SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thị trấn Thắng

Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ; kích thích tính chủ động, tính tích cực sáng tạo của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội.
doc 22 trang skmamnon 24/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thị trấn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thị trấn Thắng

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thị trấn Thắng
 - Còn một số phụ huynh chưa quan tâm một cách triệt để và chưa dành thời gian 
để phối hợp với giáo viên trong việc cho trẻ hoạt động học tập vui chơi ở trường
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp: 
 Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế 
sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với 
hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập 
tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về 
vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung 
quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một 
trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo 
dục mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng 
một môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ; kích thích tính chủ 
động, tính tích cực sáng tạo của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát 
triển toàn diện cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào 
các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải 
nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có 
hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là 
môi trường vật chất và môi trường xã hội.
 Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” kết thúc giai 
đoạn 2016-2020, bắt đầu thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy 
trẻ làm trung tâm” giai đoạn mới 2021-2025, tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số giải 
pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Thị trấn Thắng, khắc phục một số hạn chế 
đang tồn tại trong quá trình thực hiện như: Môi trường cho trẻ hoạt động chưa 
thực sự phong phú, vẫn còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động 
chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả của các góc chơi, các mảng tường, đồ 
dùng đồ chơi, hỗ trợ kịp thời, đúng lúc cho trẻ trong quá trình thực hiện..... để 
thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, trẻ bộc lộ hết khả năng của bản thân. Chính vì 
vậy là một giáo viên đứng lớp tôi luôn suy nghĩ làm như thế nào để xây dựng 
 2 STT Tiêu chí khảo sát Khá Tỷ lệ 
 tốt %
 - Trẻ hứng thú, tích cực, bộc lộ hết khả năng khi tham 
 1 gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục cùng với 13/27 48,1
 cô giáo và các bạn.
 - Trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của 
 2 12/27 44,4
 mình, vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
 - Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với 
 3 13/27 48,1
 các bạn và môi trường xung quanh.
 - Trẻ có kỹ năng sử dụng học liệu và nguyên vật liệu sẵn 
 4 11/27 40,7
 có từ thiên nhiên
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
 Giải pháp 1: Đánh giá lại thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho lớp có 
hiệu quả.
 Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một phần quan 
trọng không thể thiếu của chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm 
trung tâm” là một chuyên đề được triển khai và đi vào thực hiện trong giai đoạn 
2016 – 2020 và những năm tiếp theo, do đó việc thiết lập và khai thác chúng 
như một phương tiện giáo dục hữu hiệu. Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng 
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của lớp, bản thân 
tôi là giáo viên đứng lớp và thực hiện chuyên đề, trước khi đi vào thực nghiệm, 
tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
của lớp 4-5 tuổi do tôi phụ trách về môi trường, cảnh quan chung và việc sắp 
xếp, trang trí, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của lớp.
 Từ kết quả đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những điểm làm được và 
chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm của lớp, từ đó tôi và giáo viên cùng đứng lớp thiết kế cách sắp xếp 
trang trí môi trường cụ thể cho lớp mình, đó là thiết lập môi trường giáo dục lấy 
 4 Đối với môi trường ngoài lớp học như: vị trí các chậu cây xanh, nơi bố trí 
góc thiên nhiên, khu vực sáng tạo, kỹ năng sống ...Tôi sắp xếp sao cho đẹp mắt, 
có tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động 
giáo dục của giáo viên, để vừa quan sát trẻ hoạt động và vừa bao quát được trẻ 
một cách tốt nhất.
 Hình ảnh môi trường ngoài lớp trước và sau khi áp dụng giải pháp 
 6 Ví dụ: Khi sang chủ đề Tết mùa xuân, sau khi tổ chức trò chuyện, xem 
một số hình ảnh về chủ đề trên máy vi tính cô cho trẻ vẽ, tô màu, cắt dán hoặc 
sưu tầm tranh ảnh về 1 số loại hoa đặc trưng của tết, các hoạt động đón tếtđể 
làm tranh chủ đề và trang trí các mảng tường. Một chủ đề không nhất thiết phải 
trang trí hoàn chỉnh ngay từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh 
nhỏ của chủ đề cho đến khi kết thúc chủ đề.
 Hình ảnh trẻ cùng cô quan sát, trò chuyện, chuẩn bị hình ảnh chủ đề mới
 Khi có đủ một số tranh, ảnh cần thiết để trang trí chủ đề, tôi cùng trẻ lựa 
chọn các loại tranh, hình ảnh để dán các mảng tường, tranh nào có thể treo để 
tạo không khí sinh động cho lớp học. Việc trang trí các hình ảnh trên tường, giáo 
 8 ranh giới phân góc vừa không che khuất tầm nhìn, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ 
hoạt động liên các góc. 
 Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số 
lượng đồ dùng đồ chơi trong góc. Ví dụ: Ở góc chơi phân vai – nếu bố trí 2 hoặc 
3 nhóm chơi như nhóm chơi bán hàng, nhóm chơi nấu ăn...thì diện tích phải 
rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với nhóm khác trong cùng góc chơi. 
