SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động. Biết được tầm quan trọng đó, Trong nhiều năm qua tôi rất quan tâm và áp dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. Tuy nhiên các giải pháp đó chưa thực hiện đồng bộ, chưa đi vào chiều sâu nên hiệu quả chưa cao. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở các trường mầm non đã có sự chuẩn bị đầy đủ song vẫn còn mang tính dập khuôn, bắt chước, Các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi mới chuẩn bị đủ cho số lượng trẻ song chưa phong phú, chưa đa dạng. Phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, chưa tận dụng cơ hội cho trẻ sáng tạo thể hiện ý tưởng. Trẻ chưa tập trung hứng thú vào hoạt động, sản phẩm của trẻ chưa có sự sáng tạo. Phụ huynh chưa quan tâm đến phát triển kĩ năng tạo hình cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non

mỹ cho trẻ rất hữu hiệu, hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của trẻ. Hoạt động tạo hình giúp trẻ phản ánh lại thế giới xung quanh một các tích cực, thể hiện sự yêu quý và trân trọng cái đẹp (tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá.) Mặt khác thông qua hoạt động tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số kĩ năng cơ bản (vẽ, nặn, cắt dán, xé dán, gấp, phối màu) nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, gây cho chúng những rung động cảm xúc, tình cảm tích cực. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản ngộ nghĩnh sinh động trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sắc sực sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành được đức tính tốt như yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng của cô giáo mầm non cần phải làm gì? Làm như thế nào? Để việc dạy trẻ không phải đơn giản chỉ là thực hiện theo đề tài cho sẵn của cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo theo ý hiểu của trẻ, những gì trẻ nhìn thấy, trẻ cảm nhận được... Có như vậy sản phẩm của trẻ làm ra mới là một tác phẩm nghệ thuật. Trước những biện pháp đã thực hiện hằng năm, tôi thấy thực sự chưa có kích thích trẻ hứng thú, sáng tạo. Xuất phát từ đặc điểm, thực trạng đó mà tôi đưa ra “Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại trường Mầm non” góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 6. Mục đích của giải pháp. - Giúp giáo viên biết tổ chức, khơi gợi, tạo nguồn và phát huy tính tính tích cực sáng tạo của trẻ. - Tôi luôn sưu tầm, thiết kế các hình ảnh kích thích sự sáng tạo, thu hút trẻ vào hoạt động bằng cách giành tạo môi trường mở cho trẻ để trẻ được cùng nhau trang trí lên mảng chủ đề Ví dụ 1: Ở chủ đề “Thế giới động vật” hay chủ đề “Quê hương đất nước Bác Hồ” tôi luôn dành lại cho trẻ một khoảng trống trong mảng chủ đề để khi trẻ có sản phẩm đẹp về chủ đề thì trẻ được cùng nhau gắn lên, làm như vậy sẽ giúp trẻ yêu thích môn tạo hình, cùng nhau thì đua tạo ra sản phẩm đẹp, từ đó nâng cao được chất lượng hoạt động tạo hình. Hình ảnh trang trí mảng chủ đề + Để trẻ học tốt được hoạt động tạo hình thì hàng năm tôi đã lên kế hoạch cho việc lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sao cho phù hợp và trẻ phát huy tốt nhất khả năng tạo hình của mình. Tôi thấy, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình quyết định đến sự thành công của bài dạy. Vì khi nguyên vật liệu phong phú, đa dạng sẽ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thông qua màu sắc và các hoạt động: tô, vẽ, cắt, nặn - Tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi ra các nguyên vật liệu phong phú như: hột, hạt, que, lá, tăm, bông, phấn màu, bột nước, nấu hồ, giấy xốp. Để trẻ có thể thoải mái lựa chọn các nguyên liệu mình thích, phù hợpvới từng cá nhân trẻ. nhọn, không có cạnh sắc Kích thước phải phù hợp với tay trẻ. Dễ bảo quản, cất giữ và dễ sửa chữa - Để phát huy tối đa nguyên vật liệu của mình làm sao nguyên vật liệu của lớp không phải là một kho phế liệu thì tôi đã phân loại và làm sạch nguyên vật liệu của mình. Tôi cho trẻ quan sát và nhận xét về hình dạng, cấu tạo, chất liệu của chúng. Qua việc tiếp xúc trẻ có thể tưởng tưởng, sáng tạo và biết được công dụng của chúng sẽ được sử dụng như thế nào trong hoạt động tạo hình từ đó trẻ có thể về nhà và mang nguyên vật liệu đến để hoạt động được phong phú và bổ ích hơn. Hình ảnh trẻ quan sát làm đồ dùng cùng cô Việc sử dụng các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú tôi nhận thấy trẻ lớp tôi sáng tạo, yêu thích, hứng thú và ngày càng mong muốn được học hoạt động tạo hình hơn. + Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc theo hướng mở gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ 2: Tại góc nghệ thuật tôi dùng một góc nhỏ ở góc nghệ thuật đặt tên cho phù hợp với tâm lý trẻ thơ “Cùng bé trổ tài” trong đó có dán bóng kính để trưng bày chính sản phẩm của trẻ theo từng chủ đề, trẻ được nhìn ngắm mỗi ngày tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú, đồng thời nó cũng là động lực thúc Hình ảnh sản phẩm của trẻ trưng bày ở góc tạo hình * Với môi trường ngoài lớp: Không chỉ dừng lại ở việc tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động tạo hình trong môi trường lớp học, tôi còn tạo thêm môi trường ngoài lớp học để tạo sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo ở môi trường rộng mở xung quanh trẻ giúp trí tưởng tượng của trẻ bay xa hơn. Thông qua hình ảnh ở góc “Bé sáng tạo” Tôi đã tận dụng, bố trí góc sáng tạo ở sân trường, hiên chơi, để trẻ được sáng tạo tạo ra những sản phẩm, đồ dùng đồ chơi theo ý thích của trẻ. Từ đó củng cố rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Ví dụ 1: Tôi tận dụng 1 khoảng hiên ở lớp, sưu tầm các nguyên vật liệu tạo hình như: lá cây, sỏi, hột hạt, len các loại, rễ cây si... để lôi cuốn trẻ vào hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tuyệt đối với trẻ, trên mảng tường tôi treo các bức tranh là sản phẩm của trẻ, vừa tạo sự đẹp mắt cho môi trường quanh lớp, vừa giúp phụ huynh thấy được kết quả của con em mình. Như vậy thông qua biện pháp này giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ được thỏa sức sáng tạo thì bản thân tôi phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động: Chuẩn bị, trang trí môi trường đẹp mắt theo hướng mở, nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động mới đảm bảo, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học theo phương trâm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. * Linh hoạt tổ chức các hoạt động có chủ đích phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Trong quá trình nghiên cứu các giải pháp, trên mỗi tiết học tôi thường đặt ra câu hỏi mở để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, kích thích tư duy sáng tạo của trẻ, để trẻ quan sát, tri giác vào đối tượng, đưa ra những nhận xét về bố cục, hình dáng, đường nét... Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” với đề tài “Vẽ hoa bé thích”, Tôi vừa cho trẻ xem một thí nghiệm về hoa đổi màu vừa đàm thoại cùng trẻ về thí nghiệm đó: Con vừa quan sát thấy gì trong thí nghiệm? Con có nhận xét gì về các loài hoa đó? Sau đó cô trò chuyện và giới thiệu 1 số tranh vẽ mẫu về 1 số loài hoa... Từ đó trẻ sẽ được nêu lên nhiều ý tưởng về vẽ hoa và sáng tạo cho bức tranh - Trong giờ học tôi tạo tình huống, hay kể một câu chuyện và khuyến khích trẻ cùng tham gia thảo luận về tranh mẫu, vật mẫu * Tích hợp vào các hoạt động rèn cho trẻ các kỹ năng tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, việc phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cần được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua các hoạt động như: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm, hoạt động đón, trả trẻ. Để từ đó khơi gợi ở trẻ cảm xúc về cái đẹp, trẻ sẽ tham gia tích cực vào hoạt động tạo hình. Giáo viên nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với đối tượng ở bất kỳ thời điểm nào để giúp trẻ khắc sâu và nhớ lâu kiến thức - Qua các buổi hoạt động trải nghiệm do lớp, trường tổ chức, tôi cho trẻ được trải nghiệm theo những ngày lễ lớn vừa biết được ý nghĩa của ngày lễ, vừa tạo được hứng thú cho trẻ tham gia, từ đó rèn luyện cho trẻ được nhiều kỹ năng tạo hình Ví dụ 1: Hoạt động trải nghiệm “Ngày hội của cô giáo”: Trẻ được rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, nặn, in đồ qua việc tô màu tranh về ngày 20/11; vẽ, in đồ tranh hoa, trang trí lên túi sách, ví, sược; kỹ năng cắt dán trang trí bưu thiếp,... Hoạt động trải nghiệm “Ngày hội của cô giáo” trẻ được rèn kỹ năng cắt qua việc cắt giấy, cắt cành hoa... phết hồ qua việc làm tranh từ hột hạt...... Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của trẻ Ví dụ 2: Giờ hoạt động góc tôi cho trẻ vẽ, tô màu nặn xé dán, làm sách tranh có nội dung về chủ đề... Tổ chức cho trẻ chơi với len, hột hạt, lõi ngô, hoa thông, xếp hột hạt, bồi tranh, in đồ các con vật... Hình ảnh hoạt động góc của trẻ Trong những buổi sinh hoạt chiều tôi đã rèn 1 số kỹ năng tạo hình cho trẻ cùng hoàn thiện những bài tập buổi sáng của vở tạo hình, hay các bài trong vở Làm quen với toán. Thông qua đó tôi khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp gần gũi xung quanh trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ đối với hoạt động tạo hình. Hình ảnh bảng tuyên truyền - Trao đổi thông qua giờ đón trả trẻ, qua cuộc họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, tuyên truyền các bậc phụ huynh mua đồ dùng cho trẻ tập tạo hình như: Bút màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn... để trẻ thực hiện ở nhà nhằm rèn thêm kỹ năng cho trẻ. Hình ảnh họp phụ huynh, trao đổi qua giờ đón trả trẻ - Tuyên truyền vận động bậc phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi, quyên góp những nguyên vật liệu phế thải như: chai nhựa, bìa cáttong, len vụn, vải vụn, các vỏ hộp sữa vận động phụ huynh tham - Trẻ tạo ra được những sản phẩm tạo hình sáng tạo, từ đó tôi chọn ra được những trẻ có năng khiếu để bồi dưỡng thêm và kết hợp với cha mẹ trẻ có hướng bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ. - Góc tạo hình đã có nhiều tranh của nhiều trẻ, các sản phẩm đẹp mắt và sáng tạo làm cho cha mẹ phấn khởi và yên tâm hơn. Vì thế cha mẹ trẻ đã có cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Tôi tiến hành khảo sát trên trẻ gần cuối năm học đã thu được kết quả như sau: Bảng 2: So sánh kết quả khảo sát của trẻ sau khi áp dụng Trước khi Sau khi TH TH giải pháp giải pháp Tăng ST TS Tiêu chí khảo sát Tỷ (+) T trẻ Khá Khá Tỷ lệ lệ giảm(-) Tốt Tốt % % Trẻ hứng thú tham gia hoạt 1 27 16 59,3 27 100 +40,7 động Trẻ có kỹ năng tạo hình (kỹ 2 năng nặn, xé, dán, kĩ năng 27 14 51,9 26 96,3 +44,4 sắp xếp bố cục...) Trẻ biết tạo ra được sản phẩm, trẻ sáng tạo, biết 3 nhận xét bài của mình của 27 12 44,4 25 92,3 +47,9 bạn và biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của giải pháp: Với những giải pháp đã thực hiện, tôi đã áp dụng phù hợp và rất hiệu quả tại lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi B5 trong năm học 2020 – 2021 và các lớp mẫu giáo 4
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cho_tr.doc