SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều
Chính những lý do đó mà tôi nghĩ rằng khi cho trẻ chơi hoạt động góc nếu chưa bố trí góc chơi hợp lý, đồ dùng chưa phong phú, chưa bắt mắt trẻ thì trẻ sẽ không thích chơi và chơi nhanh nhàm chán, giữa các góc chơi chưa gắn kết được với nhau, rời rạc thì các góc chơi trẻ không hỗ trợ được cho nhau. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục cháu, khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi hoạt động góc, tôi cũng đã quan sát, tìm hiểu và biết được các cháu thích chơi ở góc nào? Vì sao? Cháu không thích chơi ở góc nào? Vì sao?
Tôi cũng được biết nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất mở, nội dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. Khi thiết kế nội dung chơi ở các góc phải mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ tại các góc chơi đồng thời cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ năng chơi, thái độ, hành động chơi theo từng vai của trò chơi và phát triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề”. Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé sau này.
Tôi cũng được biết nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất mở, nội dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. Khi thiết kế nội dung chơi ở các góc phải mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ tại các góc chơi đồng thời cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ năng chơi, thái độ, hành động chơi theo từng vai của trò chơi và phát triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề”. Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé sau này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều

thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn. Thông qua chơi trẻ học làm người lớn, biết cách giao tiếp văn minh, sống hòa đồng thân thiện với mọi người, biết cách phản ứng trước các tình huống của cuộc sống cũng như yêu và sáng tạo ra cái đẹp. Chính những lý do đó mà tôi nghĩ rằng khi cho trẻ chơi hoạt động góc nếu chưa bố trí góc chơi hợp lý, đồ dùng chưa phong phú, chưa bắt mắt trẻ thì trẻ sẽ không thích chơi và chơi nhanh nhàm chán, giữa các góc chơi chưa gắn kết được với nhau, rời rạc thì các góc chơi trẻ không hỗ trợ được cho nhau. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục cháu, khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi hoạt động góc, tôi cũng đã quan sát, tìm hiểu và biết được các cháu thích chơi ở góc nào? Vì sao? Cháu không thích chơi ở góc nào? Vì sao? Tôi cũng được biết nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất mở, nội dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. Khi thiết kế nội dung chơi ở các góc phải mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ tại các góc chơi đồng thời cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ năng chơi, thái độ, hành động chơi theo từng vai của trò chơi và phát triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề”. Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé sau này. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều” làm đề tài sáng kiến kỹ thuật cho bản thân trong năm học 2019-2020. 2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài. * Điểm mới của đề tài: Tăng cường các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm mà cụ thể là hoạt động góc. Nếu áp dụng tốt một số biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ và là một hoạt động hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ, đó là một hoạt động phản ánh sự sáng tạo, độc đáo, sự tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh. Đặc biệt, thông qua hoạt động góc trẻ tái hiện nhập vai giống như người lớn, trẻ được tái hiện công việc mà trẻ từng biết. Vì vậy, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn mà còn tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai. Mặt khác, cách tổ chức các hoạt động chơi ở các góc như thế nào cho khoa học để phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo của trẻ cũng là một trong những điểm 2 trẻ em dân tộc Bru-Vân Kiều nên đã nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và những điều kiện thuận lợi và khó khăn của trẻ vùng cao. Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây: b. Khó khăn Trường tôi công tác là một trường vùng cao, tập quán sinh hoạt còn tương đối lạc hậu. Nhân dân sinh sống chủ yếu là nghề nông. Là xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. Hộ đói nghèo vẫn còn cao, địa bàn cư trú nằm rải rác, cơ sở hạ tầng trong thôn bản tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của người dân. Đa số học sinh là dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp giữa cô và trẻ còn bất đồng về ngôn ngữ. Nhiều phụ huynh chưa thành thạo tiếng phổ thông nên việc trao đổi trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông tại gia đình trẻ chưa được chú trọng. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc chưa phong phú, đa dạng, chưa hấp dẫn trẻ. Trẻ đa số là dân tộc Bru- Vân Kiều ít tiếp xúc với những người xung quanh nên việc giao tiếp của trẻ còn hạn chế, trẻ nhút nhát, chưa tự tin. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Trẻ tham gia vào các hoạt động góc chưa được thoải mái. Do trong quá trình giảng dạy, cô giáo và trẻ còn bất đồng ngôn ngữ (Cô nói tiếng Việt, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng Bru Vân Kiều), nên trẻ khó hiểu, khó tiếp thu. Giáo viên ít có thời gian để tiếp cận với phụ huynh; gia đình các cháu ở xa, bố mẹ ít đưa đón trẻ đến trường nên khó tiếp xúc, gần gũi để cùng tháo gỡ những khó khăn đang mắc phải. * Điều tra thực tiễn: Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau: Nội dung Tỷ lệ - Trẻ chơi hứng thú 50% - Trẻ chơi kỹ năng chưa thành thạo 30% - Trẻ chơi còn rụt rè, chưa có nề nếp 20% Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm được tốt, giúp trẻ phát huy tính tò mó, khám phá, kích thích tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức, qua đó giúp trẻ tự tin hơn, phát triển 4 sáng tạo, giao tiếp với nhau, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. * Giải pháp 2: Lựa chọn các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Để cho trẻ tham gia vào hoạt động góc đạt kết quả tốt thì trước hết giáo viên cần cho trẻ lựa chọn các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở mỗi độ tuổi có mức độ nhận thức khác nhau. Mặt khác ở lớp tôi trẻ có hai độ tuổi khác nhau và khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ ghép hai độ tuổi của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp. Thứ nhất, tôi phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp và hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách; góc học tập sát với góc nghệ thuật). Thứ hai, tôi tuyệt đối không sắp xếp góc động - tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao đổi mua bán. Thứ ba, tôi luôn dành chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ. Thứ tư, tôi luôn tạo khoảng cách giữa các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất. VD: Ở chủ điểm thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật sống nuôi trong nhà. Thứ năm, khi xây dựng các góc luôn chú ý đến thuận lợi cho sự bao quát trẻ của cô. * Giải pháp 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ đùng đồ chơi ở các góc chơi. Trẻ tham gia tốt vào hoạt động, tham gia tích cực và thể hiện được tốt vai chơi của mình thì việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi phải phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mà nhà trường trang cấp tôi còn tận dụng những phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi cho trẻ như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ ngao, thìa sữa chua, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ và đẹp mắt lôi cuốn trẻ. 6 Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà trẻ sẽ thực hiện chơi trong ngày hôm đó, cô cần tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ quyết định chọn góc trẻ thích. Cô cần nêu ra góc chơi chính để trẻ thấy được tầm quan trọng của góc chơi chính để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác. Trong quá trình chơi giáo viên nên hòa nhập đóng vai chơi cùng trẻ. Ví dụ như: Góc xây dựng, trẻ hiểu được xây nhà là cần có ai để xây, nguyên vật liệu là gì để xây nhà, khi xây công viên thì cần có những gì, xây như thế nào, hàng rào các con sẽ xây như thế nào, khi xây xong cho các chú kỹ sư xây dựng khánh thành công trình của mình. Cô cần bao quát hết góc chơi và biết được cách nhập vai của trẻ trong khi chơi. Góc phân vai: Qua nội dung chơi Bán hàng, Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn, cô