SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi khu chính Trường Mầm non Tuấn Đạo số 2

Con người khi đã có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã được Bộ giáo dục và đào tạo phát động từ năm học 2008 – 2009 và đã được các trường trong cả nước thực hiện trong suốt 13 năm qua. Với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào này.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non.
docx 19 trang skmamnon 11/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi khu chính Trường Mầm non Tuấn Đạo số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi khu chính Trường Mầm non Tuấn Đạo số 2

SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi khu chính Trường Mầm non Tuấn Đạo số 2
 2
 7. Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT
 * Thuyết minh mô tả giải pháp
 “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” là rất quan trọng là cần thiết 
trong bậc học mầm non. Vì vậy muốn làm tốt việc này bản thân tôi đã đua ra những 
giải pháp sau. 
 - Nêu được tầm quan trọng của việc thực hiện : “Một số giải pháp rèn kỹ năng 
sống cho trẻ 4-5 tuổi khu Chính trường mầm non Tuấn Đạo số 2”
 - Trình bày mục đích ý nghĩa của việc thực hiện một số Một số giải pháp rèn 
kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi 
 các biện pháp giúp trẻ hiểu được kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày.
 - Đưa ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của trẻ,giáo viên và của 
nhà trường,phù hợp với nhận thức của phụ huynh, có tính thuyết phục cao, để áp 
dụng vào việc dạy trẻ các kỹ năng để có vốn kiến thức trong cuộc sống.
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng 
sống cho trẻ 4-5 tuổi khu Chính trường mầm non Tuấn Đạo số 2”
 Kết quả thực hiện áp dụng sáng kiến.
 * Đối với giáo viên:
 Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, 
các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp tin tưởng, quý mến
 Bản thân cũng đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc tổ chức hoạt 
động rèn kỹ năng sống cho trẻ.
 * Đối với học sinh: trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, mạnh dạn, tự tin hơn,có những 
thói quen hành vi văn minh, phù hợp với lứa tuổi như: biết chào hỏi khi có khách đến 
lớp, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, cô giáo, 
bước đầu trẻ nhận thức được việc làm nào nên, hay không nên, không nói tục, không 
đánh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết kính trọng
 * Với phụ huynh học sinh: Các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt về lời ăn 
tiếng nói, về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.Đặc biệt, 
phụ huynh đã bước đầu để con tự làm những việc vừa sức như: tự đi vào lớp, tự cất 
dép, cất ba lô vào ngăn tủ của mình..
 4.2. Quyết định công nhận sáng kiến: Quyết định số: /..ngày/../
 Của hội đồng sáng kiến cấp trên 
 4.3. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp
 Tuấn Đạo, ngày 12 tháng 5 năm 2022
 Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký và họ tên)
 Đỗ Thị Ái 4
rất ít tự tham gia vào các hoạt động của gia đình và chưa tự giác làm những việc tự 
phục vụ bản thân. Do vậy chưa mang lại hiệu quả cho trẻ.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp: 
 Con người khi đã có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng 
sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa 
ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ 
năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và 
thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp 
với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách 
ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập 
có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì vậy, 
việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm 
non là rất cần thiết.
 Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã được Bộ giáo 
dục và đào tạo phát động từ năm học 2008 – 2009 và đã được các trường trong cả 
nước thực hiện trong suốt 13 năm qua. Với yêu cầu tăng cường sự tham gia một 
cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại 
cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Nội dung rèn kỹ năng 
sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào này.
 Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn 
đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. 
Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết 
chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung 
lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào 
đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. 6
7. Nội dung.
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
Biện pháp 1: Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 -5 tuổi và xác 
định nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Để bắt đầu với đề tài này, tôi đã xác định được công việc trước tiên cần phải làm 
đó là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để từ đó có được cơ sở cho 
việc đưa ra các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp nhất.
