SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Như chúng ta đã biết: “Bậc mầm non là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo giáo dục quốc dân”. Trong giai đoạn này trẻ sẽ được tiếp thu những kiến thức, những hình ảnh xung quanh trẻ một cách dễ dàng qua các môn học: làm quen với toán, âm nhạc, khám phá khoa học, thể dục, làm quen văn học và tạo hình. Thực tế hiện nay một số trẻ năm nay mới đi học nên kỹ năng vận động của một số trẻ còn hạn chế trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động, thực hiện các kỹ năng vận động lúng túng, thể lực kém, khả năng chú ý chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” .
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRỂ 4 – 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy Quảng Bình, tháng 4 năm 2020 2 tuổi trong trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng của lớp mẫu giáo nhỡ. 2.1. Phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến: Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” áp dụng cho việc giảng dạy môn thể dục cho học sinh lớp mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non. Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rải hơn. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Được thành lập trong giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2000 - 2010. Mục tiêu quan trọng nhất của Giáo dục Lệ Thuỷ lúc đó “xoá bản trắng về giáo dục mầm non” . Điểm trường nơi tôi công tác là điểm khó khăn, do đó cơ sở vật chất còn tạm bợ. Học sinh trong lớp có nhiều độ tuổi khác nhau, các cháu chưa hề hay biết một từ tiếng Việt, chưa biết gọi cô giáo, bạn bè trong lớp, với trẻ mọi thứ đều sợ sệt và rất xa lạ, bỡ ngỡ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi. Các cấp lãnh đạo cũng luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ, tôi được tham dự các buổi kiến tập, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của ngành. Được sự động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu và của các giáo viên trong trường tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ tôi trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ được giao. Diện tích lớp học, sân trường đủ cho trẻ tham gia hoạt động. Có phòng học thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn, giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, yêu trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình. Bản thân tôi luôn tìm tòi những bài tập thể dục, các trò chơi vận động, học hỏi các cách tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức. * Khó khăn. Sự phát triền không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, giữa xương ống tay, ống chân, xương ngón tay, ngón chân đã dẫn đến sự thiếu cân đối như cao mà gầy. Các em rất lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận 4 Giáo dục thể chất trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: Trẻ khỏe mạnh, cân năng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục. Kiểm soát được vận động khi thay đổi hướng theo vật chuẩn. Phối hợp tốt vận động tay- mắt trong tung/ đập/ ném- bắt bóng; cắt giấy theo đường thẳng, tự cài cúc buộc dây giầy. Nhanh nhẹn khéo léo trong vận động chạy nhanh, bò theo đường dích dắc. Biết tên một số món ăn và ích lợi của ăn uống đủ chất. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt khi được nhắc nhở. Biết tránh một số vận dụng gây nguy hiểm, nơi an toàn. Vậy muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường thì ngay từ khi còn nhỏ cần có những nội dung cũng như phương pháp, biện pháp luyện tập cho trẻ phù hợp, để trẻ phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, cũng đang dạy độ tuổi này nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu 24 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ ghép 3-4, 4- 5 tuổi trong năm học 2019 - 2020. Căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” 2. Các giải pháp Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, từ bé đến lúc trưởng thành ai cũng giao tiếp và vận động, giao tiếp là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện nhân cách, chính vì lẽ đó mà môn thể dục trở thành môn học được xem là quan trọng trong nhà trường, vì nó giúp cho các cháu luyện tập và vui chơi giải trí đồng thời thể dục không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, vì thể dục không những giúp cho các cháu trong nhà trường mầm non mà còn giúp cho mọi người, mọi lứa tuổi trong xã hội. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất mầm non được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Chính vì vậy tôi đã đưa ra các giải pháp sau: * Giải pháp 1: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. - Nghiên cứu tài liệu chuyên môn và tham khảo các tài liệu liên quan Trước hết, đòi hỏi giáo viên nắm chắc đặc trưng bộ môn, chương trình của các lớp trong bậc học, chuẩn kiến thức kỹ năng và phương pháp cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó để vận dụng một cách linh hoạt nhưng đáp ứng yêu cầu đề ra. Thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về phát triển thể chất qua sách báo, mạng Internet, đặc biệt là những tài liệu nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh 6 trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Giáo dục thể chất mầm non là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. * Giải pháp 2: Khảo sát để nắm được tình hình thể trạng của từng trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, tìm hiểu nhận thức và khả năng của từng trẻ phối hợp cùng phụ huynh trao đổi về tình trạng sức khỏe của từng trẻ ở lớp, ở nhà. Từ đó thấy được những điểm mạnh điểm yếu của cá nhân trẻ để xây dựng đề tài phù hợp để phát triển thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Các đề tài cần tập luyện từ dễ đến khó, tập luyện với các vận động cơ bản: Đi, bò, chạy, nhảy, leo, trèo, trườn, bật. Vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp được vận động mắt - tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ. Phát triển các nhóm cơ xương: cơ tay, cơ lưng, cơ bụng Trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc: nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ: gậy, vòng, bóng, Ví dụ: Với bài tập vận động: “Bật liên tục về phía trước” Yêu cầu của bài tập là trẻ phải bật được liên tục về phía trước qua các ô, với những trẻ khá khi cô hướng dẫn trẻ sẽ tập dễ dàng, nhưng với một số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn cô động viên, khích lệ trẻ, trẻ nào thể lực kém cô cho trẻ thực hiện nhiều lần (số lần cách nhau không tập liên tục trẻ sẽ mệt mất sức) với tốc độ tăng dần để đạt được, yêu cầu kỹ năng vận động của bài tập. Bản thân đã nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ, cô gần gũi nên trẻ rất thoải mái trẻ thực hiện vận động trẻ tự nhiên, không bị gò bó hay áp đặt, trẻ hứng thú tham gia. Trẻ phát triển được các vận động tinh thô và các tố chất nhanh, bền, khéo cũng được phát triển. * Giải pháp 3: Giáo dục thể chất thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng + Thể dục sáng Thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Thể dục buổi sáng giúp trẻ có được sự sảng khoái cho cả ngày. Trước khi tập cô cùng trẻ trò chuyện về ích lợi tập thể dục sáng, cho trẻ biết được tập thể dục sáng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn - Khởi động: Tôi chọn các bài hát liên khúc cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, chạy: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm... dưới 8 + Phần 1: Đồng diễn diễn thể dục + Phần 2: Bé khỏe khéo + Phần 3: Trao giải Trong hoạt động học có thể đưa phần gây hứng thú vào bằng lồng ghép qua kể một đoạn truyện. VD: Kể một câu chuyện có tình tiết thỏ bị xa suống một hố sâu, nhiệm vụ của chúng mình bật qua một đoạn đường nhỏ để cứu thỏ gây hứng thú cho trẻ tò mò và muốn được tham gia. Trong vận động cơ bản “Bật xa 35- 40 cm”: Tôi cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua để trẻ hứng thú hơn khi tập. Trò chơi vận động nên chọn các bài tập phù hợp với tính chất của vận động cơ bản Ví dụ: Bật xa 35- 40 cm là vận động mang tính chất động nên khi chọn trò chơi vận động thì tôi chọn những trò chơi mang tính chất tĩnh như: truyền tin, ném bóng, ném vòng cổ chai Trong phần hồi tĩnh: tôi đã sử dụng một số bài hát, đoạn nhạc có giai điệu nhẹ nhàng như “Chim mẹ chim con” ở chủ điểm thế giới động vật, hay bài hát “cho con” trong chủ đề gia đìnhvới những động tác của chú chim non, chú gà ngộ nghĩnh đáng yêu. Trẻ rất hứng thú tham gia họat động, trẻ tự nhiên sôi nổi, các vận động phù hợp. Trên 93% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của bài tập. + Giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời, phát triển vận động có chủ đích ngoài trời. Những trò chơi trong hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non rất đa dạng, đó là những trò chơi hàng ngày trẻ được tham gia vận động, đơn giản dễ nhớ, dễ chơi. Ví dụ: Trò chơi “Kéo co”: tôi tổ chức như sau: Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi: Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch trước là thua cuộc. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe nhất đúng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi đây thừng và trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. Hay những trò chơi vận động khác phù hợp với các chủ đề khác nhau như: Chim sẻ và ô tô. Mèo đuổi chuột. Lộn cầu vồng. Thỏ tìm chuồng. Rồng rắn lên mây Trong trò chơi tất cả trẻ đều được tham gia chơi, đều bình đẳng như nhau, trẻ thích thú, chơi không biết mệt là gì, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, các mối quan hệ của trẻ 10 chơi để phát triển thể chất, với những trải nghiệm trên trẻ rất hứng thú và tích lũy được nhiều kỹ năng sống trong khi trải nghiệm thực tế. * Giải pháp 4: Kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ Trong tất cả các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng để đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình– giáo viên hết sức quan trọng. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, biết được tình hình: đặc điểm của từng trẻ, dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. VD. Huy động từ phụ huynh học hỗ trợ đồ dùng phế liệu, kinh phí, giúp đỡ về ngày công để giúp giáo viên trong thực hiện dạy trẻ phát triển thể chất. Trong các giờ đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề học tập sức khỏe của trẻ, đặc biệt với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Sự phối hợp chặt chẽ, với kết quả đạt được cuối năm như trên phụ hunh rất phấn khởi, đặc biệt là những phụ huynh có trẻ từ suy dinh dưỡng, thấp còi, lên bình thường. Chính từ kết quả này mà tôi đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa con tới lớp, tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. + Phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động lao động Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới: yêu lao động, quý trọng người lao động; giúp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện diễn ra thuận lợi Lao động của trẻ mẫu giáo gắn liền với trò chơi. Mối liên hệ qua lại này thể hiện ở các hình thức khác nhau: Hành động của trẻ thường nhằm mô tả quá trình lao động của người lớn, các yếu tố của hành động lao động được thể hiện trong trò chơi, hoạt động lao động phục vụ Khi trẻ tham gia lao động, động cơ thúc đẩy trẻ tích cực, tự giác thường do động cơ chơi chi phối: được làm bác cấp dưỡng bày bàn ăn, chia cơm canh cho các bạn; 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc