SKKN Một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thông qua một số hoạt động tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng
Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Vì vậy, đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, đặc biệt là đồ chơi sáng tạo vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi là những phượng tiện không thể thiếu ở trường mầm non. Với trẻ ở lứa tuổi này, đồ dùng đồ chơi là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ được giải trí, thoải mái tinh thần…. qua đó sẽ kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ. Từ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thông qua một số hoạt động tại trường mầm non Thị trấn Thắng”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thông qua một số hoạt động tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thông qua một số hoạt động tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng

2 Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. - Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Vì vậy, đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, đặc biệt là đồ chơi sáng tạo vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi. - Đồ dùng đồ chơi là những phượng tiện không thể thiếu ở trường mầm non. Với trẻ ở lứa tuổi này, đồ dùng đồ chơi là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ được giải trí, thoải mái tinh thần. qua đó sẽ kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ. Từ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thông qua một số hoạt động tại trường mầm non Thị trấn Thắng”. 6. Mục đích của giải pháp Nhằm tìm ra một số giải pháp mới trong việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ một số hoạt động của trẻ. - Giúp trẻ hứng thú hơn vào các hoạt động học và hoạt động vui chơi ở trường mầm non. - Giúp giáo viên có kỹ năng tốt trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. - Giúp các bậc cha mẹ học sinh hiểu hơn về tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ mầm non, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi tự tạo. 7. Nội dung: 7.1. Bảng khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng giải pháp: Trên thực tế tôi đã tiến hành khảo sát trên 25 trẻ: STT Nội dung Số trẻ Khảo sát đầu năm Số trẻ đạt Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 25 15/25 60% 2 Trẻ chú ý vào nội dung hoạt động. 25 16/25 64% 3 Trẻ tích cực hoạt động, trải nghiệm 25 14/25 56% với đồ chơi. 4 Nguyên vật liệu STT Tên chủ đề Tên đồ dùng đồ chơi chuẩn bị lợn, thỏ, bướm, tranh chén, chai dầu gội, truyện, khung cảnh truyện, muỗng sữa chua, thìa mũ con vật. sữa chua, lõi giấy, bìa cát tông Vải, bìa, giấy, vỏ hộp 6 Tết- Mùa xuân 1 số loại hoa, cây sữa chua Cây xanh, hoa, cỏ, cây ăn Vải vụn, lõi gối cũ, 7 Thực vật quả, rau, củ, kim chỉ, xốp, keo Thùng giấy, nỉ, giấy Xe ô tô, xe đạp, tàu, vụn, tăm tre, que kem, thuyền, đèn tín hiệu giao 8 Giao thông giấy bìa cứng, ống thông, vạch kẽ đường, biển hút, nắp chai, vải dạ, báo. xốp Vải vụn, len, que Ô, áo mưa, phao bơi, bộ rối kem, túi nhựa, bóng Nước- hiện tượng 9 bóng, áo tắm kính, bút dạ, giấy tự nhiên bóng các màu, dây thép, hồ dán Quê hương – Đất Que kem, lõi giấy vệ 10 Nhà sàn, hoa sen, nước - Bác Hồ sinh, đĩa nhạc, Những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho chủ đề sau thực hiện tốt hơn. Giải pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo trong một số hoạt động. Sau khi đã lập kế hoạch cho từng chủ đề và có đầy đủ nguyên vật liệu tôi bắt tay ngay vào thực hiện làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ khi ở trường, cụ thể như sau: a. Trong hoạt động học của trẻ - Trong chương trình giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu thông qua việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Đối với trẻ mọi hoạt động đều là chơi. Chính vì vậy, đối với các hoạt động học của trẻ, nếu không có đủ đồ chơi cho trẻ hoạt động thì trẻ sẽ không có hứng thú tham gia vào các hoạt động, dẫn đến kết quả giờ học không đạt mục tiêu đề ra và ngược lại. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ sẽ chọn những nguyên vật liệu gì? Tạo ra những đồ chơi gì? Để phục vụ hoạt động cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. 6 Hay trong những giờ kể chuyện nếu kể đơn thuần, hoặc cho trẻ xem video đã có sẵn sẽ rất nhàm chán, trẻ sẽ không hứng thú vì vậy khi kể lần 3 tôi đã làm rối bóng hoặc rối tay, trẻ vừa được nghe cô kể chuyện, vừa được quan sát hình ảnh một cách độc đáo nhất. + Với tiết kể chuyện “ Nàng tiên mưa” trong chủ điểm nước và một số hiện tượng tự nhiên tôi đã làm và sử dụng rối bóng để kể lần 3 cho trẻ. Cách làm như sau: ● Chuẩn bị: Tờ bóng kính trong, giấy bóng các màu, bút dạ, dây thép, hồ dán, giấy Ao, khung rối, đèn led. ● Cách làm: Tôi đã sử dụng bút dạ vẽ hình ảnh các nhân vật vào tờ bóng kính trong và giấy bóng màu. Sau đó dùng hồ dán dán giấy bóng màu theo từng nhân vật rồi gắn vào dây thép. Ngoài ra phần phía dưới tôi dùng tờ giấy Ao để vẽ hình ảnh tượng trưng cho câu chuyện. 8 (Hình ảnh trẻ hát và sử dụng những chiếc đàn trong hoạt động âm nhạc) + Với tiết học vận động theo tiết tấu chậm “ Cả nhà thương nhau” chủ điểm gia đình. • Chuẩn bị: Thanh tre, lon bia, hộp sữa, vợt muỗi, vỏ sữa chua, mo cau, ống chỉ đã hết. • Cách làm: Từ những ống tre tôi đã trẻ ra thành những thanh nhỏ, vót sẵn, sơn màu đẹp tạo thành những phách, vợt muỗi hỏng làm đàn, hộp sữa bột đẫ hết dùng giấy dạ dán sau đó trang trí tạo thành chiếc trống cơm, lon bia cắt đôi sau đó cho sỏi vào trong gắn lại trang trí tạo thành xúc sắc Qua sử dụng những đồ dùng đó trẻ rất thích khi cầm và sử dụng trong giờ học, mỗi dụng cụ tạo ra âm thanh khác nhau. Từ đó trẻ hứng thú và thể hiện cảm xúc của mình qua các giai điệu giúp trẻ phát triển những tình cảm cảm xúc ở trẻ. Dụng cụ âm nhạc làm từ các nguyên Hình ảnh trẻ sử dụng đồ dùng vật liệu phế thải âm nhạc + Hay trong tiết học dạy hát: “Đố bạn” trong chủ điểm thế giới động vật. Trẻ sử dụng mic làm từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng. 10 Qua việc sử dùng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động học giúp trẻ tích cực, hứng thú hơn khi tham gia và đạt hiệu quả cao trong các giờ học. Ví dụ: Với tiết học “bò chui qua cổng” trong chủ điểm gia đình tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu như: Lốp xe, xi măng, vải vụn, hộp sữađể tạo ra những chiếc cổng chui cho trẻ hoạt động. ( Hình ảnh trẻ học giờ thể dục” Bò chui qua cổng” ) Trong giờ học ngoài sử dụng cổng theo thông tư, trẻ đã được trải nghiệm với đồ chơi cô tạo ra đó là công chui làm từ lốp xe. Từ đó tiết học trở nên sôi động hơn với những đồ chơi sáng tạo. * Với giờ làm quen với toán. Đối với trẻ mầm non tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình tượng nên việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong giảng dạy cho trẻ là hết sức quan 12 - Cách làm + Bước 1: Vẽ các con vật, hoặc quả muốn làm lên giấy để làm mẫu, kích thước khoảng 10-12cm. + Bước 2: Ghim các mẫu đã vẽ trên giấy vào tấm vải dạ và