SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học ở Trường Mầm non Hoa Thủy

Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên, khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học.
doc 13 trang skmamnon 10/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học ở Trường Mầm non Hoa Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học ở Trường Mầm non Hoa Thủy

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học ở Trường Mầm non Hoa Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI CẢM THỤ 
 TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON”
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2022
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân 
ái cho trẻ. 
 Tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển về thẩm mỹ thông qua những từ ngữ, 
hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong 
cuộc sống xung quanh mình.
 Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với 
văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy 
việc cho trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi 
mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
 Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi 
mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm 
văn học ở trường mầm non” được thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 
mầm non, và cả lớp tôi đang phụ trách giảng dạy.
 2. NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 Năm học 2021-2022 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 
4-5 tuổi với số lượng 28 cháu. Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen 
và cảm thụ tác phẩm văn học, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao 
các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, đã chú trọng nhiều 
đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức 
đa dạng và phong phú. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đưa các nội dung để giúp trẻ 4-5 tuổi 
cảm thụ tác phẩm văn học, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn 
sau:
 a.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của lãnh đạo Phòng Giáo dục và 
Ban giám hiệu nhà trường cũng như sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất 
khá đầy đủ và khang trang của Đảng ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự 
ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã 
đóng góp rất lớn về vật chất cũng như tinh thần.
 Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt học 
chuyên đề, tổ chức dự giờ góp ý và hội thảo cho chị em đồng nghiệp học tập và rút 
kinh nghiệm về chuyên đề làm quen văn học.
 Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất đầy đủ, có máy tính, 
ti vi, trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ khang trang phục vụ cho chuyên đề làm quen 
văn học đầy đủ đảm bảo khoa học.
 Hai giáo viên chúng tôi đứng lớp thật sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công 
tác, có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non, hiếu biết về chuyên ngành và 
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường Mầm non nơi tôi đang công tác được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức 
độ 1, trường khang trang rộng rãi là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và 
trẻ. Trước những khó khăn như vậy, tôi cảm thấy rất băn khoăn và suy nghĩ xem 
phải dạy trẻ như thế nào, bằng cách nào để tất cả trẻ lớp tôi biết mạnh dạn tự tin đọc 
thơ, kể chuyện lưu loát hơn. Từ những suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải 
pháp nhằm như sau:
 2.2.1Giải pháp 1: Lập kế hoạch để khảo sát khả năng cảm thụ văn học của 
trẻ trên tiết học.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lí của 
trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác 
phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng dạy tôi 
khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu 
chuyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn, sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung 
câu chuyện, bài thơ. 
 Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học còn 
hạn chế như: Trường Sinh, Hoàng Long, Thiên Phú...Qua đó tôi thường xuyên cho trẻ 
tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp 
trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ.
 2.2.2.Giải pháp 2: Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
 Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, 
chuyên đề bồi dưỡng, thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện để đúc 
rút kinh nghiệm cho bản thân. 
 Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học thì người giáo viên phải 
luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần.Xác định rõ mục đích yêu cầu của tác 
phẩm và phải thuộc tác phẩm; giáo viên đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt 
truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng cảm 
thụ tác phẩm văn học của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút được sự chú ý của trẻ bằng 
giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân 
vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được tham gia vào câu chuyện.
 Ví dụ: Cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô 
vừa kể, đọc.
 2.2.3 Giải pháp 3: Phương pháp giảng dạy.
 Song song, với việc nghiên cứu tài liệu tôi luôn tìm tòi học hỏi những phương 
pháp giảng dạy mới và phù hợp với trẻ.
 Để trẻ có thể phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học chúng ta cần 
phải có những phương pháp nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện với trẻ. Tôi luôn 
tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với những tác 
phẩm văn học mọi lúc mọi nơi. Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý 
nhiều hơn đến lĩnh vực mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động 
thì phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất.
 Muốn đạt kết quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học giáo viên 
cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự cúa ý của 
trẻ. Giáo viên nên áp dụng bài giảng điện tử trên máy vi tính vào hoạt động cho trẻ 
làm quen tác phẩm văn học. Các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc 
phù hợp sẽ gây sự hứng thú cho trẻ. Có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, 
câu chuyện thành đoạn phim ngắn như thế rất thu hút và tạo hứng thú hơn cho trẻ. các câu chuyện...dần dần trẻ có thể xem tranh và tự đọc câu chuyện. Tất nhiên có thể 
lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội 
dung câu chuyện mà trẻ tri giác.
 2.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức cho trẻ làm quen với thơ qua hoạt động ngoài 
trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do.
 Trẻ không thể lĩnh hội ngay một tác phẩm văn học qua một tiết học, vì vậy để 
cho tiết học đạt kết quả cao giáo viên cần linh hoạt lòng ghép vào các hoạt động 
ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do để khắc 
sâu hơn bài học cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể 
cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, hay ôn lại tác phẩm đó, rèn luyện cho trẻ có thói 
quen trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ được một tác phẩm lâu hơn.