giáoTrẻ được hòa mình vào các vai của người lớn như vai giáo viên, bác sĩ, cha, mẹ, em bé, cô bán bán, cô cấp dưỡng..Trẻ cần phải suy nghĩ đến những công việc về các vai mà mình sẻ thể hiện trong nhóm chơi và cách giao tiếp vơí các bạn chơi như thế nào để phù hợp của từng vai chơi. Ví dụ: Vai bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân thì phải ân cần niềm nở, chuẩn đoán được bệnh và hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc hay vai cô bán hàng thì cần có những ngôn ngữ giao tiếp để mơì khách mua hàng, nhận tiền và cảm ơn khách hàng. Qua góc phân vai giúp trẻ tái hiện cuộc sống hàng ngày của ngươì lớn, hình thành kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, xã hội, nhận thức, cảm xúc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.. Bên cạnh đó, còn giáo dục nhân cách cho trẻ Góc nghệ thuật: Được chia ra thành 2 góc nhỏ, góc tạo hình và góc âm nhạc. Đối với góc tạo hình: Tạo hình là hoạt động nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú và tiếp nhận cảm xúc. Ở góc tạo hình này cung cấp cho trẻ những vật liệu và cơ hội hoạt động khác nhau như trẻ được vẽ bằng sáp màu, vẽ bằng cách in hình vân tay, tô màu, nặn, xé dán, cắt dán, gấp Ở góc nghệ thuật cháu sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được phát triển qua hoạt động chơi. Đối với góc âm nhạc: Âm nhạc cũng tạo nhiều cơ hội cho trẻ học được nhiều kỹ năng, trẻ có thể thưởng thức âm nhạc một mình hay cùng với các bạn. Khi chơi ở góc âm nhạc cần có dụng cụ âm nhạc, mũ múa, hoa tay, nhạc, máy catset hoặc băng đĩa. Góc thư viện: Sách, truyện là phần quan trọng trong đời sống của trẻ thơ. Xem sách, nghe đọc chuyện là một hoạt động thú vị đối với trẻ. Trẻ có thể xem sách, truyện, các quyển album hay có thể dùng rối que để tự kể chuyện với nhau nghe. Góc học tập: Ở đây trẻ được chơi với những con số, giúp trẻ nhận biết được 8 gia vào trò chơi được. Thông qua hoạt động vui chơi sẽ tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ. Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi chơi nó tỏ ra rất sung sướng và nhiệt tình.. Ví dụ: Ở “Góc xây dựng” trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân xây hàng rào, xây nhà, trồng hoa, cỏ,.. Hay ở góc “phân vai” trẻ đóng vai bán hàng, cô bán hàng phải niềm nở, chào hỏi khách hàng, mời mua hàng, nói giá cả và giao hàng rồi nhận tiền hoặc trẻ chơi đóng vai bác sĩ thì trẻ thể hiện là bác sĩ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình nhưng hoạt động của trẻ không phải nhằm đến mục đích cuối cùng để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu xã hội của trẻ - làm quen và tham gia vào xã hội người lớn. Ví dụ: Ở “Góc học tập” Trẻ tái tạo lại những gì cô dạy trẻ trên tiết học hoặc những kiến thức chưa truyền tải hết trong tiết học, nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ bền vững, tư duy trừu tượng phát triển, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ phát triển. Sau khi trẻ chơi xong cô đi đến từng nhóm và nhận xét giúp trẻ ghi nhớ những gì mà trẻ được trải nghiệm thông qua trò chơi. * Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh. Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Giáo viên nên trao đổi với phụ huynh về trẻ khi học và chơi ở lớp không những thế giáo viên còn trao đổi về các mặt phát triển của trẻ khi được học và được chơi để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến trường và có những cử chỉ đẹp tôn trọng cô giáo. Từ đó phụ huynh sẽ động viên cháu đi học đều hơn. Để có những đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thì tôi cũng đã phối hợp với phụ huynh tìm kiếm, hỗ trợ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm cho nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, từ đó những đồ dùng đồ chơi cho trẻ được làm ra cũng phong phú hơn, giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn. 3. Kết quả đạt được. Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tổ chức hoạt động góc của trẻ ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: * Đối với trẻ: 100% trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi ở các góc. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, chơi hòa đồng, nhường nhịn các bạn trong nhóm chơi. Sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_dong_go.doc