nhóm gợi cho trẻ hát, đọc thơ, kể truyệncó nội dung về gia đình
 Với nhóm chơi nấu ăn của gia đình, tôi gợi hỏi trẻ:
 + Bác đang nấu gì đấy? (Tôi nấu bột cho em)
 + Em bé nhà bác được mấy tháng rồi?
 + Bác nấu bột bằng những thứ gì?
 + Bác cho em bé ăn mấy bữa một ngày?
 Tương tự các nhóm khác tôi cũng đã đặt ra câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời 
theo ý nghĩ của mình. Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ
 c/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc rèn nếp vệ sinh
 Giữ vệ sinh cho trẻ là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ, vì nó góp 
phần vào việc làm tăng cường sức khỏe cho trẻ và được duy trì một cách đều 
đặn. Hiểu được ý nghĩ đó, nên ngay từ đầu năm học tôi đã dạy cho trẻ các 
bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh để dạy trẻ. Không những chỉ 
giúp trẻ có thói quen vệ sinh mà nó còn đóng góp một phần không nhỏ vào 
việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ:
 Ví dụ: 
 + Dạy trẻ hát bài:
 “Nào đưa bàn tay
 Trực nhật khám ngay
 Tay ai xinh xinh trắng tinh hát mừng
 Còn tay ai bẩn thì múc nước rửa ngay
 ..”
 Tôi sử dụng bài hát vào cuối giờ tập thể dục, trước khi vào học cho trẻ 
đi rửa tay
 + Dạy trẻ hát bài
 “Tay em rửa sạch
 Móng tay không đen
 Cô giáo em khen
 Bàn tay sạch nhất ”
 Tôi sử dụng bài hát vào giờ đón và trả trẻ Ngoài việc rèn luyện trẻ vào các hoạt động ở lớp, giáo viên còn có thể 
trực tiếp trao đổi với từng phụ huynh về tình hình nhận thức của con em 
mình để từ đó phụ huynh cùng cô giáo đề ra biện pháp giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ ở nhà.
 Ví dụ: Về nhà bố (mẹ) hỏi trẻ:
 - Hôm nay đến lớp cô dạy con đọc bài thơ gì? Con đọc cho bố (mẹ) 
nghe nào.
 Nhìn chung kết hợp với phụ huynh là một vấn đề rất cần thiết và không 
thể thiếu được. Nó giúp trẻ củng cố những kiến thức đã học ở trên lớp một 
cách sâu sắc hơn.
 g/ Hình thức phát triển ngôn ngữ qua việc xây dựng góc văn học:
 Góc văn học là môi trường vừa là nơi cung cấp kiến thức mới và in sâu 
những kiến thức đã học. ở đây trẻ vừa được nhìn vừa được thao tác các hình 
ảnh có nội dung về các câu truyện, bài thơ mà trên các bức tranh đó có nội 
dung hình ảnh để trẻ có thể nhìn vào và đọc lại, kể lại một cách dễ dàng hơn.
 Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ bài thơ “Hoa kết trái” tôi viết bài thơ bằng chữ to 
và trong câu thơ đều có hình ảnh minh họa. Tôi dạy trẻ cách chỉ từng chữ từ 
trên xuống dưới, từ trái qua phải để đến giờ chơi, trẻ có thể tự chỉ và đọc 
theo hình ảnh đó giúp trẻ nhớ bài thơ lâu hơn
 h/ Hình thức phát triển ngôn ngữ qua việc sáng tác bài thơ, câu 
truyện, ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục để dạy trẻ ở mọi lúc, mọi 
nơi:
 Qua quá trình thực hiện chuyên đề làm quen với văn học và chữ viết cho 
trẻ một trong những hình thức mà tôi thấy đạt kết quả cao nhất là hình thức 
sáng tác những bài thơ, câu truyện, những bài ca dao, đồng dao có nội 
dung giáo dục để dạy trẻ.