 Ví dụ: Trong giờ trò chuyện sáng, cô có thể trò chuyện với trẻ về bài thơ sẽ 
được học vào tuần này, hoặc ngày hôm nay, hoặc hỏi trẻ về bài thơ trẻ được học của 
ngày hôm trước, hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ, những trẻ yếu thì cô 
gợi ý để trẻ trả lời trọn câu hơn. 
 Hay trong hoạt động ngoài trời cô cho trẻ làm quen bài thơ mới, qua đó trẻ cảm 
nhận được bài thơ, lời thơ, hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú 
vào bài học ở hoạt động chung, hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài trời, 
bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ và 
đọc thơ theo yêu cầu của cô, trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm hơn, thể hiện được 
điệu bộ của bài thơ, giúp trẻ tự tin hơn, tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý đến khả 
năng thể hiện bài thơ của trẻ, nhịp điệu bài thơ trẻ đọc, sự nhấn nhá hay ngắt nhịp của 
trẻ, giọng thơ của trẻ và khả năng phát âm các từ khó.
 Trong hoạt động chiều cũng có thể ôn thơ hay làm quen bài thơ mới, việc ôn 
lại bài thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh, việc này 
giúp trẻ nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời giúp trẻ có thể nhớ về nội dung bài 
thơ, tình tiết của bài thơ, điều này rèn khả năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn trẻ có 
thể nhìn tranh và sáng tạo ra thơ ở độ tuổi tiếp theo. Và ở hoạt động chiều giáo viên 
có thể rèn luyện khả năng đọc thơ đúng cho trẻ như phát âm, ngữ điệu thơ, hay thể 
hiện cảm xúc của bài thơgiúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng 
diễn đạt của trẻ trôi chảy hơn, giao tiếp tự tin hơn, trẻ bớt đi tình nhút nhát của độ 
tuổi này, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ.
 Củng qua các hoạt động ôn hay làm quen ở hoạt động ngoài trời, hoạt động 
chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do giáo viên giáo giáo dục cho trẻ 
những điều hay lẽ phải, lễ phép với người khác, yêu quý mọi người và biết ơn điều 
tốt mà người khác làm ra, tránh những thói hư tật xấu, biết giúp đỡ người 
khác..giúp trẻ trở nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, trở thành người tốt, 
sống có ích.
 Ví dụ: Trong bài thơ “ Cô và mẹ ” 
 Hôm nay các con học bài thơ gì? Do ai sáng tác?
 Trong bài thơ “Cô và mẹ” nói về điều gì?
 Đến lớp các con được cô giáo chăm sóc như thế nào? (Cô giáo cho học, chơi, 
ăn, ngủ, cô hướng dẫn lau mặt rửa tay,).Từ bài thơ đó, cô giáo dục trẻ, qua đó trẻ 
biết được công việc của cô, sự vất vả của cô và yêu quý cô hơn, biết vâng lời cô giáo 
mình.
 2.2.6. Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ. Trẻ ngoan hơn, hứng thú vào giờ học, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc 
sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, biết yêu quê hương, đất nước, yêu 
ông bà cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè. 
 * Đối với phụ huynh:
 Sau thời gian kiên trì thực hiện theo phương pháp của bản thân đã đem lại cho 
tôi một kết quả khả quan. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo dục 
với giáo viên tăng đáng kể (100% phụ huynh). Các bậc phụ huynh có những chuyển 
biến rõ rệt và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến con em mình.
 Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ huynh đã 
nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia đình, mua sách 
báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe, dạy con đọc những bài ca 
dao, đồng dao... Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt và hứng thú 
hơn khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ.
 Qua 8 tháng sau khi áp dụng “Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
cảm thụ tác phẩm văn học ở trường mầm non” tôi thấy lớp tôi có những chuyển 
biến rõ rệt với kết quả đạt được như sau:
 Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm
 TT NỘI DUNG Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số 
 Số trẻ Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ %
 % % % trẻ
 Trẻ nhớ tên 27/28 96,4% 1/28 3,6%
 1 bài thơ, câu 20/28 71,4 8/28 28,6
 chuyện
 Trẻ hiểu nội 26/28 92,9% 2/28 7,17%
 2 dung bài thơ, 19/28 67,8 8/28 31,2
 câu chuyện
 Trẻ đọc thuộc 27/28 96,4% 1/28 3,6%
 3 bài thơ và biết 19/28 67,8 8/28 31,2
 đọc diễn cảm
 Trẻ nhớ tên 26/28 92,9% 2/28 7,1%
 trình tự các 
 4 19/28 67,8 8/28 31,2
 nhân vật trong 
 câu chuyện
 Trẻ hứng thú 27/28 96,4% 1/28 3,6%
 5 tham gia hoạt 19/28 67,8 8/28 31,2
 động tích cực
 3. PHẦN KẾT LUẬN.
 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học ở trường mầm non”; tôi nhận thấy ở trẻ có sự 
chuyển biến rõ rệt, số cháu nhận thức được môn học này đạt 92 - 95%, trẻ thông minh 
sáng tạo hơn khi học các tiết văn học, trẻ thích đóng kịch, thích đọc thơ, kể chuyện, 
biết kể chuyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. Biết 
cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_cam_thu_tac.doc