SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học

Ở trường mầm non, trẻ không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó, hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động này, trẻ thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá thế giới xung quanh, giúp nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát ...Như vậy, các hoạt động khám phá khoa học, những hoạt động trải nghiệm thực tế là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày,. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
doc 29 trang skmamnon 15/08/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá khoa học
 các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bên cạnh đó 
việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các hoạt động khám phá, trải nghiệm đơn 
giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú.
 Giáo viên chưa dành thời gian nghiên cứu sâu và tìm hiểu về môn học cho 
trẻ khám phá khoa học, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chưa linh 
hoạt, chưa sáng tạo và đôi khi còn ngại tổ chức các hoạt động cho trẻ trải 
nghiệm phức tạp, khó. Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ 
tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho 
trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi 
mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít 
có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. 
 Phụ huynh đa số chưa hiểu và chưa quan tâm đến nhu cầu khám phá khoa 
học của trẻ như thế nào, thường phó mặc việc dạy trẻ cho giáo viên và nhà 
trường.
 Vì tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình có thể giúp 
trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học,tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, 
nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất 
lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học” 
 2. Tên sáng kiến:
 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
khám phá khoa học” 
 3. Tác giả sáng kiến:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Nhớ Thương
 Địa chỉ: Trường Mầm non Đại Tự, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
 Số điện thoại: 0964844332; Email: nhothuong160791@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 Bản thân tự tiến hành nghiên cứu sáng kiến.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
 Lĩnh vực phát triển nhận thức; Chỉ ra thực trạng khi cho trẻ 4 - 5 tuổi khám 
phá khoa học ở trường mầm non. 
 Vấn đề sáng kiến cần giải quyết:“Một số giải pháp nâng cao chất lượngcho 
trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học” . 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng.
 - Ngày bắt đầu: 10/08/2017 
 - Ngày kết thúc: 28/02 /2018
 2 Tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với sự vật và hiện tượng 
xung quanh, trẻ sẵn sàng hoạt động với thiên nhiên, đồ dùng, đồ chơi, thích 
được giao tiếp với bạn bè và người xung quanh.
 Trẻ luôn luôn đặt ra câu hỏi vì sao? Tại sao? Cái đó là gì? Từ đâu có? khi 
quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh. Người lớn khó có thể trả lời hết 
các câu hỏi mà trẻ đặt ra.
 Nhận thức của trẻ đã đi vào chi tiết hơn trẻ nhà trẻ, trẻ không chỉ dựa vào 
những đặc điểm bên ngoài mà còn đi vào các đặc điểm bên trong.
 Nhận thức của trẻ thường mang tính không chủ định. Giáo viên cần giúp 
cho trẻ nhận thức có chủ định và trong quá trình nhận thức đó đòi hỏi phải có 
giáo dục trực quan.
 Quá trình nhận thức của trẻ càng có nhiều giác quan tham gia vào thì quá 
trình nhận thức đó càng đầy đủ và chính xác.
 Cần tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trực tiếp với sự vật, hiện tượng vào 
những thời điểm thích hợp: nhìn, sờ, nếm, ngửi sau đó dùng ngôn ngữ để khái 
quát lại những đặc điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
 Vì vậy, gia đình và nhà trường phải tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên 
tiếp xúc với thiên nhiên, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. 
Người lớn cần có thái độ đúng đối với những hành động của trẻ, cần thỏa mãn n 
nhu cầu khám phá của trẻ.
 7.1.5. Nội dung cho trẻ khám phá khoa học:
 Bao gồm các nội dung sau:
 a. Khám phá môi trường xã hội
 - Dạy trẻ biết mối quan hệ của những người thân trong gia đình, trường, lớp 
mẫu giáo, biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biết nghe lời và giúp đỡ 
mọi người.
 - Dạy trẻ tìm hiểu về Bác Hồ. Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu và 
mọi người.
 - Dạy trẻ biết 1 số công việc lao động của người thân và 1 số nghề nghiệp 
gần gũi.
 - Giới thiệu với trẻ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương, 
của đất nước.Tổ chức các ngày lễ.
 - Giới thiệu 1 vài dân tộc khác nhau trên đất nước.
 b. Đồ vật, thực vật
 Dạy trẻ biết tên gọi, công dụng và phân biệt được một số đồ dùng đồ chơi, 
cây cối, phương tiện giao thông qua những đặc điểm, dấu hiệu rõ nét, biết 
phân nhóm đồ vật theo một số dấu hiệu cho trước.
 c. Môi trường thiên nhiên
 - Tiếp tục dạy trẻ biết tên gọi, ích lợi và phân biệt một số cây, hoa, rau, quả, 
con vật phổ biến và đa dạng qua dấu hiệu đặc trưng.
 4 đó là nhờ có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các cấp ngành Giáo dục, đặc 
biệt là do sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
 Từ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc 
vận dụng khám phá khoa học vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, chất lượng 
toàn diện của nhà trường.
 7.2.2. Thực trạng của lớp:
 Qua quá trình thực hiện chương trình ở lớp tôi phụ trách bản thân tôi 
nhận thấy rằng lớp có những thực trang cụ thể như sau: 
 * Về cơ sở vật chất. 
 Cơ sở vật chất là một trang thiết bị hết sức cần thiết trong trường mầm 
non không thể thiếu được. Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết dạy như: bàn 
ghế, bảng tranh lô tô, mô hình, đèn chiếu. Vật mẫu cần phải đầy đủ cho cô và trẻ 
cùng hoạt động. Đồ dùng của trẻ phải đẹp, hấp dẫn phong phú sinh động nhằm 
kích thích sự hứng thú tò mò của trẻ. Tôi thường sử dụng vật thật, đồ vật hoặc 
tranh ảnh, mô hình, đèn chiếu sinh động cho tiết học. Dựa vào thực tế ở lớp, đầu 
năm học tôi chủ động kiểm kê tài sản, đồ dùng tận dụng được trong lớp học. 