 Hình ảnh minh họa cách sắp xếp các góc chơi
 Đồ chơi, đồ dùng ở các góc:
 Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với sự phát triển của trẻ, phù hợp 
với chủ đề và phù hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị 
 10 Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, các sản phẩm 
của trẻ làm cùng cô được trưng bày đó là một sự khích lệ, động viên trẻ phấn 
đấu trong mỗi hoạt động, tạo cho trẻ cảm nhận được “mỗi ngày đến lớp là một 
ngày vui”, làm cho trẻ thêm yêu trường, lớp. 
 Ví dụ: Trẻ cùng cô cắt, dán xốp, len để làm hoa đào, cành đào, cây quất 
theo sự tưởng tượng của trẻ để trưng bày trang trí chủ đề, hoặc mang các chai 
nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi. 
 Hình ảnh cô và trẻ cùng làm đồ chơi và trang trí chủ đề
Trưng bày – trang trí góc hoạt động: 
Việc bố trí, trưng bày các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp mục tiêu yêu 
cầu giáo dục của chủ đề. Khi triển khai chủ đề nào, môi trường các góc phải 
phản ánh được chủ đề đó. Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn 
đầu tiên giúp trẻ hứng thú trong quá trình hoạt động, vui chơi. 
 Ví dụ: - Chủ đề Tết mùa xuân: Góc phân vai: Có bánh chưng và nhiều loại 
bánh kẹo khác nhau, 1 số đồ dùng để chơi bán bánh kẹo ngày tết, bán đồ lưu 
niệm...
 - Góc sáng tạo: Tôi chuẩn bị, trưng bày nhiều loại nguyên vật liệu mở khác 
nhau: cành cây khô, các loại hột hạt, chiếu cói, mẹt, keo.... để trẻ thỏa sức sáng 
tạo ra những bức tranh về các loại hoa đặc trưng của ngày tết
 - Góc xây dựng: Gạch xây dựng, các loại cây, hoa, hàng rào trẻ có thể 
xây dựng chợ hoa ngày tết, vườn hoa mùa xuân, ....
 - Góc phân vai: Một số đồ chơi rau, củ, quả, bánh chưng để
 12 Góc học tập: Trang trí các hộp được làm bằng bìa, xốp gắn vào tường để 
những quyển sách với màu sắc hài hòa, hình ảnh ngộ nghĩnh do cô và trẻ tự làm, 
vừa cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, vừa kích thích sự tò mò của trẻ
 Hình ảnh trưng bày đồ chơi ở các góc
 * Hướng dẫn trẻ hoạt động
 Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các góc hoạt động, tôi luôn tạo 
điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi vì, 
một môi trường vật chất dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày 
cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào vì sợ phá hỏng bao công sức trưng bày thì 
môi trường đó giống như những ảo ảnh trong sa mạc không giúp ích được gì cho 
 14 gia hoạt động. Trẻ đã chủ động tìm kiếm, sử dụng nhiều nguyên vật liệu, cùng 
với sự hướng dẫn của cô đã bộc lộ hết khả năng của mình tạo ra nhiều góc, 
mảng tường trang trí mở, đẹp mắt. Từ đó tạo cho trẻ tâm thế thích đến trường 
hơn và tạo được sự gần gũi giữa cô và trẻ. 
 2. Môi trường bên ngoài lớp học.
 Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực 
trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính 
vì vậy mà cảnh quan môi trường ngoài lớp học là vô cùng cần thiết đối với quá 
trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp tôi và giáo viên cùng đứng lớp 
thiết kế và bố trí môi trường ngoài lớp học sao cho khoa học, hấp dẫn và có tác 
dụng giúp trẻ khám phá trải nghiệm hiệu quả. Môi trường bên ngoài lớp gồm có 
khu vui chơi sáng tạo, kỹ năng sống, góc thiên nhiên cho trẻ chăm sóc cây hoa, 
 tùy theo khuôn viên và diện tích để thiết kế sắp đặt sao cho phù hợp. 
 Khuôn viên bên ngoài của lớp đẹp và phong phú sẽ giúp cho trẻ được hoạt 
động tích cực. Do đó, tôi chú trọng sắp xếp các khu vực môi trường bên ngoài 
lớp học sao cho khoa học và an toàn. 
 Với môi trường này, bố trí khu vực chơi cho trẻ không những phải đảm bảo 
tính giáo dục, thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo phù hợp, an toàn cho trẻ. 
 Ngoài việc trang trí môi trường bên ngoài, tôi còn chuẩn bị những đồ dùng 
đồ chơi, nguyên vật liệu mở cho trẻ chơi và khám phá trải nghiệm.
 Ví dụ: Góc thiên nhiên: Tôi tận dụng 1 góc ngoài hiên lớp trang tí và trưng 
bày góc thiên nhiên với một số đồ dùng, dụng cụ chăm sóc cây được móc treo 
vào giá nhỏ trên tường. Trẻ vừa dễ thấy, vừa dễ lấy để chăm sóc cây...
 - Góc sáng tạo: Tôi bố trí, sắp xếp ở hiên trước của lớp học. Phía dưới tôi 
chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu mở để trẻ được tự lựa chọn và tạo ra sản 
phẩm theo trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trên mảng tường là nơi trưng bày 
những sản phẩm làm ra của trẻ, vừa tạo được không gian đẹp mắt, vừa để cả trẻ 
và phụ huynh thấy được sản phẩm do con em mình làm ra. Từ đó trẻ hứng thú 
đến lớp, chủ động, tự tin tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn; phụ 
 16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_xay_dung_moi_truon.doc