SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi

Trước bối cảnh cả nước, cả thế giới đang gồng mình chống dịch covid-19 thì tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung là vô cùng cần thiết. Vì thời gian trẻ đi học trực tiếp không nhiều như trước nên thời gian trẻ đến trường được coi là “thời gian vàng” ta cần tận dụng tối đa “thời gian vàng” đó để trẻ được học tập, vui chơi và trải nghiệm. Để trẻ có thể tiếp thu triệt để những kiến thức, kỹ năng mà cô muốn truyền đạt thì việc xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ là vô cùng cần thiết nhằm kích thích hứng thú, sự tích cực, tò mò, khám phá và sự sáng tạo của trẻ. Để làm được điều đó thì thì ta cần xây dựng kế hoạch hành động cá nhân ngay từ đầu năm học.
Kế hoạch cá nhân cần đưa ra cụ thể, chi tiết những mục tiêu, biện pháp và cần chuẩn bị những gì? Ngay từ đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi và được chuyển sang một lớp học mới. Ở lớp này thì chật hẹp hơn lớp cũ của tôi và môi trường hoạt động ở đây cũng vô cùng đơn điệu. Chính vì thế mà tôi đã lên kế hoạch hành động cá nhân cho bản thân mình là cần phải xây dựng môi trường lớp học mới này để nó trở nên xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động.
docx 9 trang skmamnon 06/08/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi
 2
tích cực, tò mò, khám phá và sự sáng tạo của trẻ. Để làm được điều đó thì thì ta 
cần xây dựng kế hoạch hành động cá nhân ngay từ đầu năm học. 
 Kế hoạch cá nhân cần đưa ra cụ thể, chi tiết những mục tiêu, biện pháp và 
cần chuẩn bị những gì? Ngay từ đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 
4 tuổi và được chuyển sang một lớp học mới. Ở lớp này thì chật hẹp hơn lớp cũ 
của tôi và môi trường hoạt động ở đây cũng vô cùng đơn điệu. Chính vì thế mà 
tôi đã lên kế hoạch hành động cá nhân cho bản thân mình là cần phải xây dựng 
môi trường lớp học mới này để nó trở nên xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 
hoạt động.
 Nội dung cụ thể của kế hoạch:
 Giai đoạn 1: 
 - Nội dung: Giai đoạn này tôi bắt đầu thực hiện từ tháng 8 khi trẻ chuẩn bị 
đến trường tôi tiến hành trang trí lại toàn bộ bố cục lớp học. 
 - Biện pháp thực hiện: 
 + Căn cứ vào đặc điểm của lớp tôi chia ra các khu vực hoạt động phù hợp: 
Như góc phân vai sẽ bao gồm: Khu chơi trò chơi nấu ăn, khu chơi trò chơi bác sĩ, 
khu chơi trò chơi gia đình...; Góc thư viện sẽ ở cạnh góc xây dựng lắp ghép để 
xen kẽ động tĩnh, góc tạo hình sẽ ở gần góc âm nhạc...
 + Tôi vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu tái chế cũng như các 
loại cây xanh, cây cảnh...để trang trí lớp.
 + Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua bổ sung một số đồ dùng, 
đồ chơi cần thiết.
 - Chuẩn bị: Xốp, dạ, keo, súng bắn keo, các nguyên vật liệu..., đồ dùng, đồ 
chơi tự tạo và được cấp...
 Giai đoạn 2: 
 - Nội dung: Giai đoạn 2 tôi tiến hành vào đầu năm học cuối tháng 8, đầu 
tháng 9, xanh hóa lớp học bằng cách trồng thật nhiều cây bao gồm: Cây xanh, cây 
cảnh, hoa, rau... trong và ngoài lớp học.
 - Biện pháp: Sưu tầm, mua, kêu gọi phụ huynh ủng hộ chậu, cây, hoa, rau...vỏ 
chai, lọ, chum, vại, thùng xốp...
 - Chuẩn bị: cây xanh, cây cảnh, chậu hoa, thùng xốp, vỏ chai...
 Giai đoạn 3: 
 - Nội dung: Giai đoạn 3 chính là xây dựng và duy trì môi trường lớp học 
xanh, sạch, an toàn, thân thiện theo từng chủ đề và xuyên suốt năm học.
 - Biện pháp: Trang trí góc, khu vực hoạt động theo từng chủ đề, làm đồ dùng, 
đồ chơi phong phú, đa dạng theo chủ đề.
 - Chuẩn bị: Xốp, dạ, keo, súng bắn keo, các nguyên vật liệu..., đồ dùng, đồ 
chơi tự tạo và được cấp, cây xanh, cây cảnh, chậu hoa, thùng xốp, vỏ chai...
 Có thể nói việc lập kế hoạch hành động cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng 
trong việc xây dựng thành công môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện 
cho trẻ 4-5 tuổi của tôi. Qua đó giúp trẻ có thêm hứng thú, sự tích cực và sáng tạo 4
lan, Trạng nguyên...Phía trên hàng rào sắt tôi treo những chậu hoa Lan càng cua, 
Cỏ Lan Chi, cây Trầu Bà...những loại cây này vừa đẹp lại vừa có lợi cho trẻ. 