Qua đó tôi nắm bắt được những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám 
phá khoa học của trẻ còn thiếu là các đồ dùng làm thí nghiệm. Tài liệu, sách báo 
về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn hạn chế.
 *Về giáo viên:
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo 
viên về phương pháp GDMN mới. 
 Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp 
huyện trong nhiều năm, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng 
dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. tìm tòi 
làm một số đồ dùng đồ chơi, phục vụ tiết dạy vào hoạt động của trẻ. 
 Bản thân tôi theo lớp ngay từ lớp mẫu giáo bé lên lớp mẫu giáo nhỡ nên 
nắm bắt được đặc điểm nhận thức cũng như tâm sinh lý của trẻ.
 Tuy nhiên, một số giáo viên trong trường chưa dành thời gian nghiên cứu 
sâu và tìm hiểu về môn học cho trẻ khám phá khoa học, việc đổi mới nội dung, 
phương pháp giáo dục chưa nhiệt tình, nhanh nhẹn, nhạy bén, sáng tạo và đôi 
khi còn ngại tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm phức tạp, khó, trong thực 
tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, 
đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ 
được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám 
 6 Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 1) phụ huynh đạt được các mức 
độ:
 STT Tiêu chí Số phụ huynh Tỉ lệ đạt
 phối hợp 
 1 Khả năng cộng tác phối hợp 14/23 60%
 Sự quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu 
 2 10/23 43%
 làm đồ dùng, đồ chơi
 Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ ở các tiêu chí nhìn 
chung còn thấp . Thấp nhất là khả năng suy luận của trẻ ( chỉ đạt 39%). Các tiêu 
chí còn lại đa số đều đạt dưới 50%. Sự quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu trong 
quá trình dạy và học của phụ huynh vẫn còn hạn chế ( Có 43% phụ huynh quan 
tâm). Từ thực trạng trên, để phát triển khả năng khám phá khoa học của trẻ 4-5 
tuổi lớp tôi phụ trách được tốt hơn nên tôi đã thực hiện một số biện pháp cụ thể 
như sau:
 7.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
khám phá khoa học” 
 Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục phát triển khám 
phá khoa học, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ 
thể cho năm học, cho từng chủ đề, từng tuần. Phải nắm vững chuyên môn, 
không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, phải 
thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo 
niềm tin đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, 
trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Để giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa 
học thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:
 *Giải pháp 1. Tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ KPKH:
 Muốn thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, điều đầu tiên phải có CSVC 
đầy đủ như: Máy vi tính cùng với các phần mềm giáo dục, máy in, đồ dùng, đồ 
chơi, mạng intenet. Để đáp ứng yêu cầu đó tôi đã tham mưu với ban giám 
hiệu nhà trường đầu tư CSVC, trang thiết bị máy vi tính, máy chiếu đa năng 
tăng cường làm và sưu tầm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động tại nhóm, lớp 
nhất là những đồ dùng đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu sẵn có từ phế thải ở 
địa phương như làm con giống từ những cái chai, lọ., đồng thời vận động phụ 
huynh ủng hộ vật chất để mua máy in, ti vi, đầu video...tạo điều kiện để giáo 
viên có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm tốt nhiệm vụ được 
giao.
 8 - Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật thật, đồ vật và 
 những sự vật hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác 
 quan một cách thích hợp.
 - Cho trẻ xem xét những nét giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện 
tượng.
 - Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung 
quanh.
 - Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến 
của mình.
 - Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và 
phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến MTXQ.
 - Sử dụng những câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát triển suy nghĩ.
 - Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ bản thân 
vì đó có thể là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
 - Tạo môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với các ĐD – ĐC, các 
nguyên vật liệu khác nhau.
 - Trò chuyện, thảo luận về nội dung cần hoạt động.
 - Xem tranh, ảnh, băng hình về nội dung hoạt động.
 - Kể chuyện, đọc thơ, câu đố liên quan đến nội dung hoạt động.
 - Làm album ảnh, sách tranh
 - Tham quan, trải nghiệm, trò chuyện với những nhân vật quan trọng ( nếu 
 có điều kiện).
 *Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
khám phá khoa học
 Để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học, 
điều đầu tiên đối với giáo viên là phải x©y dùng kÕ ho¹ch vì x©y dùng kÕ ho¹ch 
lµ kh©u quan träng, gãp phÇn rÊt lín vµo viÖc thùc hiÖn nhiÖm vô n¨m häc ®¹t 
kÕt qu¶ .Mét kÕ ho¹ch khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi hîp lý 
khoa häc sÏ gióp cho ng­êi thùc hiÖn dÔ dµng vµ thu ®­îc kÕt qu¶ cao. Ngay tõ 
®Çu n¨m häc ®­îc sù ph©n c«ng cña ban gi¸m hiÖu t«i ®· tËp trung x©y dùng kÕ 
ho¹ch khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, cô thÓ hãa tõng chñ ®Ò 
,tõng tuÇn víi ®Çy ®ñ néi dung, biÖn ph¸p thùc hiÖn, thêi gian, ng­êi thùc hiÖn, 
chọn nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ và tình hình của lớp.. Khi kÕ 
ho¹ch ®· x©y dùng, ban gi¸m hiÖu duyÖt vµ ®­îc triÓn khai hàng ngày cho trẻ 
tại lớp, cã sù ®¸nh gi¸ rót kinh nghiÖm sau mçi giai ®o¹n ®Ó bæ sung c¸c néi 
dung míi cho phï hîp ®Ó thùc hiÖn cã hiÖu qu¶.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_4.doc