 Trẻ 4-5 tuổi ngày càng ý thức mình là một thành viên trong tập thể, trẻ rất dễ 
dàng sử dụng vốn từ vựng để khen, chê hay “chỉnh” những đứa trẻ khác nhằm hướng 
sự chú ý của người khác vào chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi khác chấp 
nhận ý tưởng mà chúng đưa ra. Trẻ rất thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm để dành 
lại một đứa bạn hoặc để được tham gia vào một nhóm bạn. Vậy nên, đôi khi ta có thể 
nghe thấy chúng nói với nhau “mình là bạn nhé” hoặc “mình không chơi với bạn đâu”
 Trẻ 4-5 tuổi cần nhiều không gian để chơi vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, 
chúng có thể tranh dành đồ chơi thậm chí còn đánh đấm nhau để dành được đồ chơi.
 Từ đây, chúng ta xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
4-5 tuổi bao gồm:
- Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. 
Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia 
sẻ, chăm sóc, lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
- Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình truớc đám đông, biết mình đang học 
lớp nào? Cô nào? Thích cái gì? Địa chỉ nhà mình ở đâu?
- Nhận biết được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bản thân mình.
- Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối 
đáp. 8
 Vào tháng 9/2021 ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào khảo sát để biết được 
số trẻ đạt bao nhiêu phần trăm về kỹ năng sống của trẻ.
 Trước thực trạng như thế tôi đã làm một bảng khảo sát về tính mạnh dạn. tự 
tin trong giao tiếp như sau:
* Tổng 23 trẻ
 Kết quả
 Nội dung giáo dục lễ giáo
 Đạt Chưa đạt
 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thể 18/23 = 78,2% 5/23=21,8%
 hiện mình
 Trẻ biết chào hỏi xưng hô lễ phép 20/23 = 92,8% 3/23=13,1%
 Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh trong 17/23 = 73,9% 6/23=26,1%
 ăn uống
 Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, hợp 19/23 = 82,6% 4/23=17,4%
 tác giúp đỡ bạn
 Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng đồ 17/23 = 73,9% 6/23=26,1%
 chơi đúng nơi quy định
 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ 20/23 = 92,8% 3/23=13,1%
 sinh môi trường
Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các 
hoạt động cụ thể hàng ngày
a, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích:
 Trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh 
quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học chiếm 
nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. 10
 Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động 
của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, 
trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến 
thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui 
chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để 
trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến 
thức mà trẻ đã có. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được trải nghiệm nhiều vai chơi 
khác nhau trong cuộc sống từ đó biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Qua góc chơi phân vai với trò chơi nấu ăn- gia đình, bác sỹ, trò chơi dân gian: 
Kéo co, rồng rắn lên mây
 (Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động góc - trò chơi nấu ăn - gia đình, bác sỹ) 12
 (Hình ảnh trẻ đỡ bạn dậy khi bạn bị ngã)
d, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ: tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ. 
Tôi tập cho trẻ khi đến lớp chào cô như thế nào, sau đó chào bố mẹ và người thân 
để vào lớp học.
Giờ hoạt động ngoài trời: Cô luôn nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi phải đi theo 
hàng, bạn nọ nối duôi theo bạn kia, không đẩy bạn để bạn ngã..Nếu trẻ làm gì sai 
với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi đi chơi gặp các bác, các cô 
làm việc trong trường phải biết chào hỏi lễ phép. Ai cho gì phải biết nhận bằng hai 
tay và nói cảm ơn. 14
 Hd trẻ rửa tay bằng xà phòng
Biện pháp 4: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
- Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh 
tích cực”, việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học cũng là một tiêu chí trong phong 
trào này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học, đồ dùng đồ chơi được sắp 
xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi góc tôi đều làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo 
cảm giác thích thú, luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên 
được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày 
trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này 16
cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà 
những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt 
động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ 
huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. 
Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm 
sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc 
với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó 
tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi 
trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực 
với những người xung quanh.Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa 
phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi 
luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ 
thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, Để phụ huynh tham gia tốt 
hơn vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả. 
 (Hình ảnh trao đổi với phụ huynh)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi_khu.docx