cắt theo số lượng. + Bước 3: Dùng kim chỉ hoặc máy may cố định các phần của con vật, các loại quả lại với nhau, để hở lại 1 phần để nhồi bông. + Bước 4: Dùng bông trong lõi gối đã cũ nhồi vào phần bên trong con vật, quả sau đó dùng kim khâu lại cho kín. + Bước 5: Hoàn thiện dán các phần còn lại như mắt cho con vật, lá , cuống cho các loại quả - Làm các chi tiết phụ như: Cây xanh, mô đá, cỏ cây, rong rêu, sỏi cuội.... - Công dụng: Bộ đồ dùng thế giới động vật và thế giới thực vật được sử dụng trong chủ đề động vật và thực vật, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động góc. (Hình ảnh các loại quả và các các con vật được làm từ vải dạ) 14 Ví dụ: Với những đồ dùng đó trong giờ hoạt động góc trẻ được chơi với đồ chơi. Qua các giờ hoạt động trẻ rất hứng thú tham gia, được vui chơi với những đồ chơi sáng tạo khi cô tạo ra, vừa đẹp mắt lại sinh động. ( Hình ảnh trẻ chơi góc phân vai, góc xây dựng sd các đồ chơi từ phế thải) Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi ở hoạt động góc thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ giữa người với người. Từ đó giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Hay ở góc khám phá: Hình ảnh sử dụng những que kem bỏ đi để tạo nên trò chơi kích thích trí tuệ trẻ phát triển. 16 trẻ, tôi gợi mở trẻ chơi theo ý thích bằng nhiều hình thức khác nhau, trẻ có thể chơi đồ chơi ở các góc hoặc chơi trò chơi vận động ngoài hành lang, trò chơi dân gian như ô ăn quan, cờ lúa ngô Bàn cờ lúa ngô, hoặc bảng chơi ô ăn quan tôi tận dụng từ những tấm bìa, cánh tủ đã cũ, vệ sinh sạch sẽ sau đó dùng đề cán dán những ô vào để trẻ chơi. * Trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản. Khi hoạt động với những đồ chơi sáng tạo từ những nguyên vật liệu thiên nhiên do cô và trẻ cùng làm ra trẻ sẽ thích thú tham gia vào các hoạt động. Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững, quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi mầm non đó. Vì vậy, tôi cũng không quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện của những món đồ dùng đồ chơi tự tạo. Làm một món đồ dùng đồ chơi ít thời gian tuy trông không được cầu kỳ đẹp mắt nhưng trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm. ( Hình ảnh cô cùng trẻ làm đồ chơi) 18 Bên cạnh đó qua các cuộc thi đồ dùng đồ chơi do nhà trường tổ chức cũng được phụ huynh quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình. Chính vì vậy đã được nhà trường đánh giá cao và đạt giải trong cuộc thi. Ngoài việc tuyên truyền về đồ chơi, trò chơi truyền thống, đồ chơi tự tạo là loại đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu đơn giản, dư thừa mà ở bất cứ đâu cũng có. Phụ huynh có thể dễ dàng tự làm cho con và hướng dẫn con cùng chơi. Đây là một quá trình sáng tạo cần thiết, tập cho trẻ nhiều kỹ năng tự mình có thể làm và sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơi mà học. Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, và nguồn nguyên liệu này rất phong phú, có nhiều nguyên vật liệu là phế thải từ đặc thù nghành nghề của phụ huynh, mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc làm các đồ dùng đồ chơi từ các vật liệu phế thải để cho con chơi. Ngoài ra, tôi còn gửi 1 số video hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm dễ tìm, sau đó gửi qua nhóm zalo của lớp để phụ huynh tham khảo trong những ngày nghỉ hoặc lúc rảnh dỗi để cùng con làm những đồ dùng đồ chơi đó.
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_lam_do_dung_do_choi_sang_tao_de_tao_hu.docx