 Đối với dãy hành lang phía sau tôi tận dụng những thùng xốp, chai, lọ để 
trồng một số loại rau như: rau cải, rau muống, rau dền... và hướng dẫn trẻ thực 
hành gieo hạt. Qua đây tôi vừa có thể có thêm rau xanh sạch để ăn và vừa tận 
dụng những nguyên liệu tái chế như thùng xốp, thùng nhựa, chai, lọ...để trồng rau 
và đây còn là một môi trường lý tưởng cho trẻ được học tập và trải nghiệm. Trẻ 
có thể khám phá về cách gieo hạt, theo dõi được quá trình nảy mầm của hạt, khám 
phá quá trình phát triển của cây hay biết cách chăm sóc, tưới cây và biết rõ đặc 
điểm của một số loại cây, rau, hoa,...
 Việc xanh hóa môi trường lớp học không chỉ được tôi trồng bằng các loại 
cây thật mà tôi còn xanh hóa bằng cách trang trí một số mảng tường cũng như một 
số khu vực hoạt động bằng các loại cây, hoa, quả, củ làm bằng xốp, nỉ, vải...như 
ở góc bán hàng tôi may và làm các loại rau, củ, quả...để cho trẻ bán hàng. Ở góc 
xây dựng tôi làm các loại cây, hoa...để cho trẻ xây dựng các công viên, vườn cây, 
vườn hoa...
 Có thể nói việc “Xanh hóa môi trường lớp học” là việc làm vô cùng cần thiết 
để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ mẫu giáo 
4 - 5 tuổi. Bởi trẻ 4 - 5 tuổi cũng đã có thể làm được một số việc như cùng cô gieo 
hạt, nhổ cỏ, tưới cây... Việc xanh hóa môi trường không chỉ có tác dụng xây dựng 
môi trường lớp học mà nó còn mang lại những cơ hội, điều kiện cho trẻ được 
khám phá, tìm tòi, trải nghiệm những hiện tượng, cây cối xung quanh từ đó giúp 
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm kỹ 
năng xã hội.
 3. Giải pháp 3: Tạo môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm.
 * Mục đích:
 - Tạo cho trẻ có một môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất.
 - Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện khi đến lớp.
 * Nội dung và biện pháp thực hiện:
 Môi trường là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng, 
chăm sóc, giáo dục trẻ. Để có một môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân 
thiện thì chúng ta cần xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục mà ở 
đó trẻ phải là trung tâm. Môi trường lớp học bao gồm môi trường vật chất và môi 
trường tinh thần. Để trẻ trở thành trung tâm của mọi hoạt động thì cô giáo cần xây 
dựng song song giữa môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Hai yếu tố này 
tuy song song nhưng nó lại có sự liên kết mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong 
hai yếu tố trẻ sẽ phát triển lệch lạc và không thể hoàn thiện được.
 * Môi trường tinh thần là gì? Môi trường tinh thần chính là những cử chỉ, lời 
nói, ánh mắt, hay những cái âu yếm vuốt ve mà cô giành cho trẻ khi trẻ đến trường. 
Môi trường tinh thần tốt là môi trường mà ở đó trẻ cảm thấy tự tin, an toàn, vui 
vẻ, thân thiện và chủ động, sáng tạo trong các hoạt động. Đặc biệt với trẻ 4-5 tuổi 6
học”, nếu không có “Chất xúc tác” thì “Phản ứng hóa học” không thể xảy ra 
và trẻ nhỏ khi tham gia vào các hoạt động chính là quá trình “Phản ứng hóa học”, 
khi mà “Chất xúc tác” tốt thì quá trình phản ứng sẽ diễn ra nhanh chóng và đạt 
kết quả như mong đợi.
 * Môi trường vật chất là gì? Môi trường vật chất là một trong những yếu tố 
song song đi bên cạnh yếu tố tinh thần. Khi mà yếu tố tinh thần được coi như 
“Chất xúc tác” trong các các “Phản ứng hóa học” thì môi trường vật chất chính 
là một trong số “các chất” tham gia quá trình “Phản ứng hóa học”. Để thu được 
kết quả như mong đợi thì người giáo viên cần phải biết thiết kế, xây dựng môi 
trường vật chất của lớp học một cách khoa học, xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân 
thiện đối với trẻ. Lớp học xanh thôi chưa đủ, sạch thôi chưa đủ mà nó cần phải 
đẹp, an toàn và thân thiện với trẻ. Để làm được điều đó thì ngay từ đầu năm học 
tôi đã lên kế hoạch cho việc thiết kế môi trường lớp học của mình sao cho trẻ phải 
luôn là trung tâm của mọi hoạt động. Các góc và các khu vực hoạt động được tôi 
bố trí và thiết kế linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của lớp và đặc điểm riêng 
của trẻ 4-5 tuổi. Do đặc thù lớp học hơi chật hẹp nên tôi đã bố trí góc phân vai, 
thư viện, âm nhạc, tạo hình, xây dựng lắp ghép ở trong lớp học còn khu vận động 
và góc khám phá khoa học thiên nhiên tôi đưa ra hành lang vừa tận dụng đựơc 
khoảng trống ngoài hành lang vừa kết hợp cho trẻ hít thở không khí trong lành 
cũng như có được ánh sáng mặt trời để làm các thí nghiệm cũng như quan sát quá 
trình phát triển của cây, quá trình nảy mầm của hạt...