 Như chúng ta đã biết ngay từ khi mới lọt lòng trẻ đã được nghe những 
câu hát của bà, của mẹ được nghe những câu truyện, bài thơ mà ông bà, Làm mẹ phải đi tìm
 Con xin hứa từ nay
 Không bao giờ thế nữa”
 - Câu hỏi đàm thoại:
 + Hai bạn Gấu và Thỏ rủ nhau đi đâu?
 + Khi mẹ về không thấy các bạn mẹ đẫ làm gì?
 + Khi biết lỗi Gấu và Thỏ đã làm gì?
 + Hai bạn đã hứa như thế nào?
 - > Giáo dục trẻ phải biết xin phép bố, mẹ khi muốn đi chơi.
* Đồng dao: “Các loại rau”
 - Mục đích – yêu cầu: Trẻ biết phát âm đúng tên gọi và biết lợi ích của 
các loại rau.
 “Rềnh rềnh ràng ràng
 Đi chợ mua hàng
 Có các loại rau
 Nhờ có vị ngọt
 Là canh rau Ngót
 Nấu thêm tí bọt
 Là bác rau Đay
 Đi chợ cho hay là anh rau Muống
 Nấu với tôm cá
 Là bác Cải Xanh
 Nấu canh rất lành
 Là lá Mùng Tơi
 Rềnh rềnh ràng ràng”
 - Với bài ca dao này tôi dạy trẻ vào mọi lúc, mọi nơi, giờ đi dạo, đi 
thăm quan môi trường xung quanh hoặc đọc vào đầu giờ làm quen với môi 
trường xung quanh: “Tìm hiểu về các loại rau”
* Truyện: “Hai chị em Thỏ”
 - Mục đích - yêu cầu: Qua câu truyện trẻ biết nghe lời ông bà, bố mẹ và 
cô giáo biết tìm em và nhắc nhở em”. Rồi quay sang Thỏ em và nói: “Thỏ em mắc 
lỗi và biết sửa sai, lần sau con nhớ nghe lời mẹ dặn”. Thỏ em cúi đầu xin lỗi 
mẹ. Thỏ mẹ ôm hai chị em vào lòng và nói khẽ: 
 “Các con của mẹ đừng quên
 Chưa xong công việc chớ nên la cà”
 - Câu hỏi đàm thoại:
 + Thỏ mẹ đã dặn gì hai chị em Thỏ?
 + Trên đường đi Thỏ em đã làm gì?
 + Thỏ chị đã làm gì khi không thấy em?
 + Khi tìm thấy em Thỏ chị đã nói gì?
 + Khi về đến nhà Thỏ mẹ đã nói gì với hai chị em?
 Trên đây là một số bài thơ, đồng dao và câu truyện mà tôi đã tự sáng 
tác để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc cho trẻ đọc và kể 
lại truyện. 
* Tóm lại: Việc đưa thơ ca, truyện, đồng dao có nội dung giáo dục vào 
dạy trẻ nhằm mục đích mở rộng kiến thức cho trẻ, mở rộng sự quan tâm của 
trẻ đối với nhiều mối quan hệ trong xã hội, trong thiên nhiên và trong cuộc 
sống sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, rèn luyện và củng cố kiến thức văn học 
cũng như lời nói, đặc biệt về ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn.
IV/ Kết quả đánh giá
 Qua việc cho trẻ làm quen với năm học và chữ viết bằng các hình thức 
dạy trẻ trong và ngoài tiết học, hình thức phối kết hợp với các phụ huynh, 
hình thức xây dựng góc văn họcTrẻ được học các bài thơ, câu truyệnTrẻ 
rất hứng thú được chơi các trò chơi để thể hiện ngôn ngữ của mình bằng các 
vai diễn trẻ sẽ nhớ lâu hơn, dần dần giúp trẻ học tập những tính cách tốt của 
các nhân vật trong truyện để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_ren_luyen_ky_nang_phat_trien_ngon_ngon.doc