SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
Để phát huy tính tích cực của trẻ, khi thiết kế các góc hoạt động giáo viên cần chú ý đến diện tích, không gian lớp học và đối tượng trẻ trong nhóm, lớp, sắp xếp vị trí các góc chơi phù hợp, bố trí hài hòa giữa các góc động và góc tĩnh, việc sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo đúng chủ đề, chủ điểm… Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Để tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, nhà trường sắp xếp các khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi....Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng giúp trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật.
+ Ưu điểm: Với việc được tiếp xúc với môi trường trong ngoài lớp học đẹp mắt, hấp dẫn kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích quan sát, tìm hiểu và khám phá mọi vật xung quanh.
+ Nhược điểm: Môi trường trong ngoài lớp học chưa đẹp mắt, thu hút, tính thẩm mỹ dạng chưa cao, không phong phú, đa, hình ảnh không sống động, nên chưa kích thích được ở trẻ sự tò mò, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Trẻ chưa có môi trường tốt để được tự do trải nghiêm, thỏa mãn nhu khám phá của trẻ
+ Ưu điểm: Với việc được tiếp xúc với môi trường trong ngoài lớp học đẹp mắt, hấp dẫn kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích quan sát, tìm hiểu và khám phá mọi vật xung quanh.
+ Nhược điểm: Môi trường trong ngoài lớp học chưa đẹp mắt, thu hút, tính thẩm mỹ dạng chưa cao, không phong phú, đa, hình ảnh không sống động, nên chưa kích thích được ở trẻ sự tò mò, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Trẻ chưa có môi trường tốt để được tự do trải nghiêm, thỏa mãn nhu khám phá của trẻ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. Với suy nghĩ đó, đầu năm học 2021-2022 chúng tôi đã lên kế hoạch chia sẻ ý tưởng với cô giáo tại lớp, với phụ huynh và đặc biệt là với trẻ của mình để thực hiện xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Chúng tôi đã đưa ra và thực hiện một số các biện pháp cũng chính là đề tài “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non” . Chúng tôi hy vọng qua đề tài này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nhằm tạo ra lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Giải pháp 1: Tham mưu mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong, ngoài lớp học Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ, giúp cho giáo viên có cơ sở tốt để thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Vì vậy ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã lên kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong đó không thể thiếu đồ chơi ngoài trời được bố trí ở sân trường. Trường có diện tích rộng, khuôn viên khang trang sạch đẹp, sân trường chia thành các khu vui chơi như khu vườn cổ tích, khu vườn hoa, khu vườn rau của bé, khu chơi các đồ chơi vận động .. các khu vui chơi được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi mới cho trẻ. 1.3. Giải pháp 3: Động viên, khích lệ trẻ Để giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin thể hiện cảm xúc của mình thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm, việc tốt mà trẻ làm được, hay đối với những trẻ chưa làm tốt, chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét của giáo viên đối với sản phẩm, việc làm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá trên bản thân trẻ. Chính vì vậy, trong các hoạt động chúng tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những mặt còn hạn chế trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng của bản thân mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên, việc đánh giá trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với hành động của mình. + Ưu điểm: Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên làm tăng hứng thú của trẻ. Từ đó giúp trẻ tích cực và vui vẻ tham gia vào hoạt động. + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì sự động viên, khen ngợi quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Nếu khen ngợi quá nhiều trẻ sẽ cho là mình nhất, dễ trở nên kiêu ngạo và coi thường các bạn khác. 1.4. Giải pháp 4: Nâng cao trình độ bản thân Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Chính vì thế chúng tôi thường xuyên sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên mạng các nội dung liên quan đến nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách sáng tạo, hứng thú, hấp dẫn hơn. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường khuôn khổ, sẵn sàng kỷ luật với những trẻ chưa ngoan, hay nói chuyện, hay đùa nghịch, trẻ hiếu động, trẻ hay đánh bạn, trẻ không tập trung trong các hoạt động. Thậm chí tôi còn đưa ra khẩu hiệu “kỉ luật là sức mạnh”. Chúng tôi muốn lớp mà chúng tôi phụ trách phải hoàn hảo, phải quy củ như môi trường quân đội. Đổi lại trẻ lớp chúng tôi ngoan, biết nghe lời cô giáo, lớp luôn xếp loại khá/tốt, cuối năm chúng tôi cũng được phụ huynh, nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận. Nhưng theo đó chúng tôi thấy mình dần như cái máy, trẻ tỏ ra nghiêm túc khi tiếp xúc với cô giáo, mối quan hệ của cô giáo và học sinh của mình trở nên xa cách hơn, mỗi ngày qua đi chúng tôi cảm nhận được trẻ của chúng tôi không có sự “phá cách” để tạo ra cái mới, cái sáng tạo của riêng mình hơn, ít nụ cười vang một góc chơi và tôi cũng ít được nghe những câu chuyện ngây thơ chân thật từ cảm xúc của các con. Thậm chí có những lúc tôi đứng hình khi nhận được những phản ứng ngược từ học trò của mình bằng những cái lườm, những lời lẩm bẩm không rõ lời, những ức chế không nói thành lời và cả những giọt nước mắt của các con... Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “Khuôn mẫu” mà tôi không nghĩ trẻ muốn làm theo những gì mà mình muốn. Liệu rằng trẻ có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ như một con robot như thế? Mỗi ngày tôi thấy mình thật sự mệt mỏi, tôi thiết nghĩ mình yêu thương các con như vậy, dành nhiều tâm huyết cho các con như vậy mà sao tôi không có được tình yêu thương của bọn trẻ, tôi rất buồn, và tôi nghĩ mình phải thay đổi. Và thay đổi như thế nào? - Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục tự bồi dưỡng lý tưởng sống từ tình yêu nghề, yêu trẻ Với mỗi cá nhân khi chọn nghề đều vì yêu nghề, nhưng theo thời gian với những áp lực của nghề, của cuộc sống tình yêu nghề, nhiệt huyết ban đầu dần dần phai nhạt dần. Chính vì vậy, cá nhân tôi thấy rằng mỗi giáo viên mầm non cần phải tự bồi dưỡng tình yêu nghề để thấy được rằng việc gắn bó với nghề là một điều quý theo, nhưng bạn ấy vẫn bướng bỉnh không chịu nghe lời và thái độ với tôi. Thực sự lúc đó tôi rất bực mình, ức chế nhưng tôi đã kiềm chế cảm xúc của mình. Tiếp tục cho các bạn trong lớp đi rửa tay đến bạn cuối cùng. Tôi dẫn bạn đó đến và tạo tình huống thi đua với bạn đó: Cô cháu mình thi đua xem ai vào rửa tay nhanh và sạch hơn nhé? Tôi đã dẫn dắt trẻ vào tình huống mới để trẻ quên đi việc đang chơi cát nước. Với những biện pháp mềm mỏng như vậy tôi đã thuyết phục được trẻ đứng lên đi rủa tay với tâm trạng thoải mái vui vẻ. Và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực. Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân. - Thứ ba, cần xác định được công việc của mình Để thực hiện tốt công việc của mình giáo viên mầm non cần: Yêu thương, ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ; đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời, giáo viên cần tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lòng yêu nghề, tận tụy, tâm huyết, kiên nhẫn. - Bên cạnh đó tôi chú ý hơn đến các chương trình trên VTV7, các tài liệu bồi dưỡng và Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” là một chương trình như thế, chương trình đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về người giáo viên hiện nay, người giáo viên hạnh phúc; tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đọc các tài liệu nói về hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của trẻ em nói riêng như cuốn: Thày cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare.Tôi nhận thấy trước tiên tôi phải là người hạnh phúc thì mới mang đến hạnh phúc cho các con. Ví dụ: Việc xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ giúp chúng tôi và giáo viên trong lớp cùng có một định hướng rõ ràng, giúp các Giải pháp thực hiện xây dựng lớp học hạnh cho trẻ phúc đạt kết quả tốt nhất, phù hợp với khă năng, năng lực, tinh thần của giáo viên, học sinh và phụ học sinh trong lớp tôi. Dựa vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của lớp. Chúng tôi đã thảo luận cùng giáo viên trong lớp lựa chọn, thay đổi nội dung để xây dựng những tiêu chí phù hợp với đặc điểm của giáo viên, học sinh, phụ huynh và điều kiện thực tế của lớp. Chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho lớp mình như sau: 2.1.Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc STT Tiêu chí Nội dung 1 Môi trường lớp 1.1. Môi trường lớp học đảm bảo xanh, sạch, đẹp học xanh, - Có góc thiên nhiên được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện cho sạch đẹp, trẻ khám phá, trải nghiệm. an toàn, - Trong lớp học cây xanh có lợi cho sức khỏe phải được sắp thân thiện xếp phù hợp và thường xuyên chăm sóc. 1.2. Đảm bảo an toàn - 100% trẻ được an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra tình trạng bạo hành - Thiết bị dạy học, đồ đùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, thường xuyên được lau chùi, vệ sinh. - Không gian lớp học, các góc chơi được sắp xếp hợp lý, khoa học - Nhà vệ sinh luôn thông thoáng, khô, sạch, có kí hiệu riêng, đầy đủ thiết bị phục vụ, giá để hóa chất phải để xa tầm tay của giáo dục và các hoạt động khác của con tại lớp 4.3. Cha mẹ tôn trọng, yêu quý và tin tưởng cô giáo 5 Mối quan 5.1. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, trẻ và trẻ trong lớp học hệ trong và là mối quan hệ tích cực dựa trên sự tôn trọng, yêu thương, chia ngoài lớp sẻ, giúp đỡ 5.2. Phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh phúc. - Ưu điểm: Khi xây dựng được bộ tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc đã giúp tôi giải tỏa những áp lực, những suy nghĩ nặng nề về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc mà chúng tôi đã được học trên lý thuyết. Qua bảng tiêu chí này giúp chúng tôi có con đường nhanh nhất để xây dựng thành công lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Nhược điểm: Bộ tiêu chị này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh và trẻ. Nhưng trong quá tình thực hiện đôi lúc chưa có sự thống nhất giữa các bên. 2.2. Xây dựng quy tắc hạnh phúc, áp dụng khen thưởng, kỷ luật tích cực vào xây dựng lớp học hạnh phúc *Quy tắc của hạnh phúc * Yêu thương: Yêu thương là sự quan tâm. Giáo viên quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến trẻ. Yêu thương là sự chia sẻ, mỗi người có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau. Yêu thương là sự tin tưởng lẫn nhau, giáo viên tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại, hoài nghi và đố kỵ sẽ không bao giờ có thể hạnh phúc. Yêu thương là sự hỗ trợ, hỗ trợ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_4_5.docx