 Các góc chơi trong lớp được tôi bố trí gọn gàng, khoa học và mang tính thẩm 
mỹ cao. Hàng tuần tôi đều lên lịch tổng vệ sinh các góc và đồ dùng đồ chơi trong 
lớp. Các góc hoạt động được tôi thiết kế và thay đổi theo từng chủ đề của năm 
học. Để đồ chơi của trẻ luôn phong phú, đa dạng tôi đều làm bổ sung đồ dùng, đồ 
chơi theo từng chủ đề và tôi vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu tái 
chế cũng như chai, lọ, vỏ hộp...để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. 
 Ví dụ: Trong chủ đề “Tết và mùa xuân” nhà trường đã phát động cuộc thi “ 
Tết yêu thương bé đến trường mùa dịch” tôi đã nghiên cứu và tìm ra phương án 
tham gia cuộc thi. Tôi đã lên kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề “Tết và mùa xuân” 
và xây dựng góc “chợ tết quê em” cho trẻ trải nghiệm. Nghĩ là làm tôi đã đi sưu 
tầm, mua một số đồ về để trang trí lớp và tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ một 
số loại vỏ bánh kẹo, chậu cây, hoa ngày tết...nhưng mình có tâm thì ắt sẽ được 
đền đáp. Các phụ huynh lớp tôi không ủng hộ vỏ bánh kẹo, hoa, quả mà mọi người 
đã mua rất nhiều bánh, kẹo thật cũng như cây quất, cây đào, cây hoa trạng nguyên, 
gạo ,ngô, khoai, sắn... và cả chậu hoa cảnh to đùng để trang trí cho lớp và cho các 
con trải nghiệm chợ tết. Với con mắt thẩm mỹ của mình kết hợp với sự nhiệt tình 
của phụ huynh tôi đã trang hoàng cho lớp học của mình có một diện mạo vô cùng 
đẹp mắt, khoa học, sang trảnh nhưng cũng rất cổ truyền. Với tấm mành tre treo 
câu đối đỏ, bánh trưng xanh, xung quanh là hoa đào hoa mai, hoa trạng nguyên 
và cây quất đua nhau khoe sắc. Những cô, cậu học trò thì rất hào hứng như những 
“ông đồ” ngồi viết câu đối đỏ và thưởng trà bên ấm trà cổ xưa. Góc chợ quê thì 
tấp nập kẻ mua người bán, chợ bày bán rất nhiều các món ăn truyền thống: bánh 8
 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 STT Nội dung Khảo sát trước Khảo sát sau khi So sánh
 khi áp dụng các áp dụng các giải 
 giải pháp pháp
 Đạt Không Đạt Không Tỉ lệ đạt 
 (%) đạt (%) đạt (%) tăng (%)
 (%)
 1 Lớp học luôn xanh, 60 40 95 5 35
 sạch, đẹp, an toàn, 
 thân thiện.
 2 Trẻ hứng thú, tự tin 65 35 100 0 35
 tham gia vào các 
 hoạt động.
 3 Trẻ được an toàn về 75 25 100 0 25
 tâm lý và thể chất
 4 Tỉ lệ trẻ đạt được 70 30 100 0 30
 mục tiêu năm học.
 Qua số liệu của bảng so sánh trên cho thấy sau khi áp dụng các giải pháp 
của sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, 
an toàn, thân thiện cho trẻ 4-5 tuổi đã thu được kết quả tiến bộ rõ rệt so với trước 
khi áp dụng các giải pháp. Cụ thể:
 - Lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện: 95%.
 - Tỉ lệ trẻ hứng thú, tự tin tham gia vào các hoạt động: 100%.
 - Trẻ được an toàn về tâm lý và thể chất: 100%.
 - Tỉ lệ trẻ đạt được mục tiêu năm học: 100%.
 Việc xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, an toàn, thân thiện cho trẻ 
4-5 tuổi có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 
của giáo viên mầm non, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn 
diện của trẻ về: đức - trí - thể - mỹ. Để thực hiện được được đề tài này đòi hỏi 
người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận tâm, tận lực và không ngừng tìm tòi, 
học hỏi, sáng tạo cũng như hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp trồng người.
 - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 + Điều kiện về cơ sử vật chất:
 - Để thực hiện được sáng kiến này thì tôi phải đầu tư, mua sắm, huy động 
sự ủng hộ của phụ huynh một số nguyên vật liệu như: Xốp, dạ, nỉ, bông, màu, cây 
xanh, hoa, quả, chậu cây, chai, lọ,...
 - Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy khoan tường, loa,...
 - Các đồ dùng, đồ chơi sẵn có và tự tạo.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_lop_hoc_xanh_sach.docx